Những điều Căn Bản Nhất Về Nguyên Lý Ngũ Hành - Xwatch
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Lý giải về 5 hành
- Nguyên lý tương sinh trong ngũ hành
- Nguyên lý ngũ hành tương khắc
- Hiểu về nguyên lý ngũ hành tương hòa
Nhắc đến ngũ hành, người ta nghĩ ngay đến 5 hành: Kim - mộc - thủy - hỏa - thổ - 5 hành tồn tại với đặc tính riêng, cũng chính là 5 trạng thái hàm chứa trong vũ trụ và vạn vật. Tuy nhiên, không chỉ khác biệt giữa các hành với nhau, chính trong nội tại mỗi hành lại có sự biến hóa tùy vào cung mạng.
Ví dụ: Hỏa có Sơn Đầu Hỏa ( 1994, 1995 ) có nghĩa là Lửa trên núi - ngọn lửa âm thầm, mạnh bên trong, không phát ra ngoài, cấp độ “hỏa” yếu hơn rất nhiều so với Lư Trung Hỏa - lửa trong lò, lửa có nguồn có ngọn, rất mạnh...
Để hiểu kĩ về ngũ hành, ta cần đầu tư thời gian nghiên cứu các quy luật tác động, không thể ngày một ngày hai mà rõ ràng được.
Trong bài viết này, XWATCH xin mạo muội đưa ra một số ý hiểu cơ bản về nguyên lý ngũ hành để mọi người có thể bớt khó khăn khi tìm hiểu và hi vọng các bạn có thể vận dụng được trong cuộc sống.
------------------------------
Lý giải về 5 hành
>> Chọn đồng hồ phong thủy hộ mệnh tháng âm binh mang lại thuận lợi và may mắn cho người đeo.
Thuyết Âm dương - ngũ hành đã xuất hiện trong kinh dịch của Khổng Tử từ cuối thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Hoa. Theo đó Kinh Dịch có ghi chép:
Âm: đại diện cho ban đêm - mặt trăng, cho giống cái, biểu hiện của sự mềm dẻo, tối tăm, nguội lạnh.
Dương: đại diện cho ban ngày - mặt trời, cho giống đực, biểu hiện của sự cứng cáp, mạnh mẽ, ấm nóng, sinh động.
Kim: hình tượng của mùa thu, đại diện cho màu trắng và hướng Tây. Kim gắn với chữ “NGHĨA” của con người - sống có phép tắc, tình nghĩa, giữ được cốt cách của người quân tử.
Mộc: đại diện của mùa xuân, màu xanh lá và hướng đông. Mộc tương ứng với chữ “NHÂN” - hiền hòa, luôn bao dung với mọi người.
Thủy: đại diện của mùa đông - màu đen và hướng bắc. Thủy tương ứng với chữ “TRÍ” - đại diện của trí tuệ, sự thấu đáo.
Hỏa: đại diện cho mùa hạ, màu đỏ và hướng nam. Hỏa tương ứng với chữ “LỄ” - người sống lễ độ, khuôn phép, tôn trọng người khác.
Thổ: đại diện của đất, màu vàng và hướng nam. Thổ vững chắc, không dịch chuyển, gắn với chữ “TÍN”.
Nguyên lý tương sinh trong ngũ hành
➤ ➤ ➤ Xem ngay các mẫu đồng hồ ngũ hành để chọn được thiết kế phù hợp nhất với tính cách của bạn nhé .
Tính tương sinh trong ngũ hành có nghĩa là hành này bồi đắp, hỗ trợ hành kia phát triển.
Nói một cách dễ hiểu nhất:
Kim sinh Thủy: kim loại nóng chảy thành chất lỏng, hoặc khí của kim chảy ngầm trong núi, vì vậy nói kim sinh thủy.
Thủy sinh Mộc: Nước giúp cây cối tốt tươi phát triển.
Mộc sinh Hỏa: Mộc là cây cối có hỏa ẩn phục bên trong, xuyên thủng mộc sinh ra hỏa, vì vậy nói mộc sinh hỏa.
Hỏa sinh Thổ: Hỏa đốt mọi thứ thành tro, tro biến thành đất, vì vậy mới nói hỏa sinh thổ.
Thổ sinh Kim: Sâu trong lòng đất có rất nhiều kim loại, vì vậy có thổ tất có kim.
Tìm hiểu nguyên lý ngũ hành, ta cần lưu ý: không phải cứ tương sinh là tốt và sự tương sinh chỉ có tính chất một chiều. Tức là: Mộc sinh hỏa chứ hỏa không sinh mộc, hỏa sinh thổ chứ thổ không sinh hỏa…
Chính tính chất 1 chiều này đã dẫn đến sự khác biệt giữa 2 hành trong mối quan hệ tương sinh với nhau. Hành này sinh ra hành kia, gọi là sinh xuất, tất yếu mang sự thua thiệt, mất mát để bồi đắp cho hành được sinh ra (sinh nhập). Cụ thể: kim sinh thủy - kim chính là hành sinh xuất, là cha, là mẹ, thủy là hành sinh nhập, được cha mẹ nuôi nấng phát triển.
