Nguyên Lý Hình Thành "Ngũ Hành Nạp Âm" - TuViLySo.Org

NGUYÊN LÝ NẠP ÂM Lý Trần Lê 25/8/2012 I/ PHẦN MỞ ĐẦU Nạp Âm là khái niệm vô cùng quan trọng của Dịch Học. Trong Thuyết Tam Tài THIÊN – ĐỊA – NHÂN thì NHÂN chính là Ngũ Hành của Nạp Âm. Trong nhiều môn thuật của Lý Số thì Ngũ Hành của Nạp Âm là cái HỒN, là TÂM LINH của CON NGƯỜI. Quan trọng là vậy, thế nhưng đã qua hàng nghìn năm nay hầu như ít ai thấu hiểu được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm . + Thiệu Vĩ Hoa ( Nhà Dịch Học Danh Tiếng Trung Quốc hiện nay ), trong Sách “ Dự đoán theo Tứ Trụ ” và Sách “ Chu Dịch với Dự Đoán Học ” đã viết : “Trong Bảng 60 Giáp Tý, căn cứ nguyên tắc gì để nạp Âm Ngũ Hành? Người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vô cùng, cho đến nay đối với giới Học Thuật của Trung Quốc vẫn còn là một bí ẩn ’’ . + Học Giả THIÊN SỨ, trong bài “ BÍ ẨN 60 HOA GIÁP ” đăng trên Diễn Đàn vietlyso.com, cho rằng Thẩm Quát đã sai khi lý giải về vấn đề Nạp Âm và cuối cùng Ông kết luận : “ Trải qua hàng ngàn năm, mặc dù hết sức cố gắng, những nhà nghiên cứu cổ kim vẫn không thể nào tìm ra được nguyên lý nào làm nên sự lập thành bảng nạp âm Lục Thập Hoa Giáp. … Còn bảng Lục Thập Hoa Giáp lưu truyền qua cổ thư Chữ Hán thì ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên lý nào tạo ra nó và rối mù “. + Nhà Dịch Học Nguyễn Mạnh Linh trong Bộ HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ của Doãn Lộc do Ông chú giải, thì phần Nạp Âm này, Ông cũng chỉ viết y nguyên như trong Sách HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ ( HKBPT )của Mai Cốc Thành, không có thêm lời chú giải nào. + Có khá nhiều tác giả đã gắng giải thích vấn đề Nạp Âm , nhưng cũng chỉ là trích dẫn những điều vốn rất bí ẩn trong Bài Nạp Âm của Thẩm Quát mà chẳng lý giải thêm được ý nào, thậm chí còn trích dẫn luôn cả những chỗ sai trong bài đó. (Trong Bài Nạp Âm của Thẩm Quát - in trong HKBPT, Bản dịch của Vũ Hoàng- Lân Bình , tôi phát hiện có đến 7 chỗ sai sót, không hiểu do đâu - LTL ). + Bất cứ ai, hễ bước chân vào lĩnh vực Lý Số đều có chung một điều day dứt : Nạp Âm thật quá mơ hồ và huyền bí, không sao hiểu được. Khi thổ lộ tâm trạng bức xúc đó ra thì được các bậc đàn anh, các bậc Trí Giả khuyến cáo : “Cứ chấp nhận như vậy đi, đừng mất thì giờ vô ích về chuyện Nạp Âm. Xưa nay nó vẫn huyền bí, không ai giải thích nỗi ! ” Như vậy là cho đến nay chưa có ai lý giải được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm. Thực ra, những điều gọi là huyền bí đó , đã được THẨM QUÁT ( 1031 –1095 ) giải thích trong bài Nạp Âm rồi. * Bài NẠP ÂM của Thẩm Quát được in trong Bộ Sách HKBPT. Sách được biên soạn dưới thời Vua Càn Long, cách nay trên 200 Năm. *Thẩm Quát là Nhà Khoa Học kiệt xuất thời Bắc Tống (960 – 1279), nghĩa là Nguyên lý Nạp Âm đã được Ông giải thích cách nay đã trên 1000 năm. Nhưng tại sao không có ai hiểu ? Phải chăng là vì Thẩm Quát nói sai , hay vì bài viết quá