NGUYÊN Lý Nạp âm - Tài Liệu Text - 123doc

Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thể loại khác
  4. >>
  5. Tài liệu khác
NGUYÊN lý nạp âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (445.38 KB, 58 trang )

NGUYÊN LÝ NẠP ÂMLý Trần Lê25/8/2012I/ PHẦN MỞ ĐẦUNạp Âm là khái niệm vô cùng quan trọng của Dịch Học. Trong Thuyết Tam TàiTHIÊN – ĐỊA – NHÂN thì NHÂN chính là Ngũ Hành của Nạp Âm. Trong nhiềumôn thuật của Lý Số thì Ngũ Hành của Nạp Âm là cái HỒN, là TÂM LINH củaCON NGƯỜI. Quan trọng là vậy, thế nhưng đã qua hàng nghìn năm nay hầunhư ít ai thấu hiểu được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm .+ Thiệu Vĩ Hoa ( Nhà Dịch Học Danh Tiếng Trung Quốc hiện nay ), trong Sách“ Dự đoán theo Tứ Trụ ” và Sách “ Chu Dịch với Dự Đoán Học ” đã viết :“Trong Bảng 60 Giáp Tý, căn cứ nguyên tắc gì để nạp Âm Ngũ Hành? Ngườixưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn đượcminh bạch, do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hóa vôcùng, cho đến nay đối với giới Học Thuật của Trung Quốc vẫn còn là một bíẩn ’’ .+ Học Giả THIÊN SỨ, trong bài “ BÍ ẨN 60 HOA GIÁP ” đăng trên Diễn Đànvietlyso.com, cho rằng Thẩm Quát đã sai khi lý giải về vấn đề Nạp Âm vàcuối cùng Ông kết luận :“ Trải qua hàng ngàn năm, mặc dù hết sức cố gắng, những nhà nghiên cứucổ kim vẫn không thể nào tìm ra được nguyên lý nào làm nên sự lập thànhbảng nạp âm Lục Thập Hoa Giáp. … Còn bảng Lục Thập Hoa Giáp lưu truyềnqua cổ thư Chữ Hán thì ngay cả người Hán cũng chẳng biết nguyên lý nàotạo ra nó và rối mù “.+ Nhà Dịch Học Nguyễn Mạnh Linh trong Bộ HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ củaDoãn Lộc do Ông chú giải, thì phần Nạp Âm này, Ông cũng chỉ viết y nguyênnhư trong Sách HIỆP KỶ BIỆN PHƯƠNG THƯ ( HKBPT )của Mai Cốc Thành,không có thêm lời chú giải nào.+ Có khá nhiều tác giả đã gắng giải thích vấn đề Nạp Âm , nhưng cũng chỉ làtrích dẫn những điều vốn rất bí ẩn trong Bài Nạp Âm của Thẩm Quát màchẳng lý giải thêm được ý nào, thậm chí còn trích dẫn luôn cả những chỗ saitrong bài đó.(Trong Bài Nạp Âm của Thẩm Quát - in trong HKBPT, Bản dịch của Vũ HoàngLân Bình , tôi phát hiện có đến 7 chỗ sai sót, không hiểu do đâu - LTL ).+ Bất cứ ai, hễ bước chân vào lĩnh vực Lý Số đều có chung một điều day dứt :Nạp Âm thật quá mơ hồ và huyền bí, không sao hiểu được. Khi thổ lộ tâmtrạng bức xúc đó ra thì được các bậc đàn anh, các bậc Trí Giả khuyến cáo :“Cứ chấp nhận như vậy đi, đừng mất thì giờ vô ích về chuyện Nạp Âm. Xưanay nó vẫn huyền bí, không ai giải thích nỗi ! ”Như vậy là cho đến nay chưa có ai lý giải được Nguyên Lý của Phép Nạp Âm.Thực ra, những điều gọi là huyền bí đó , đã được THẨM QUÁT ( 1031 –1095 )giải thích trong bài Nạp Âm rồi.* Bài NẠP ÂM của Thẩm Quát được in trong Bộ Sách HKBPT. Sách được biênsoạn dưới thời Vua Càn Long, cách nay trên 200 Năm.