Bàn Về Nạp âm, Ngũ Hành Bản Mệnh - Phong Thủy Nguyễn Hoàng

Mệnh của một người còn gọi là nạp âm, chính là nạp ngũ âm trong nhạc cổ Trung Hoa gồm Thương, Giốc, Vũ, Chủy, Cung. Năm loại âm luật này ứng với ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Từ đời nhà Minh, ông Vạn Dân Anh đã viết: “Ngày xưa, Hoàng Đế ghép can chi thành 60 cặp, gọi là Hoa Giáp Tý. Địa chi từ Tý đến Hợi có 12 cung, đều có thuộc tính Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ riêng biệt. Năm nguyên tố này trên trời gọi là ngũ tinh (năm ngôi sao), dưới đất là ngũ nhạc (năm ngọn núi), ở đức là ngũ thường, trong cơ thể người là ngũ tạng, đối với vận mệnh con người là ngũ hành. Cho nên thánh nhân gán cho Giáp Tý ý nghĩa nhất định, dùng để ví với sự cát hung phú quý.

Tại sao lại như vậy?

Tý Sửu ví với âm dương còn đang thai nghén, con người đang phát triển trong bào thai, sự vật ẩn tàng, chưa lộ; Dần Mão ví với âm dương dần hình thành, con người dần sinh trưởng, sự vật cũng ôm nụ muốn bung nở, con người có thể nói là bắt đầu trưởng thành; Thìn Tỵ ví với âm dương đã hiển lộ, sự vật đã hoàn toàn trưởng thành, giống như con người đến năm sáu mươi tuổi, giàu sang hay nghèo hèn đã có thể biết, hưng suy của mọi sự vật cũng rõ ràng; Thân Dậu ví với khí âm dương yếu dần, sự vật đã qua thời kỳ chín muồi, con người bắt đầu già yếu, bước vào giai đoạn suy vi; Tuất Hợi ví với khí âm dương đã tắt tuyệt, sự vật thu mình lại, con người bắt đầu chết, chỉ còn lại cái tiếng mà thôi. Biết được ý nghĩa của 12 cung này cũng không khó hiểu ý nghĩa của 60 Giáp Tý được cấu thành.

Giáp Tý, Ất Sửu tại sao lại được ví với Hải Trung Kim (Kim dưới biển)? Vì khí âm dương của chúng còn ẩn chưa lộ, chỉ nghe thấy tên chứ chưa thấy hình, giống như người ở trong bụng mẹ; khí âm dương của Nhâm Dần Quý Mão còn yếu, hình thể còn mỏng manh, nên gọi là Kim Bạc Kim (Kim mỏng manh);

Canh Thìn Tân Tỵ ở trong vị trí của Hỏa Thổ, khí âm dương sắp sinh thành, nhưng Kim được dưỡng dục trong mỏ dưới đất, lại được nhuốm màu trắng của phương tây nên gọi là Bạch Lạp Kim; khí âm dương của Giáp Ngọ, Ất Mùi đã sinh thành, chất đã cứng.