súc tích , có quá nhiều điển tịch uyên thâm ? Để khỏi mất thời gian tìm kiếm của Quý Vị và để thuận tiện cho việc trình bày, tôi trích dẫn ra đây bài viết đó của Thẩm Quát. Bài này được dẫn ra từ Sách HKBPT, Bản Dịch của Vũ Hoàng-Lân Bình, Nhà Xuất Bản VHTT, 2008. Trang 105. NẠP ÂM Thẩm Quát nói rằng: Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếm thấy. Đại để 60 luật lữ cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luật nạp 60 âm. Phàm khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, âm khởi từ phương Tây mà đi về bên trái, âm dương đan xen nhau mà sinh biến hóa. Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở mộc, đi về bên phải chuyển tới hỏa, hỏa chuyển tới thổ, thổ chuyển tới ở kim, kim chuyển tới ở thủy. Chỗ bảo rằng âm bắt đầu ở phương Tây nầy là ngũ âm bắt đầu ở kim, chuyển xoay về bên trái tới hỏa, hỏa chuyển tới mộc, mộc chuyển tới thủy, thủy chuyển tới thổ (nạp âm với nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp âm bắt đầu ở kim – kim là Càn vậy, chung ở thổ – thổ là Khôn vậy). Phép của nạp âm cùng loại với lấy vợ, cách tám sinh con ,như thể phép tương sinh của luật lữ. Ngũ hành trước trọng sau mạnh, mạnh mà sau quý. Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp tí là trọng của Kim (Thương của Hoàng chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất sửu (Thương của Đại Lữ cùng ngôi vị). Đó là cặp của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏng theo thế (1). Cách tám sinh ra Nhâm thân ở dưới là mạnh của Kim (Thương của Di tắc), cách tám đó là Đại lữ (2) sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏng theo thế. Nhâm thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý dậu (Thương của Nam lữ). Cách tám, Canh thìn sinh ở trên la quý của Kim (Thương của Cô tẩy), như thế tam nguyên của kim hết . Nếu chỉ lấy thời dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quý. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : mạnh-trọng-quý. Canh Thìn lấy vợ Tân tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ), cách tám ở dưới sinh Mậu tí, trọng của hỏa (Chủy Kim của Hoàng chung) (3). Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, hỏa Mậu tí - Kỷ sửu (Chủy của Đại lữ) sinh ra Bính thân, mạnh của hỏa (Chủy của Di Tắc) Bính Thân lấy vợ Đinh dậu (Chủy của Nam lữ) sinh Giáp thìn, quý của hỏa (Chủy của Cô tẩy) Giáp thìn lấy vợ Ất tỵ (Chủy của Trọng lữ) sinh Nhâm tí, trọng của mộc (Giác của Hoàng chung). Tam nguyên hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới ở phương Đông nam – mộc. Như đi về bên trái đến Đinh tỵ là Cung của Trọng lữ ngũ âm hết lần một (4). Quay lại từ Giáp ngọ, trọng của kim, lấy vợ Ất mùi, cách tám sinh Nhâm dần. Giống như phép của Giáp tí thì hết ở Quý Hợi(5) (gọi là Nhuy tân lấy vợ Lâm chung, trên sinh ra loại của Thái thốc) (6). Tí đến Tỵ là dương, vì vậy từ Hoàng chung đến Trọng lữ, đều hạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là