*Thẩm Quát là Nhà Khoa Học kiệt xuất thời Bắc Tống (960 – 1279), nghĩa làNguyên lý Nạp Âm đã được Ông giải thích cách nay đã trên 1000 năm.Nhưng tại sao không có ai hiểu ?Phải chăng là vì Thẩm Quát nói sai , hay vì bài viết quá súc tích , có quánhiều điển tịch uyên thâm ?Để khỏi mất thời gian tìm kiếm của Quý Vị và để thuận tiện cho việc trìnhbày, tôi trích dẫn ra đây bài viết đó của Thẩm Quát. Bài này được dẫn ra từSách HKBPT, Bản Dịch của Vũ Hoàng-Lân Bình, Nhà Xuất Bản VHTT, 2008.Trang 105.NẠP ÂM“ Thẩm Quát nói rằng: Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếmthấy. Đại để 60 luật lữ cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luậtnạp 60 âm. Phàm khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải, âm khởi từphương Tây mà đi về bên trái, âm dương đan xen nhau mà sinh biến hóa.Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở mộc, đi vềbên phải chuyển tới hỏa, hỏa chuyển tới thổ, thổ chuyển tới ở kim, kimchuyển tới ở thủy. Chỗ bảo rằng âm bắt đầu ở phương Tây nầy là ngũ âm bắtđầu ở kim, chuyển xoay về bên trái tới hỏa, hỏa chuyển tới mộc, mộc chuyểntới thủy, thủy chuyển tới thổ (nạp âm với nạp Giáp của Dịch cùng mộtphương pháp, Càn nạp Giáp mà Khôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hếtở Khôn. Nạp âm bắt đầu ở kim – kim là Càn vậy, chung ở thổ – thổ là Khônvậy). Phép của nạp âm cùng loại với lấy vợ, cách tám sinh con ,như thể phéptương sinh của luật lữ. Ngũ hành trước trọng sau mạnh, mạnh mà sau quý.Tam nguyên của Độn Giáp đã ghi chép như thế vậy. Giáp tí là trọng của Kim(Thương của Hoàng chung), lấy vợ cùng vị tức là Ất sửu (Thương của Đại Lữcùng ngôi vị). Đó là cặp của Giáp với Ất, Bính với Đinh. Ở dưới đều phỏngtheo thế (1). Cách tám sinh ra Nhâm thân ở dưới là mạnh của Kim (Thươngcủa Di tắc), cách tám đó là Đại lữ (2) sinh ra Di Tắc vậy. Ở dưới đều phỏngtheo thế. Nhâm thân lấy vợ cùng một ngôi vị là Quý dậu (Thương của Namlữ). Cách tám, Canh thìn sinh ở trên la quý của Kim (Thương của Cô tẩy), nhưthế tam nguyên của kim hết . Nếu chỉ lấy thời dương mà nói thì dựa vào ĐộnGiáp chuyển thuận: trọng-mạnh-quý. Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển :mạnh-trọng-quý. Canh Thìn lấy vợ Tân tỵ cùng ngôi vị (Thương của trọng lữ),cách tám ở dưới sinh Mậu tí, trọng của hỏa (Chủy Kim của Hoàng chung) (3).Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, hỏa Mậu tí - Kỷsửu (Chủy của Đại lữ) sinh ra Bính thân, mạnh của hỏa (Chủy của Di Tắc)Bính Thân lấy vợ Đinh dậu (Chủy của Nam lữ) sinh Giáp thìn, quý của hỏa(Chủy của Cô tẩy) Giáp thìn lấy vợ Ất tỵ (Chủy của Trọng lữ) sinh Nhâm tí,trọng của mộc (Giác của Hoàng chung). Tam nguyên hỏa hết thì đi về bêntrái chuyển tới ở phương Đông nam – mộc. Như đi về bên trái đến Đinh tỵlà Cung của Trọng lữ ngũ âm hết lần một (4). Quay lại từ Giáp ngọ, trọng củakim, lấy vợ Ất mùi, cách tám sinh Nhâm dần. Giống như phép của Giáp títhì hết ở Quý Hợi(5) (gọi là Nhuy tân lấy vợ Lâm chung, trên sinh ra loại củaThái thốc) (6). Tí đến Tỵ là dương, vì vậy từ Hoàng chung đến Trọng lữ, đềuhạ sinh. Từ Ngọ đến Hợi là âm, vì vậy từ Lâm chung(7) đến Ứng chung đềuthượng sinh ” .