Bên cạnh đó, ngũ hành tương sinh còn gắn với yếu tố âm dương. Dịch lý cho rằng: âm dương thuận lý ( có nghĩa là khí âm và khí dương dung nạp, tạo thành 1 thể hòa hợp). Vì vậy, sự tương sinh sẽ chỉ xảy ra khi 2 hành đó có tính chất âm dương khác nhau:
VD:
Mộc sinh Hỏa tức:
Âm Mộc sinh dương Hỏa
Dương Mộc sinh âm hỏa
Chứ không có chuyện:
Âm mộc sinh âm hỏa
Dương mộc sinh dương hỏa
Ngoài ra, sự tương sinh còn 1 yếu tố ảnh hưởng khác đó là ngũ hành nạp âm - tức bản chất lí tính của ngũ hành ( từ bản chất lí tính này đã phân chia 5 hành cơ bản thành 30 hành chi tiết hơn). Không phải cứ hành này tương sinh hành kia, thuận lý âm dương là đã chắc chắn là tốt. Phải biết rằng: Kim sinh Thủy nhưng Kim là kim gì, thủy là thủy gì chứ không thể cứ thấy kim và thủy là khẳng định đó là tương sinh hòa hợp.
Lấy ví dụ dễ hiểu về Thủy sinh Mộc:
Mộc có Bình địa Mộc (cây đất bằng) khi gặp Thiên Hà Thủy (nước trên trời) sẽ tốt tươi, phát triển.
Nhưng nếu Bình Địa Mộc gặp Đại Hải Thủy (Nước biển lớn), cây non sao chống đỡ được nước biển, chắc chắn là không thể sinh trưởng.
>>> Như vậy tính tương sinh của Ngũ hành khá phức tạp chứ không hề đơn giản như sơ đồ như hành. Cần phải dựa trên 3 yếu tố:
- Mối quan hệ ngũ hành tương sinh, đâu là hành sinh xuất (đứng trước) đâu là hành sinh nhập ( đứng sau)
- Tính âm dương của hành
- Ngũ hành nạp âm (bản chất lí tính của ngũ hành)
Xoay quanh 3 yếu tố này có nhiều ý kiến trái chiều. Người bảo chỉ cần xét yếu tố nạp âm, người lại bảo chỉ cần xét yếu tố âm dương và sinh xuất, sinh nhập. Nhưng trên quan điểm của chúng tôi, sự phối hợp của 3 yếu tố đều cần thiết, không thể xem trọng cũng xem nhẹ yếu tố nào.
---------------------------
Nguyên lý ngũ hành tương khắc
Ngũ hành tương khắc có thể được hiểu đơn giản là 2 hành xung khắc với nhau, hành này làm cho hành kia yếu đi.
Hỏa khắc kim: Lửa làm kim loại nóng chảy, suy yếu đi
Kim khắc Mộc: Kim loại đốn đổ cây cối
Mộc khắc Thổ: Cây mọc trên đất hút dưỡng chất của đất
Thổ khắc Thủy: Đất ngăn dòng nước, hút cạn nguồn nước
Thủy khắc Hỏa: Nước dập tắt lửa
Tuy nhiên cần lưu ý trong mối quan hệ tương khắc, cả 2 hành đều chịu chung số phận xấu: khắc xuất (hành đứng trước) xấu ít, hành khắc nhập (hành đứng sau) xấu nhiều.
Thêm vào đó, do ngũ hành được biến sinh từ 2 khí âm dương nên khi tìm hiểu ngũ hành tương khắc, không thể bỏ qua tính âm dương.
Hai hành cùng âm hoặc cùng dương có xu hướng đẩy nhau ra xa nên không sinh cũng không khắc.
VD: Dương thủy không sinh dương mộcÂm thủy không khắc âm hỏa
Đặc biệt, khi nghiên cứu về tương khắc, nguyên tắc nghiên cứu nạp âm ngũ hành cần phải được chú trọng. Nó sẽ lí giải tại sao 2 hành tương sinh mà lại không tương sinh, tương khắc mà thực tế lại không khắc.
Xét trường hợp của Bính Ngọ (Thủy) và Bính Thìn (Thổ)
Thổ khắc Thủy - theo lí thuyết thổ sẽ làm thủy suy yếu
Tuy nhiên, xét về âm dương: Bính Ngọ là Dương Thủy, Bính Thìn là Dương Thổ, cả 2 cùng tính “dương” nên không tốt nhưng cũng không tương khắc, chỉ đẩy nhau ra xa.