âm, vì vậy từ Lâm chung (7) đến Ứng chung đều thượng sinh ” . ( Những chỗ gạch dưới và đánh số là những chỗ cần đính chính – LTL ) . Như Quý Vị thấy đấy, rất khó mà đọc và hiểu được bài viết đó. Đúng là bài quá súc tích, có quá nhiều điển tịch uyên thâm. Chẳng hạn như : Luật Lữ , cách 8 sinh con , sinh trên, sinh dưới, Hoàng Chung, Đại Lữ, Thương của Hoàng Chung , Đại Lữ sinh Di Tắc, Tam nguyên của Kim; sao lại Trọng-Mạnh-Quý mà không là Mạnh-Trọng-Quý ? … Hơn nữa, bài in quá rối mắt; thiếu những dấu phân cách, xuống dòng , có những chỗ sai làm cho ta càng thêm khó đọc. Trước tiên tôi đính chính lại 7 điểm đã đánh dấu trong bài trên, sau đó chép lại bài cho thông thoáng dễ nhìn, đồng thời đánh số vào những chỗ cần giải thích để tiện theo dõi. Đính chính 1/ Bỏ dòng ( 1 ) này đi , vì câu lủng củng, vả lại ý chính của nó đã có ở phía dưới. 2/ ( 2 ) Cách tám sinh đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc. Câu này sai. Cần sửa lại là Hoàng Chung sinh ra Di Tắc. 3/ ( 3 ) Bài viết là “Chủy Kim của Hoàng Chung ’’. Câu này vô nghĩa, cần sửa lại : Bỏ chữ Kim đi. Câu đúng là Hoàng Chung của Chủy . 4/ ( 4 ) : Bài viết là “ … Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một “. Sửa lại : thêm dấu châm câu vào giữa hai chữ “ Lữ và ngũ “. Câu đúng là “ … Cung của Trọng Lữ . Ngũ Âm hết lần một “. 5/ ( 5 ) : Bài viết là “ … thì hết ở Quý hợi “. Câu này sai. Cần sửa lại là “ … thì hết ở Đinh Hợi “. 6/ Câu ( 6 ) đặt không đúng chỗ, cần đặt nó vào sau câu “ cách tám sinh Nhâm Dần “ ở phía trên. 7/ ( 7 ) : Bài viết là “ từ Lâm Chung đến Ứng Chung “. Cần sửa lại là “ từ Nhuy Tân đến Ứng Chung “. Chép lại Bài Nạp Âm của Thẩm Quát: Thẩm Quát nói rằng: Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếm thấy. Đại để 60 luật lữ(1) cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luật, nạp 60 âm. Phàm Khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, Âm khởi từ phương Tây mà đi về bên trái. Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa.(2) + Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu Mộc, đi về bênphải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy.(3) + Chỗ bảo rằng Âmbắt đầuPhương Tâynầy là Ngũ Âmbắt đầu ở kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy. Thủy chuyển tới thổ .(4) ( Nạp Âm với nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp : Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim – Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy).(5) Phép của Nạp Âm cùng loại với Luật Thú Thê :cách tám sinh con,như thể phép tương sinh của Luật Lữ.(6) Ngũ hành trước Trọng sau Mạnh, Mạnh rồi sau Quý( Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy ).(7) ngôi Bắt đầu từ Giáp Tý 1/Giáp TýTrọng của Kim (Hoàng Chungcủa Thương ), lấy vợ cùng vị tức là Ất Sửu ( Ất Sửu là Đại LữcủaThương, cùng ngôi vị). (8) . Cách 8 sinh ra Nhâm Thân ở dưới.Nhâm Thân là Mạnh của Kim ( Di Tắc của Thương ) (9). Cách tám đó là Hoàng Chung sinh ra Di Tắc vậy (10) Ở dưới đều phỏng theo thế. 2/Nhâm Thânlấy vợ cùng một ngôi vị,đó là Quý Dậu (Nam lữ của Thương) (11).Cách tám, sinh trên ra Canh Thìn là Quý của Kim (Cô Tẩy của Thương). Như thế Tam Nguyên của Kim hết(12). Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: Trọng - Mạnh - Quý (13). Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : Mạnh-Trọng-Quý. 3/Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị - Trọng Lữ của Thương, cách tám ở dướisinh Mậu Tý - Trọng của Hỏa (Hoàng Chung của Chủy) (14). Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa (15). 4/Mậu Tý lấy vợ là Kỷ Sửu (Đại lữ của Chủy), sinh ra Bính Thân, Mạnh của Hỏa (DiTắc của Chủy). 5/ Bính Thân lấy vợ là Đinh Dậu (Nam lữ của Chủy), sinh Giáp Thìn,Quý của Hỏa (Cô tẩy củaChủy). 6/ Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Trọng Lữ của Chủy), sinh Nhâm Tý --Trọng của Mộc (Hoàng chung của Giốc). ( 16a ) Tam nguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới ở phương Đông- Nam – Mộc (16b) . Tiếp tục như vậy, đi về bên trái, ta sẽ đến Đinh Tỵ là Trọng lữ của Cung . Ngũ âm hết lần một (17). Quay lại từ Giáp Ngọ Giáp Ngọ,Trọng của kim, Giáp Ngọ lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần ( Gọi là, Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, Thượng Sinh ra Thái Thốc) (18). Tiếp tục, giống như đã làm với Giáp Tý , vòng này sẽ kết thúc tạiĐinh Hợi(19). TừTí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều hạ sinh.(20a ) Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ NHUY TÂN đến Ứng Chung đềuthượng sinh(20b). &&&&&&&&&&&&&&&&& Tôi đã rất kiên nhẫn đọc bài Nạp Âm đó, đã hiểu được đôi điều và thấy rằng Thẩm Quát nói đúng. Xin tải lên đây một số kết quả bước đầu mà tôi đã thu hoạch được để chia sẻ với Quý Vị, Quý Bạn . Chắc chắn bài viết còn có nhiều chỗ sai sót nhầm lẫn . Hy vọng sẽ được Quý Vị, Quý Bạn phân tích góp ý, sửa chữa , bổ sung nhằm làm sáng tỏ, thật sáng tỏ những điều bí ẩn đã quá “ thâm căn cố đế ” này. Xin chân thành và cảm ơn trước Quý Vị và Quý Bạn. PHẦN II : KHƠI THÔNG NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂM A/ Trước hết xin thống nhất lại một số thuật ngữ sau. Khi nói về Nạp Âm, ta thường gặp những câu nói như sau : 1/ Nhiều người thường nói “ Ngũ hành nạp âm” hoặc “ Nạp âm Ngũ hành”. Nói như thế là không đúng, vì mỗi Hành tự nó đã có Âm rồi - Âm là Bản tính của Ngũ Hành. Cũng không cần nạp thêm Âm cho Ngũ Hành vì mỗi Hành chỉ mang một Âm thôi. Ngũ Âm của Ngũ Hành Ngũ hành.....Thổ.........Kim...........Mộc...............Hỏa........Thủy Ngũ Âm........Cung......Thương.....Giốc(giác)....Chủy.......Vũ Vậy, có lẽ ta nên nói : “Cái ” được sinh ra sau khi đã Nạp Âm cho mỗi cặp Can Chi là Ngũ Hành của Nạp Âm. 2/ Rất nhiều người hỏi : a/ Tại sao trong Phép Nạp Âm lại có chuyện ngược đời : Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc , b/ Tại sao Giáp (Mộc) hợp với Tý (Thủy) lại