( Những chỗ gạch dưới và đánh số là những chỗ cần đính chính – LTL ) .Như Quý Vị thấy đấy, rất khó mà đọc và hiểu được bài viết đó.Đúng là bài quá súc tích, có quá nhiều điển tịch uyên thâm. Chẳng hạn như :Luật Lữ , cách 8 sinh con , sinh trên, sinh dưới, Hoàng Chung, Đại Lữ, Thươngcủa Hoàng Chung , Đại Lữ sinh Di Tắc, Tam nguyên của Kim; sao lại TrọngMạnh-Quý mà không là Mạnh-Trọng-Quý ? …Hơn nữa, bài in quá rối mắt; thiếu những dấu phân cách, xuống dòng , cónhững chỗ sai làm cho ta càng thêm khó đọc.Trước tiên tôi đính chính lại 7 điểm đã đánh dấu trong bài trên, sau đó chéplại bài cho thông thoáng dễ nhìn, đồng thời đánh số vào những chỗ cần giảithích để tiện theo dõi.Đính chính1/ Bỏ dòng ( 1 ) này đi , vì câu lủng củng, vả lại ý chính của nó đã có ở phíadưới.2/ ( 2 ) Cách tám sinh đó là Đại Lữ sinh ra Di Tắc. Câu này sai. Cần sửa lạilà Hoàng Chung sinh ra Di Tắc.3/ ( 3 ) Bài viết là “Chủy Kim của Hoàng Chung ’’. Câu này vô nghĩa, cần sửalại : Bỏ chữ Kim đi. Câu đúng là Hoàng Chung của Chủy .4/ ( 4 ) : Bài viết là “ … Cung của Trọng Lữ ngũ âm hết lần một “.Sửa lại : thêm dấu châm câu vào giữa hai chữ “ Lữ và ngũ “. Câu đúng là “ …Cung của Trọng Lữ . Ngũ Âm hết lần một “.5/ ( 5 ) : Bài viết là “ … thì hết ở Quý hợi “. Câu này sai. Cần sửa lại là “ … thìhết ở Đinh Hợi “.6/ Câu ( 6 ) đặt không đúng chỗ, cần đặt nó vào sau câu “ cách tám sinhNhâm Dần “ ở phía trên.7/ ( 7 ) : Bài viết là “ từ Lâm Chung đến Ứng Chung “. Cần sửa lại là “ từ NhuyTân đến Ứng Chung “.Chép lại Bài Nạp Âm của Thẩm Quát:Thẩm Quát nói rằng:Sáu mươi Giáp Tý có nạp âm, ý đó vốn mới mẻ hiếm thấy.Đại để 60 luật lữ(1) cùng nhằm làm cung pháp một luật hàm 5 âm, 12 luật,nạp 60 âm.Phàm Khí bắt đầu ở phương Đông mà đi về bên phải,Âm khởi từ phương Tây mà đi về bên trái.Âm Dương đan xen nhau mà sinh biến hóa.(2)+ Chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy làbốn mùa bắt đầu Mộc,đi về bênphải chuyển tới Hỏa,Hỏa chuyển tới Thổ,Thổ chuyển tới ở Kim,Kim chuyển tới ở Thủy.(3)+ Chỗ bảo rằng Âmbắt đầuởPhương Tâynầy làNgũ Âmbắt đầu ở kim,chuyển xoay về bên trái tới Hỏa,Hỏa chuyển tới Mộc,Mộc chuyển tới Thủy.Thủy chuyển tới thổ .(4)( Nạp Âm với nạp Giáp của Dịch cùng một phương pháp : Càn nạp Giáp màKhôn nạp Quý, bắt đầu ở Càn mà chung hết ở Khôn. Nạp Âm bắt đầu ở Kim –Kim là Càn vậy, chung ở Thổ – Thổ là Khôn vậy).(5)Phép của Nạp Âm cùng loại với Luật Thú Thê :cách tám sinh con,như thểphép tương sinh của Luật Lữ.(6)Ngũ hành trước Trọng sau Mạnh, Mạnh rồi sau Quý( Tam nguyên của ĐộnGiáp đã ghi chép như thế vậy ).