Kim ở trong cát nhưng lại không phải là cát, được tôi rèn trong lửa, nên gọi là Sa Trung Kim; khí âm dương của Nhâm Thân Quý Dậu rất cường thịnh, hẳn đã là thời khắc hiển lộ. Thân Dậu là chính vị của Kim, thiên can lại là Nhâm Quý, chính là lúc sắc bén, nên ví chúng với Kiếm Phong Kim (Kim kiếm sắc); đến Tuất Hợi, khí Kim bắt đầu ẩn tàng, hình thể đã phá tàn, chỉ có thể dùng để làm ít đồ trang sức, ẩn trong khuê các cứ không có tác dụng gì lớn, nên Canh Tuất – Tân Hợi được gọi là Thoa Xuyến Kim (Kim trâm cài). Nhâm Tý – Quý Sửu tại sao lại ví với Tang Thạch Mộc? Hẳn là ví khí Mộc của chúng bao quanh, hình dạng uốn lượn, lại mọc ở thủy địa, nhận khí của trăng tàn; khí Mộc của Canh Dần – Tân Mão được nhuốm khí dương, hình thế khỏe mạnh, hơn nữa ở dưới Kim, tính chất kiên cường, nên gọi là Tùng Bách Mộc; khí Mộc của Mậu Thìn – Kỷ Tỵ tuy không thật mạnh, nhưng khi mọc đúng thời điểm thì cành lá sum suê, xanh tốt, nên gọi là Đại Lâm Mộc; Nhâm Ngọ – Quý Mùi, Mộc đến Ngọ vị sẽ chết, đến Mùi vị thì vào phần mộ, dương liễu vào mùa hạ thì điêu linh, cành yếu ớt, tính chất mềm mại, nên gọi là Dương Liễu Mộc; Canh Thân – Tân Dậu, ngũ hành thuộc Kim, nhưng nạp âm lại thuộc Mộc. Mộc có tính chất đắng là Thạch Lựu Mộc; các ngoài cây khác đến Ngọ vị thì chết, nhưng loài cây này đến Ngọ vị lại tốt tươi. Mậu Tuất – Kỷ Hợi, khí Mộc đã ẩn tàng, âm dương đã đóng, khí Mộc đã trở về rễ cây, ẩn trong đất, nên gọi là Bình Địa Mộc. Bính Tý – Đinh Sửu tại sao lại ví với Giản Hạ Thủy? Hẳn là vì khí Thủy chưa hình thành, Thủy chảy về chỗ trũng, nên gọi là Giản Hạ Thủy (Thủy dưới khe); Giáp Dần – Ất Mão, khí Thủy chứa khí dương, Thủy tuôn ra từ đầu nguồn, phun trào và chảy về phía đông, thế Thủy rất lớn, nên gọi là Đại Khê Thủy; Nhâm Thìn – Quý Tỵ, Thủy nối đến đông nam, khí Thủy ép sát sao của cung, thế Thủy nhanh mạnh, chảy dài bất tận, không bao giờ khô cạn, nên gọi là Trường Lưu Thủy, Bính Ngọ – Đinh Mùi, khí Thủy đi lên đến Hỏa vị, loại Thủy này chỉ có trên trời mới có, nên gọi là Thiên Hà Thủy; Giáp Thân – Ất Dậu, khí Thủy bắt đầu yên bình, vị trí Thân Dậu nối nhau, Thủy chảy không ngừng, nên gọi là Tỉnh Tuyền Thủy (Thủy giếng suối); Nhâm Tuất – Quý Hợi, Tuất Hợi nằm ở Mùi vị của địa chi, khí Thủy đã nghẽn, Thủy chảy khắp nơi, thế Thủy dần bình lặng, nhưng lấy mãi không hết, đổ vào cũng không tràn ra, nên gọi là Đại Hải Thủy. Mậu Tý – Kỷ Sửu sao lại ví với Tích Lịch Hỏa? Hẳn là vì khí Hỏa chứa khí dương, mà lại ở Thủy vị, trong Thủy có Hỏa, chỉ có rồng thần mới làm được, nên gọi là Tích Lịch Hỏa (Hỏa sấm sét); Bính Dần – Đinh Mão, khí Hỏa dần đi lên, cho thêm ít củi, khí càng vượng, hơn nữa dựa vào âm dương tương trợ, trời đất chính là lò lửa, nên gọi là Lư Trung Hỏa; Giáp Thìn – Ất Tỵ, khí Hỏa thịnh vượng, thế Hỏa cao mạnh, vị trí Thìn Tỵ nối nhau, nguồn Thủy không ngừng, nên gọi là Phúc Đăng Hỏa; Mậu Ngọ – Kỷ Mùi, khí Hỏa đi qua cung dương, thế Hỏa ngày càng thịnh vượng, hơn nữa cuốn mạnh lên trên, nên gọi là Thiên Thượng Hỏa; Bính Thân – Đinh Dậu, khí Hỏa yên tĩnh ẩn tàng, thế Hỏa cũng ảm đạm, nên gọi Sơn Hạ Hỏa; Giáp Tuất – Ất Hợi gọi là Sơn Đầu Hỏa, tại sao? Núi có thể ẩn tàng hình thể, nhưng đầu núi có thể hiển thị ánh sáng, loại ánh sáng này là trong sáng ngoài tối, ẩn tàng ở trong chứ không hiển lộ, nên gọi là Sơn Đầu Hỏa. Canh Tý – Tân Sửu sao lại ví với Bích Thượng Thổ? Vì khí Thổ còn nghẽn chưa thông, sự vật vẫn còn được bao bọc không lộ, hình thể bị che khuất, trong ngoài không tiếp xúc nhau, nên gọi là Bích Thượng Thổ (Thổ trên vách); Mậu Dần – Kỷ Mão, khí Thổ đã hình thành, bắt đầu nuôi dưỡng vạn vật, cho đến khi rễ mạnh cành rậm, nên gọi là Thành Đầu Thổ (Thổ trên đầu thành); Bính Thìn – Đinh Tỵ, khí Thổ có chứa khí dương, đã đặt nền tảng cho vạn vật sinh trưởng, nên gọi là Sa Trung Thổ (Thổ trong cát); Canh Ngọ – Tân Mùi, khí Thổ thịnh vượng có chể chở vạn vật, trên Thổ có các loại sự vật có thể nhìn thấy, nên gọi là Lộ Bàng Thổ (Thổ bên đường); Mậu Thân – Kỷ Dậu, khí Thổ bắt đầu thu lại yên tĩnh, vạn vật khô héo rơi rụng Thổ đã không còn làm được gì nữa, nên gọi là Đại Dịch Thổ, Bính Tuất – Đinh Hợi, khí Thổ giấu nạp vạn vật, trải qua hình thể âm dương, tác dụng của Thổ viên mãn kết cục, nên gọi Ốc Thượng Thổ (Thổ trên mái nhà).