Theo ngũ hành nạp âm, Bính Ngọ là Thiên Hà Thủy (nước trên trời ) và Bính Thìn là Sa Trung Thổ ( đất bãi cát). Thực tế đất bãi cát không thể khống chế và tác động được nước mưa, thậm chí nước mưa nếu nhiều sẽ làm bãi cát tan rã.
Như vậy, luận bàn về ngũ hành tương khắc nên lưu ý 3 nguyên tắc:
- Lấy đặc tính ngũ hành làm căn bản
- Lấy âm dương ngũ hành làm căn bản
- Lấy Lý tính nạp âm ngũ hành làm căn bản
Tuy nhiên, người luận giải cần linh hoạt, không tuân thủ quá cứng nhắc, tùy theo từng trường hợp mà có sự khác biệt.
---------------------------------
Hiểu về nguyên lý ngũ hành tương hòa
Nói đến ngũ hành tương hòa là nói đến sự hòa hợp vì cùng tính chất: Kim hòa kim, mộc hòa mộc, thủy hòa thủy, hỏa hòa hỏa, thổ hòa thổ.
Cũng theo nguyên lý âm dương, nếu có một âm, một dương thì sự phù trợ, phù hợp sẽ vô cùng đắc lực. Ví dụ: Dương Thổ và Âm thổ, dương kim và âm kim,...
Nhưng nếu 2 hành cùng âm hoặc cùng dương thì không tốt cũng không xấu.
Tuy nhiên, để thực sự rõ sự tương hòa có tồn tại hay không, ta cần quan tâm đến yếu tố nạp âm ngũ hành.
Lấy 2 tuổi Giản Hạ Thủy và Đại Hải Thủy làm ví dụ:
Đại hải thủy tức là nước biển rộng, nơi mọi nguồn nước sông, suối đều đổ về, trong khi Giản Hạ Thủy là nước dưới khe suối. Như vậy, Giản hạ thủy sẽ bị Đại Hạ Thủy hút hết nước, làm suy yếu. Vì thế, thủy tưởng tương hòa với thủy nhưng đơn cử như trường hợp này thì không phải.
Tóm lại, khi tìm hiểu về nguyên lý tương hòa, ta vẫn phải tuân thủ theo 3 yếu tố:
- Lấy đặc tính ngũ hành làm căn bản
- Lấy âm dương ngũ hành làm căn bản
- Lấy Lý tính nạp âm ngũ hành làm căn bản
Cả 3 yếu tố đều được chú trọng như nhau, không có yếu tố nào mạnh hay yếu hơn.
Nhìn chung nguyên lý ngũ hành rất phức tạp mà không phải ai muốn hiểu là hiểu rõ được. Cần phải nắm rõ được những kiến thức căn bản nhưng cũng phải hiểu được tính linh hoạt của chúng thì mới áp dụng được một cách hữu ích nhất.
Nhìn lại câu chuyện chọn đồng hồ đeo tay chính hãng, nếu áp dụng được nguyên lý ngũ hành, chắc chắn bạn sẽ chọn được chiếc đồng hồ hợp mệnh, "thần may mắn" mang đến nhiều tài lộc, công danh!
>> Xem ngay: Tiết lộ bí kíp chọn đồng hồ cơ nam đẹp hợp phong thủy cho bạn và người thân.
Từ khóa » Nguyên Lý Nạp âm Ngũ Hành
-
Nguyên Lý Hình Thành "Ngũ Hành Nạp Âm" - TuViLySo.Org
-
NGUYÊN LÝ NẠP ÂM - Lý Số Việt Nam
-
Đâu Là Nguyên Lý Ngũ Hành Nạp âm Của 60 Hoa Giáp
-
Ngũ Hành Nạp Âm Là Gì? - NHÃ LÝ SỐ
-
NGUYÊN Lý Nạp âm - Tài Liệu Text - 123doc
-
Bài 13 Luận Chứng Ngũ Hành Nạp âm - Nguyenk
-
Tìm Hiểu Về Ngũ Hành Nạp âm - Tử Vi Tâm Linh
-
NGŨ HÀNH NẠP ÂM - Facebook
-
Ngũ Hành Nạp âm: Kim - Học Viện Lý Số
-
Giải Thích ý Nghĩa Của Nạp âm Các Ngũ Hành | N.T.H Designer
-
Ngũ Hành Nạp âm - Một Số Tác Giả! [Lưu Trữ]
-
[PDF] MỘT VÀI MÔ HÌNH NẠP NGŨ HÀNH CHO CÁC CẶP CAN CHI
-
Bàn Về Nạp âm, Ngũ Hành Bản Mệnh - Phong Thủy Nguyễn Hoàng