(7)ngôiBắt đầu từ Giáp Tý1/Giáp Tý là Trọng của Kim (Hoàng Chungcủa Thương ), lấy vợ cùng vị tức làẤt Sửu ( Ất Sửu là Đại LữcủaThương, cùng ngôi vị). (8) .Cách 8 sinh ra Nhâm Thân ở dưới.Nhâm Thân là Mạnh của Kim ( Di Tắccủa Thương ) (9).Cách tám đó là Hoàng Chung sinh ra Di Tắc vậy (10)Ở dưới đều phỏng theo thế.2/Nhâm Thânlấy vợ cùng một ngôi vị,đó là Quý Dậu (Nam lữ củaThương) (11).Cách tám, sinh trên ra Canh Thìn là Quý của Kim (Cô Tẩy củaThương). Như thế Tam Nguyên của Kim hết(12).Nếu chỉ lấy thời Dương mà nói thì dựa vào Độn Giáp chuyển thuận: Trọng Mạnh - Quý (13). Nếu kiêm nói về vợ thì nghịch chuyển : Mạnh-Trọng-Quý.3/Canh Thìn lấy vợ Tân Tỵ cùng ngôi vị - Trọng Lữ của Thương, cách tám ởdướisinh Mậu Tý - Trọng của Hỏa (Hoàng Chung của Chủy) (14).Tam nguyên hết thì đi về bên trái chuyển tới phương Nam, Hỏa (15).4/Mậu Tý lấy vợ là Kỷ Sửu (Đại lữ của Chủy), sinh ra Bính Thân, Mạnh củaHỏa (DiTắc của Chủy).5/ Bính Thân lấy vợ là Đinh Dậu (Nam lữ của Chủy), sinh Giáp Thìn,Quý củaHỏa (Cô tẩy củaChủy). 6/ Giáp Thìn lấy vợ Ất Tỵ (Trọng Lữ củaChủy), sinh Nhâm Tý --Trọng của Mộc (Hoàng chung của Giốc). ( 16a ) Tamnguyên Hỏa hết thì đi về bên trái chuyển tới ở phương Đông- Nam –Mộc (16b) .Tiếp tục như vậy, đi về bên trái, ta sẽ đến Đinh Tỵ là Trọng lữ của Cung .Ngũ âm hết lần một (17).Quay lại từ Giáp NgọGiáp Ngọ,Trọng của kim, Giáp Ngọ lấy vợ Ất Mùi, cách tám sinh Nhâm Dần( Gọi là, Nhuy Tân lấy vợ Lâm Chung, Thượng Sinh ra Thái Thốc) (18).Tiếp tục, giống như đã làm với Giáp Tý , vòng này sẽ kết thúc tạiĐinhHợi(19).TừTí đến Tỵ là Dương, vì vậy từ Hoàng Chung đến Trọng Lữ, đều hạ sinh.(20a) Từ Ngọ đến Hợi là Âm, vì vậy từ NHUY TÂN đến Ứng Chung đềuthượngsinh(20b).&&&&&&&&&&&&&&&&&Tôi đã rất kiên nhẫn đọc bài Nạp Âm đó, đã hiểu được đôi điều và thấy rằngThẩm Quát nói đúng.Xin tải lên đây một số kết quả bước đầu mà tôi đã thu hoạch được để chia sẻvới Quý Vị, Quý Bạn . Chắc chắn bài viết còn có nhiều chỗ sai sót nhầm lẫn .Hy vọng sẽ được Quý Vị, Quý Bạn phân tích góp ý, sửa chữa , bổ sung nhằmlàm sáng tỏ, thật sáng tỏ những điều bí ẩn đã quá “ thâm căn cố đế ” này.Xin chân thành và cảm ơn trước Quý Vị và Quý Bạn.PHẦN II : KHƠI THÔNG NHỮNG ĐIỀU KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂMA/ Trước hết xin thống nhất lại một số thuật ngữ sau.Khi nói về Nạp Âm, ta thường gặp những câu nói như sau :1/ Nhiều người thường nói “ Ngũ hành nạp âm” hoặc “ Nạp âm Ngũ hành”.Nói như thế là không đúng, vì mỗi Hành tự nó đã có Âm rồi - Âm là Bản tínhcủa Ngũ Hành. Cũng không cần nạp thêm Âm cho Ngũ Hành vì mỗi Hành chỉmang một Âm thôi.Ngũ Âm của Ngũ HànhNgũ hành.....Thổ.........Kim...........Mộc...............Hỏa........ThủyNgũ Âm........Cung......Thương.....Giốc(giác)....Chủy.......VũVậy, có lẽ ta nên nói : “Cái ” được sinh ra sau khi đã Nạp Âm cho mỗi cặpCan Chi là Ngũ Hành của Nạp Âm.2/ Rất nhiều người hỏi : a/ Tại sao trong Phép Nạp Âm lại có chuyện ngượcđời : Kim sinh Hỏa, Hỏa sinh Mộc , b/ Tại sao Giáp (Mộc) hợp với Tý (Thủy) lạithành Hải Trung Kim ?