Ta thấy Lộ Bàng Thổ trồng các loài cây, lẽ nào là đất Ngọ Mùi có thể nuôi dưỡng được vạn vật trong thời gian dài? Đại Dịch Thổ thông suốt khắp nơi, lẽ nào là đất Thân Dậu vốn có cái lẽ bạn bè tề tựu, lợi nhuận đầy ắp? Thành Đầu Thổ dùng làm đê phòng, các vương công dựa vào nó để xây dựng nước nhà, bảo vệ thần dân; Bích Thương Thổ dùng để trang trí, quan dân có nó thì có thể cư trú thoải mái; Sa Trung Thổ ẩm thấp nhất, đất ẩm thì có thể dùng để nuôi dưỡng vạn vật; Ốc Thượng Thổ có thể thể hiện rõ nhất công dụng của Thổ, do nó đã cố định thành nhà, nên tương đối yên tâm, không dễ di động. Trong ngũ hành, Thổ có công dụng chở vạn vật, nuôi dưỡng vạn vật: thiên, địa, nhân và ngũ hành đều không thể tách rời Thổ; bất kể ở đâu, Thổ cũng đều có vai trò nhất định, không thể nào thiếu trong 4 mùa; Kim được Thổ thì sắc nhọn cứng cáp, Hỏa được Thổ thì sẽ sáng sủa, Mộc được Thổ thì sẽ xanh tốt đẹp đẽ, Thủy được Thổ thì sẽ gợn sóng không ngừng, không bao giờ khô cạn, bản thân Thổ sẽ khiến các loài hoa màu được mùa. Thổ tụ tập lại thì sẽ không trôi đi mất, trở thành núi cao; Thổ trôi đi, không để tụ đống, sẽ trở thành bình nguyên rộng lớn. Thổ dùng không bao giờ hết, hơn nữa còn không ngừng tăng trưởng, tác dụng của Thổ quả thực to lớn.