thành Hải Trung Kim ? Ý kiến về hai câu hỏi đó như sau : a/ Luật của Phép Nạp Âm không tuân theo quy luật tương sinh của Ngũ hành, do đó không thể nói “ Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc, … “ mà nói ” Tam nguyên của Kim hết thì chuyển xoay về bên trái tới Hỏa , Hỏa hết thì chuyển tới Mộc, … – Cũng giống như ta vẫn thường nói “ hết Xuân thì sang Hạ” vậy. b/ Trong Phép Nạp Âm, không phải là CAN hợp Chi thành Ngũ Hành, mà là : Can Chi được nạp Âm hóa Ngũ Hành. Vậy, để làm bật lên bản chất của vấn đề Nạp Âm, ta cần hỏi : + Sao lại phải Nạp Âm ? + Mỗi cặp Can Chi được nạp âm gì và được “cái ” gì ? Những câu hỏi này mở ra một ý tưởng mới : Đã có các quy tắc cho Can hợp Can ( Ngũ hợp), Chi hợp Chi (Lục hợp, Tam hợp ), sao lại không có quy tắc cho Can hợp Chi ? Vấn đề đặt ra như vậy là có lý. Vì ta luôn luôn gặp những cặp Can Chi luôn sánh vai với nhau, gắn bó khăng khít với nhau, chẳng hạn như : Giáp-Tý , Ất-Sửu, … Chắc hẳn giữa chúng phải có một mối quan hệ khách quan nào đó, và ta nghĩ ngay đến khả năng hợp hóa của chúng. Nhưng vì Can và Chi thuộc hai Không Gian khác nhau, Can thuộc Trời (Thiên Can), Chi thuộc Đất ( Địa Chi ), muốn đến với nhau chúng cần phải có “Tác Nhân”. Thẩm Quát là người rất tinh tường về Âm Luật, Âm Nhạc và Dịch Học, có lẽ trên nền tảng kiến thức uyên bác đó, Ông phát hiện ra rằng, “Tác Nhân” đó phải là những Âm thanh xác định - Nhạc Âm. Từ đó, Ông giải thích Nguyên Lý của Phép Nạp Âm. Để hiểu được bài Nạp Âm của Thẩm Quát, trước hết cần khơi thông những khái niệm khó hiểu trong bài đó. B) LÝ GIẢI NHỮNG KHÁI NIỆM KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂM Đây là phần quan trọng nhất của bài viết này. Để Quý Vị dễ theo dõi, tôi sẽ trình bày như sau : Giải thích từng Khái Niệm rồi chỉ ra vị trí của Khái Niệm đó trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát. Các Khái Niệm đó ở trong bài đã được đánh số thứ tự. Chú giải những điều khó hiểu. 1/ Âm và Luật Lữ (1) ( (1) là chỗ đánh dấu trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát). a / Âm : Âm nói ở đây không phải là Khí Âm (như có người đã nhầm tưởng) mà là Âm Thanh, nhưng không phải là âm tùy ý mà là những Âm có cao độ xác định Nhạc Âm ( Những Âm được dùng trong Âm Nhạc ). Chẳng hạn như, ngày nay ta biết : Âm Đô có độ cao chuẩn là 523,25hz/s, Âm Rê là 587,33 hz/s , … Âm mà Thẩm Quát nói đến là Ngũ Âm và những Âm được sinh ra từ Luật Lữ. Ngũ Âm là : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Đối chiếu với Âm Nhạc Tây Phương thì các Âm đó lần lượt tương ứng với : Fa(F), Sol (G), La (A), Đô ©, ( D ). Bảng 2

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhna_Bang2.JPG 27.6K 50 Lượi tải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bảng 2.JPG [ 27.6 KiB]