Ý kiến về hai câu hỏi đó như sau : a/ Luật của Phép Nạp Âm không tuân theoquy luật tương sinh của Ngũ hành, do đó không thể nói “ Kim sinh Hỏa, Hỏasinh Mộc, … “ mà nói ” Tam nguyên của Kim hết thì chuyển xoay về bên tráitới Hỏa , Hỏa hết thì chuyển tới Mộc, … – Cũng giống như ta vẫn thường nói “hết Xuân thì sang Hạ” vậy. b/ Trong Phép Nạp Âm, không phải là CAN hợp Chithành Ngũ Hành, mà là : Can Chi được nạp Âm hóa Ngũ Hành.Vậy, để làm bật lên bản chất của vấn đề Nạp Âm, ta cần hỏi :+ Sao lại phải Nạp Âm ?+ Mỗi cặp Can Chi được nạp âm gì và được “cái ” gì ?Những câu hỏi này mở ra một ý tưởng mới : Đã có các quy tắc cho Can hợpCan ( Ngũ hợp), Chi hợp Chi (Lục hợp, Tam hợp ), sao lại không có quy tắccho Can hợp Chi ?Vấn đề đặt ra như vậy là có lý. Vì ta luôn luôn gặp những cặp Can Chi luônsánh vai với nhau, gắn bó khăng khít với nhau, chẳng hạn như : Giáp-Tý , ẤtSửu, … Chắc hẳn giữa chúng phải có một mối quan hệ khách quan nào đó, vàta nghĩ ngay đến khả năng hợp hóa của chúng. Nhưng vì Can và Chi thuộchai Không Gian khác nhau, Can thuộc Trời (Thiên Can), Chi thuộc Đất ( ĐịaChi ), muốn đến với nhau chúng cần phải có “Tác Nhân”.Thẩm Quát là người rất tinh tường về Âm Luật, Âm Nhạc và Dịch Học, có lẽtrên nền tảng kiến thức uyên bác đó, Ông phát hiện ra rằng, “Tác Nhân” đóphải là những Âm thanh xác định - Nhạc Âm. Từ đó, Ông giải thích Nguyên Lýcủa Phép Nạp Âm.Để hiểu được bài Nạp Âm của Thẩm Quát, trước hết cần khơi thông nhữngkhái niệm khó hiểu trong bài đó.B) LÝ GIẢI NHỮNG KHÁI NIỆM KHÓ HIỂU TRONG BÀI NẠP ÂMĐây là phần quan trọng nhất của bài viết này. Để Quý Vị dễ theo dõi, tôi sẽtrình bày như sau : Giải thích từng Khái Niệm rồi chỉ ra vị trí của Khái Niệmđó trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát. Các Khái Niệm đó ở trong bài đã đượcđánh số thứ tự.Chú giải những điều khó hiểu.1/ Âm và Luật Lữ (1) ( (1) là chỗ đánh dấu trong bài Nạp Âm của Thẩm Quát).a / Âm :Âm nói ở đây không phải là Khí Âm (như có người đã nhầm tưởng) mà là ÂmThanh, nhưng không phải là âm tùy ý mà là những Âm có cao độ xácđịnh – Nhạc Âm ( Những Âm được dùng trong Âm Nhạc ). Chẳng hạn như,ngày nay ta biết : Âm Đô có độ cao chuẩn là 523,25hz/s, Âm Rê là 587,33hz/s , … Âm mà Thẩm Quát nói đến là Ngũ Âm và những Âm được sinh ra từLuật Lữ.Ngũ Âm là : Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ. Đối chiếu với Âm Nhạc TâyPhương thì các Âm đó lần lượt tương ứngvới : Fa(F), Sol (G), La (A), Đô ©, Rê ( D ).Bảng 2Bảng 2.JPG [ 27.6 KiB]b/ Luật Lữ ( còn gọi là Luật Lã )Khi Thiên Hạ đã thái bình thịnh trị,Hoàng Đế ( Thế kỷ 26 trước CN ) lệnh choNhạc Sư LINH LUÂN xây dựng Âm Luật để sáng tác được nhiều Nhạc Phẩm,chế tạo Nhạc Khí để diễn tả cảnh Thái Hòa của Đất Nước trước Muôn Dân.Linh Luân