Việc ví von của ngũ hành đều là đối nhau từng cặp, hơn nữa âm dương phân minh, luôn nhất quán và giàu biến đổi. Thí dụ: Giáp Tý – Ất Sửu và Giáp Ngọ – Ất Mùi đối nhau (đều chứa Giáp, Ất), hai Trung Kim và Sa Trung Kim đều có Thủy có Thổ, đối nhau, âm dương cũng rất rõ ràng, Nhâm Dần – Quý Mão và Nhâm Thân – Quý Dậu đối nhau. Kim Bạc Kim và Kiếm Phong Kim, Dần Mão trong ngũ hành thuộc Kim, Thân Dậu trong ngũ hành thuộc Mộc, Kim Mộc, cương và nhu cũng phân biệt; Canh Thìn – Tân Tỵ và Canh Tuất – Tân Hợi đối nhau, Bạch Lạp Kim đối với Thoa Xuyến Kim, Thìn Tỵ, Tuất Hợi phối với Tốn, Càn trong Bát quái, hình thể, màu sắc của chúng đều khác nhau; Nhâm Tý – Quý Dậu và Nhâm Ngọ – Quý Mùi đối nhau, Tang Thạch Mộc đối với Dương Liễu Mộc, một cái cong một cái mềm, hình thể và tính chất đều khác nhau; Canh Dần – Tân Mão và Canh Thân – Tân Dậu đối nhau, Tùng Bách Mộc đối với Thạch Lựu Mộc, một cái kiên cường một cái có vị đắng, tính chất và phẩm vị khác nhau; Mậu Thìn – Kỷ Tỵ và Mậu Tuất – Kỷ Hợi đối nhau, Đại Lâm Mộc đối với Bình Địa Mộc, một cái rậm rạp một cái suy bại, Thìn Tỵ, Tuất Hợi phối với hai quẻ Tốn, Càn trong Bát quái, vị trí cũng khác nhau; Mậu Tý – Kỷ Sửu và Mậu Ngọ – Kỷ Mùi đối nhau, Tích Lịch Hỏa đối với Thiên Thượng Hỏa, Hỏa lôi đình mạnh mẽ, thiên hỏa như roi múa, chiếu khắp bầu trời, nhật nguyệt cùng sáng; Bính Dần – Đinh Mão và Bính Thân – Đinh Dậu đối nhau, Lư Trung Hỏa, đều có ánh sáng tương đối yếu, sợ gió thổi; Canh Tý – Tân Sửu và Canh Ngọ – Tân Mùi đối nhau, Bích Thượng Thổ đối với Lộ Bàng Thổ, hình thể khác nhau mà lại có chỗ dựa, giống như tử và sinh, tính chất khác nhau nhưng lại liên hệ mật thiết với nhau; Mậu Dần Kỷ Mão và Mậu Thân Kỷ Dậu đối nhau, Thành Đầu Thổ đối với Đại Dịch Thổ, có thể nói là đã chiếm cứ đông nam tây bắc, vị trí của Khôn Cấn cùng một chỗ (Dần Mão trong Bát quái thuộc Cấn, Thân Dậu trong Bát quái thuộc Khôn); Bính Thìn Đinh Tỵ và Bính Tuất – Đinh Hợi đối nhau, Sa Trung Thổ đối với Ốc Thượng Thổ, Sa Trung Thổ ẩm ướt, Ốc Thượng Thổ khô ráo, một khô một ướt, bổ sung cho nhau, biến đối không ngừng.

Can chi phối hợp với ngũ hành, dù nhìn nhận thế nào, phân tích thế nào, hàm ý của chúng cũng là nói về sự vượng tướng sinh tử của con người, dù là việc trước mắt hay dự đoán tương lai, cũng đều không tách khỏi Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Dùng can chi phối hợp với ngũ hành, kết quả là âm dương phân minh, ngộ ra được mọi sự”.

Phong thủy Nguyễn Hoàng

Nhận toàn bộ các bài viết mời anh chị nhập email nhận tin tại:

  1. Bài viết được đọc nhiều
    1. Chính thức khai giảng lớp phong thủy tháng 9
    2. Chuyện nghề phong thủy: Sinh hữu hạn tử bất kỳ
    3. “Họa trung hữu phúc” covid đè ai đỡ ai? Người sinh ngày nào dễ bị mắc covid?
  2. Radio Phong thủy và Đời sống số 6

Bài viết được đọc nhiều

Chính thức khai giảng lớp phong thủy tháng 9

Chuyện nghề phong thủy: Sinh hữu hạn tử bất kỳ

“Họa trung hữu phúc” covid đè ai đỡ ai? Người sinh ngày nào dễ bị mắc covid?

Radio Phong thủy và Đời sống số 6

Nguyễn Minh Hoàng

Về Thầy Nguyễn Minh Hoàng

Chuyên gia Phong thủy Nguyễn Hoàng là một trong những thầy dạy phong thủy tốt nhất Việt Nam, được biết đến như một Giảng sư đặc biệt, có khả năng biến những thuật ngữ phức tạp của cổ thư thành những khái niệm đơn giản trong đời sống. Chính vì vậy, chương trình “Phổ cập phong thủy vì cộng đồng” do Thầy khởi xướng đã được đón nhận rộng rãi thông qua các bài giảng online, các buổi tọa đàm trực tiếp và trên internet. Thầy là người tiên phong và có nhiều khóa học online nhất Việt Nam trên các nền tảng đào tạo trực tuyến về phong thủy. Vì vậy hàng vạn người học phong thủy, dịch lý, bát tự được thầy hướng dẫn từ cơ bản đến nâng cao, ai chưa biết gì cũng có thể học được, đã trưởng thành và đóng góp cho cộng đồng nhiều giá trị ý nghĩa.

Từ khóa » Nguyên Lý Nạp âm Ngũ Hành