b/ Luật Lữ ( còn gọi là Luật Lã ) Khi Thiên Hạ đã thái bình thịnh trị,Hoàng Đế ( Thế kỷ 26 trước CN ) lệnh cho Nhạc Sư LINH LUÂN xây dựng Âm Luật để sáng tác được nhiều Nhạc Phẩm ,chế tạo Nhạc Khí để diễn tả cảnh Thái Hòa của Đất Nước trước Muôn Dân. Linh Luân nhận thấy rằng, chỉ có Ngũ Âm thôi thì Âm Nhạc quá đơn điệu, nghèo nàn và nếu độ cao của các Âm không theo một chuẩn mực xác định thì không thể đồng ca, hòa tấu với nhau được. Do đó, việc đầu tiên là phải tạo ra được các Âm Mẫu. Để tạo ra những Âm mẫu, ngày nay ta có Diapason và các thiết bị điện tử đo tần số dao động của Âm, còn ở thời kỳ cổ xưa đó, Linh Luân dùng các ống trúc có kích thước xác định ( về độ to nhỏ, dài ngắn ) để tạo ra những Âm Mẫu. Khi thổi vào những ống trúc đó, chúng sẽ phát ra những âm cao thấp trầm bổng khác nhau ( Giống như sợi dây đàn, dây càng lớn và dài thì âm càng trầm, dây càng ngắn và nhỏ thì âm càng cao ). Lưu Linh chọn ra 12 Âm từ 12 ống trúc đã được xác định kích thước để làm Âm mẫu, rồi sắp xếp chúng thành hai loại theo tiêu chí Âm Dương : 6 Âm có tính Dương gọi là Dương Luậtvà 6 Âm có thuộc tính Âm gọi là Âm Lữ. Dương Luật và Âm Lữ gọi chung là Luật Lữ (Luật Lã) . 12 Âm của Luật Lữ lại được cho tương ứng với 12 Địa Chi. a / 6 Âm thuộc Dương Luật là : 1/ Hoàng Chung : Ứng Chi - Tháng 11. 2/ Thái Thốc : Ứng với Chi Dần - Tháng Giêng. 3 / Cô Tẩy : Ứng với Chi Thìn - Tháng Ba. 4/ Nhuy Tân : Ứng với Chi Ngọ - Tháng Năm. 5/ Di Tắc : Ứng với Chi Thân - Tháng Bảy. 6/ Vô Dịch ( Vô Xạ ) : Ứng với Chi Tuất - Tháng Chín. b/ 6 Âm thuộc Âm Lữ là : 1/ Lâm Chung : Ứng với chi Mùi - Tháng Sáu 6 . 2/ Nam Lữ : Ứng với Chi Dậu - Tháng Tám. 3/ Ứng Chung : Ứng với Chi Hợi - Tháng Mười. 4/ Đại Lữ : Ứng với Chi Sửu - Tháng Chạp. 5/ Giáp Chung : Ứng với Chi Mão - Tháng Hai. 6/ Trọng Lữ : Ứng với Chi Tỵ - Tháng Tư. Như vậy, Dương Luật ứng với các Chi Dương, Âm Lữ tương ứng với các Chi Âm. c/ Độ cao của Âm Độ cao của Âm được Linh Luân căn cứ theo Âm phát ra từ những ống trúc đã được xác định về độ lớn nhỏ, dài ngắn . Ở đây chỉ giới thiệu độ dài ngắn của ống trúc : Hoàng Chung : Ống trúc dài 9 thốn, Đại Lữ : Ống trúc dài 8 thốn 3 phân Thái Thốc : -- 8 thốn Giáp Chung : -- 7 thốn 4 phân Cô Tẩy : -- 7 thốn 1 phân Trọng Lữ : -- 6 thốn 5 phân Nhuy tân : -- 6 thốn 2 phân Lâm Chung : -- 6 thốn Di Tắc : -- 5thốn 5 phân Nam Lữ : -- 5 thốn 3 phân Vô Dịch ( Vô Xạ ) : -- 4 thốn 8 phân Ứng Chung : -- 4 thốn 6 phân. Chú ý : Độ cao của các Âm nói trên thuộc Âm Giai Cung – Âm Cung là Âm Chủ. Xếp xen kẽ 12 Âm của Hệ Luật Lữ, ta được một Hệ Thống 12 Âm có CAO ĐỘ tuần tự từ thấp đến cao như sau : Hoàng Chung - Đại Lữ - Thái Thốc - Giáp Chung - Cô Tẩy - Trọng Lữ - Nhuy Tân - Lâm Chung - Di Tắc - Nam Lữ - Vô Dịch ( Vô Xạ ) - Ứng Chung. Nếu sắp xếp 12 Âm đó trên một vòng tròn thì ta dễ thấy các Âm đó được xếp tuần hoàn theo chu kỳ 12 Âm. Hình 1

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nhna_hinh1.JPG 58.08K 50 Lượi tải

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hình 1.JPG [ 58.08 KiB]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ khóa » Nguyên Lý Nạp âm Ngũ Hành