nhận thấy rằng, chỉ có Ngũ Âm thôi thì Âm Nhạc quá đơn điệu,nghèo nàn và nếu độ cao của các Âm không theo một chuẩn mực xác địnhthì không thể đồng ca, hòa tấu với nhau được. Do đó, việc đầu tiên là phảitạo ra được các Âm Mẫu. Để tạo ra những Âm mẫu, ngày nay ta có Diapasonvà các thiết bị điện tử đo tần số dao động của Âm, còn ở thời kỳ cổ xưa đó,Linh Luân dùng các ống trúc có kích thước xác định ( về độ to nhỏ, dài ngắn )để tạo ra những Âm Mẫu. Khi thổi vào những ống trúc đó, chúng sẽ phát ranhững âm cao thấp trầm bổng khác nhau ( Giống như sợi dây đàn, dây cànglớn và dài thì âm càng trầm, dây càng ngắn và nhỏ thì âm càng cao ). LưuLinh chọn ra 12 Âm từ 12 ống trúc đã được xác định kích thước để làm Âmmẫu, rồi sắp xếp chúng thành hai loại theo tiêu chí Âm Dương : 6 Âm có tínhDương gọi là Dương Luậtvà 6 Âm có thuộc tính Âm gọi là Âm Lữ. Dương Luậtvà Âm Lữ gọi chung là Luật Lữ (Luật Lã) .12 Âm của Luật Lữ lại được cho tương ứng với 12 Địa Chi.a / 6 Âm thuộc Dương Luật là :1/ Hoàng Chung : Ứng Chi Tý - Tháng 11.2/ Thái Thốc : Ứng với Chi Dần - Tháng Giêng.3 / Cô Tẩy : Ứng với Chi Thìn - Tháng Ba.4/ Nhuy Tân : Ứng với Chi Ngọ - Tháng Năm.5/ Di Tắc : Ứng với Chi Thân - Tháng Bảy.6/ Vô Dịch ( Vô Xạ ) : Ứng với Chi Tuất - Tháng Chín.b/ 6 Âm thuộc Âm Lữ là :1/ Lâm Chung : Ứng với chi Mùi - Tháng Sáu 6 .2/ Nam Lữ : Ứng với Chi Dậu - Tháng Tám.3/ Ứng Chung : Ứng với Chi Hợi - Tháng Mười.4/ Đại Lữ : Ứng với Chi Sửu - Tháng Chạp.5/ Giáp Chung : Ứng với Chi Mão - Tháng Hai.6/ Trọng Lữ : Ứng với Chi Tỵ - Tháng Tư.Như vậy, Dương Luật ứng với các Chi Dương, Âm Lữ tương ứng với các ChiÂm.c/ Độ cao của ÂmĐộ cao của Âm được Linh Luân căn cứ theo Âm phát ra từ những ống trúc đãđược xác định về độ lớn nhỏ, dài ngắn . Ở đây chỉ giới thiệu độ dài ngắn củaống trúc :Hoàng Chung : Ống trúc dài 9 thốn,Đại Lữ : Ống trúc dài 8 thốn 3 phânThái Thốc : -- 8 thốnGiáp Chung : -- 7 thốn 4 phânCô Tẩy : -- 7 thốn 1 phânTrọng Lữ : -- 6 thốn 5 phânNhuy tân : -- 6 thốn 2 phânLâm Chung : -- 6 thốnDi Tắc : -- 5thốn 5 phânNam Lữ : -- 5 thốn 3 phânVô Dịch ( Vô Xạ ) : -- 4 thốn 8 phânỨng Chung : -- 4 thốn 6 phân.Chú ý : Độ cao của các Âm nói trên thuộc Âm Giai Cung – Âm Cung là ÂmChủ.Xếp xen kẽ 12 Âm của Hệ Luật Lữ, ta được một Hệ Thống 12 Âm có CAO ĐỘtuần tự từ thấp đến cao như sau :Hoàng Chung - Đại Lữ - Thái Thốc - Giáp Chung - Cô Tẩy - Trọng Lữ - NhuyTân - Lâm Chung - Di Tắc - Nam Lữ - Vô Dịch ( Vô Xạ ) - Ứng Chung.Nếu sắp xếp 12 Âm đó trên một vòng tròn thì ta dễ thấy các Âm đó được xếptuần hoàn theo chu kỳ 12 Âm.Hình 1Hình 1.JPG [ 58.08 KiB]Độ cao của Âm tăng dần khi di chuyển theo chiều thuận (chiều quay của KimĐồng Hồ).Nếu bắt đầu từ Hoàng Chung thì dãy Âm tăng dần sẽ là : HoàngChung, Đại lữ, …., Nhuy Tân, Lâm Chung, … , Vô Dịch, Ứng Chung. Hết mộtvòng , tiếp tục vòng thứ hai, Hoàng Chung, Đại Lữ, … nhưng độ cao củanhững Âm này tăng lên 1 Quãng 8 ( Octave ). Nếu theo chiều ngược thì độcao của Âm giảm dần. Khi hết một vòng, nếu tiếp tục theo hướng đó thì độcao của Âm sẽ giảm đi một quãng 8. Hệ thống Âm nói trên được xem nhưmột Âm Giai Chromatique trong Âm Nhạc Tây Phương ( GammeChromatique ). Mỗi âm giai có thể lấy bất cứ âm nào của Ngũ Âm làm ÂmChủ ( Âm đứng ở bậc I - Hoàng Chung ).