Thực Trạng Nguồn Nhân Lực Việt Nam Năm 2020 Và Dự Báo Trong ...

Mục lục

Hiện nay, Việt Nam đang nằm trong thời kỳ “dân số vàng” với rất nhiều lợi thế. Tuy nhiên, muốn phát triển bền vững cần phải giải quyết những hạn chế bất cập của nguồn nhân lực Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ tổng kết về thực trạng nguồn nhân lực Việt Nam năm 2020 và dự báo trong năm 2021.

> Vì sao công nghiệp nặng đóng vai trò chủ đạo nền kinh tế?

> TOP 5 khu công nghiệp Việt Nam lớn nhất 2020, được DN tin tưởng

> 4 Điều kiện mở xưởng cơ khí quan trọng DN cần nắm

Tổng kết thực trạng nguồn nhân lực nửa đầu năm 2020

1. Sự chuyển dịch sử dụng nhóm lao động

Trong năm 2020, lao động ở Việt Nam tiếp tục tăng trưởng. Trong đó là sự chuyển dịch từ sử dụng nhóm lao động đơn giản sang nhóm có trình độ cao. Đây là sự chuyển dịch tích cực và tất yếu theo xu thế phát triển kinh tế.

Theo thống kê của FALMI, trong số 110.172 lượt người có nhu cầu tìm việc trong năm 2020 có đến 94,78% lao động qua đào tạo. Trong đó, đại học trở lên chiếm 66,57%, cao đẳng chiếm 15,82% và trung cấp chỉ chiếm 6,72%. Các tỷ lệ này tập trung chủ yếu ở các ngành: tài chính - ngân hàng, kế kiểm toán, CNTT, QTKD, quản lý điều hành và marketing – quan hệ công chúng. Nhu cầu tìm việc ở lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn. Cụ thể tỉ lệ là 5,22%, sơ cấp nghề - công nhân kỹ thuật với 5,67%.

2. Trình độ nguồn nhân lực vẫn còn hạn chế

Tuy phát triển nhanh nhưng chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế. Lao động có tay nghề cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và hội nhập. Ở các công ty, nhà xưởng cơ khí, những vị trí đòi hỏi kỹ thuật cao vẫn thường do lao động nước ngoài đảm nhận. Không chỉ vậy, khoảng cách giữa giáo dục nghề nghiệp và nhu cầu của thị trường vẫn còn rất lớn. Hằng năm có hàng hàng ngàn sinh viên tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên các doanh nghiệp vẫn trong tình trạng khan hiếm lao động ở nhiều vị trí.

Kết quả hình ảnh cho trình độ nhân lực

Biểu đồ về trình độ nguồn nhân lực Việt Nam

Ngân hàng Thế giới đánh giá trình độ ngoại ngữ của nguồn nhân lực Việt Nam chưa cao. Vì thế Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong quá trình hội nhập. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

Dự báo về nguồn nhân lực Việt Nam năm 2021

Theo đánh giá của các chuyên gia, trong năm 2021, thị trường lao động sẽ tiếp tục phát triển tích cực theo hướng chất lượng cao.

FALMI đã đưa ra con số dự báo về thị trường lao động Việt Nam năm 2021. Theo đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 79,17%, nhu cầu nhân lực có trình độ sơ cấp nghề - CNKT lành nghề chiếm 22,77%. Trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 19,93%, cao đẳng chiếm 15,80%, đại học trở lên chiếm 20,67%. Theo đó, lao động giản đơn và lao động phổ thông đang có xu hướng giảm rất sâu. Vì thế đến một lúc nào đó, ngay cả lực lượng lao động phổ thông cũng phải qua đào tạo.

Với xu hướng mới, năm 2021 thị trường lao động sẽ phát triển các ngành tích hợp công nghệ cao. Cụ thể là các ngành công nghiệp, dịch vụ kỹ thuật, an ninh mạng, an toàn thông tin, TMĐT,... Đây cũng chính là điểm nổi bật trong những năm tới đây.

Như vậy, với những chuyển biến tích cực của nguồn nhân lực Việt Nam, Việt Nam kỳ vọng có những bước đột phá mới. Đây cũng là cơ sở nền tảng cho các nhà đầu tư xây dựng nhà xưởng phù hợp.

Các chủ đề khác được quan tâm:

Nhà xưởng khu công nghiệp - Khu công nghiệp Việt Nam - Nhà xưởng tiêu chuẩn - Giá thuê nhà xưởng khu công nghiệp - Cho thuê nhà xưởng 1000m2 - Nhà xưởng công nghiệp - Thuê xưởng may

Sản xuất hiệu quả với thuê xưởng sản xuất tại Kizuna!

Từ khóa » Nguồn Nhân Lực O Viet Nam