* Trên một dây đàn, ta có thể lựa phím để có được 12 Âm như thế và ta cũngcó thể có được những Âm như thế nhưng cao hơn hoặc thấp hơn một vàiquãng 8 ( Octave ).Bậc của các Âm trong Âm Giai.Để tìm cái chung nhất cho các Âm Giai, người ta đặt tên cho các Âm của ÂmGiai theo BẬC thứ tự từ thấp lên cao, bắt đầu từ Âm Chủ ( Chủ Âm ) , Âm Chủchính là Hoàng Chung : Bậc I .Vậy ta có : Bậc I : Hoàng Chung , Bậc II : Đại Lữ , Bậc III : Thái Thốc , Bậc IV :Giáp Chung , …Âm Chủ có thể thay đổi, kéo theo các Âm của Âm Giai thay đổi độcao. Nhưng khoảng cách về cao độ giữa các Bậc thì không thay đổi. Ví nhưkhi ta hát một bài hát , ta có thể hát cao lên hoặc thấp xuống để phù hợp vớitầm cỡ giọng của mình, như vậy gọi là thay đổi Âm Giai ( Giọng, Điệu thức ),thay đổi Chủ Âm.Ví dụ :Bảng 3Bảng 3.JPG [ 54.41 KiB]Ta cũng cần biết rằng, Âm Nhạc đã ra đời ít nhất là 10 nghìn năm trước, chonên việc Lưu Linh đặt ra Luật Lữ vào Thời Hoàng Đế là hoàn toàn có thể tinđược.* Nhà Triết Học và Toán Học Cổ Đại Hy Lạp Pythagore ( khoảng 580 – 500,trước CN ) đã có công chia Âm Giai thành các Quãng 8 và chia mỗi Quãng 8thành 12 bậc.Tạo ra 60 Âm :Bảng 4Bảng 4.JPG [ 56.13 KiB]Số lượng Âm :Ứng với mỗi Âm cơ bản của Ngũ Âm ( Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ ), nhờLuật Lữ, ta có được 12 Âm khác nhau, từ đó số lượng Âm được tạo thành là :12 x 5 = 60 ( Âm – Note ). (1)Cách gọi tên Âm : (8), (9)Gọi tên Bậc trước rồi gọi tên Âm Cơ Bản. Còn Thẩm Quát thì gọi Âm Cơ Bảntrước bậc sau . Tôi cho là, cách gọi của Thẩm Quát không đúng.Ví dụ :+ Âm ở ô 15 : Âm này có Bậc III là Thái Thốc. Âm Cơ Bản là Giốc. Vậy, têncủa Âm này là Thái Thốc của Giốc ( Thẩm Quát gọi Âm này là Giốc của TháiThốc).+Âm ở ô số 12 là Ứng Chung của Thương + Âm ở ô 25 là Hoàng Chung củaChủy. (14) + Âm ở ô 42 là Trọng Lữ của Vũ. + Âm ở ô 58 là Nam Lữ củaCung , …@@@@@@@@@@@2/ Khí và Âm (2)Thẩm Quát nói : Phàm Khí bắt đầu ở Phương Đông mà đi về bênphải, Âm khởi từ Phương Tây mà đi về bên trái (2) .Chỗ gọi là khí bắt đầu ở Phương Đông này là bốn mùa bắt đầu từ Mùa Xuân.Phương Đông là nơi Minh Thứ Phong đóng , với Thời Lệnh là Tháng 2. Thời đó,vạn vật xuất ra hết tận. Tháng hai là Trọng Xuân, Âm Dương hội ở GiángLâu,là thời Đẩu kiến Mão. Mão là sự tốt tươi, vạn vật phong phú, tốt đẹp.Trong 10 Can, nó là Giáp, Ất. Giáp là vỏ bọc, ý nói, vạn vật đã xé được cái vỏbọc mà xuất ra. Ất là chen lấn, lấn át, ý nói vạn vật chen lấn nhau mà sinhra. Tháng 2 có Tịch Quái là Quẻ Lôi Thiên Đại Tráng . Đại Tráng là Mạnh, làtươi thơm . Đại Tráng có Ngoại Quái là Chấn, Nội Quái là Càn. Tháng 2 làTháng của Tứ Dương. Tóm Tóm lại, ở Phương Đông khí Dương bắt đầu “ ĐạiTráng ” và theo Bát Quái thì Phương Đông là nơi có Quẻ Chấn đóng ( và ngaytrong Quẻ Đại Tráng cũng có Quẻ Chấn ) . Sấm động làm cho Khí Dương bốclên rồi đi về bên phải .Âmbắt đầu ở Phương Tây – Cung Dậu, nơi có Quẻ Đoài. Đoài là Kim, là Kimloại, là Nhạc Khí. Âm này là Ngũ Âm chứ không phải là khí Âm .Có một số Tác giả đã sửa lại bài của Thẩm Quát như sau : “ Phàm Dương “Khí ” bắt đầu ở Phương Đông mà đi về bên phải, Âm “Khí ” khởi từ phươngTây mà đi về bên trái ….”.Dương Khí thì đúng rồi. Còn “Âm” mà Thẩm Quát nói ở đây chắc hẳn khôngphải là Âm “Khí “. Vì nếu là Âm “ Khí “, thì còn cái gì gọi là “ Âm ” ở đây nữađể mà Nạp Âm ?Âm bắt đầu ở KIM, vì Kim có thể thu nhận tiếng mà truyền bá khíra rồi chuyển xoay về bên trái tới Hỏa ,rồi từ Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc tớiThủy, rồi Thủy chuyển tới Thổ - Hướng di chuyển của Âm không trùng vớihướng tương sinh của Ngũ Hành. Mặt khác, Thổ ở Trung Cung có Âm là Cung– Quân ( Vua ) . Âm Cung điều xướng Tứ Phương, làm Chủ Ngũ Âm. Còn Kimcó Âm là Thương - Thần, có trách nhiệm thực thi lệnh Vua, làm cho mọi sự trởnên hiển dương tốt đẹp. Âm khởi từ Kim là vậy.Vậy, Dương Khí ở Phương Đông bốc lên mà đi về bên phải, Âm ( Ngũ Âm )khởi từ Phương Tây, xuất phát từ Kim mà đi về bên trái. Khí và Âm hòa quyệnvào nhau, đan xen nhau mà sinh biến hóa.Hình 2Hình 2.Khí và Âm.JPG [ 32.88 KiB]3/Cùng Ngôi Vị : (8)a/ Hai Âm liền nhau theo thứ tự Dương trước Âm sau , tức là Âm đầu là Luật,Âm sau là Lữ, gọi là hai Âm cùng Ngôi Vị.Ví dụ : Các cặp Âm : Hoàng Chung – Đại Lữ ; Thái Thốc – Giáp Chung ; CôTẩy – Trọng Lữ , … là cùng Ngôi Vị.Do đó ta chỉ cần xác định Âm cho thởi Dương, tức là tìm những Âm thuôcDương Luật. Còn Âm Lữ thì suy ra từ quan hệ cùng ngôi vị ( chế độ “ ăn theo” ) . Hai Âm cùng ngôi vị là một Luật một Lữ liền Bậc với nhau, Luật trước, Lữsau. ( Xem Hình 1 ).(13).b/ Lấy vợ cùng ngôi (8) , (11)Mỗi Âm lại ứng với một cặp Can-Chi. Do đó, cứ hai cặp Can Chi Dương Âmliền nhau là cùng Ngôi Vị. Ví dụ : Giáp Tý - Ất Sửu , Bính Dần- Đinh Mão , MậuThìn – Kỷ Tỵ , …Thẩm Quát nói : Giáp Tý lấy vợ cùng ngôi vị là Ất Sửu. Nhâm Thìn lấy vợ cùngngôi vị là Quý Dậu,… Về Can Chi, ta cũng chỉ cần quan tâm đến cặp Can ChiDương, còn cặp Can chi Âm cùng Ngôi vị thì được hiểu theo “ chế độ ăn theo”.4/Tam Nguyên :Tam Nguyên gồm có : Thượng Nguyên – Trung Nguyên – Hạ Nguyên. Thuậtngữ Tam Nguyên được dùng để chỉ những đối tượng được chia thành ba thờikỳ có thứ tự trước sau và tuần hoàn theo chu kỳ đó.Khái niệm Tam Nguyên được ứng dụng nhiều trong các Bộ Môn Lý số, đặcbiệt là trong Độn Giáp, Phong Thủy.Ví dụ :+ Về thời gian, thì Tam nguyên là :- Nếu tính theo năm thì một Tam nguyên gồm 180 Năm, mỗi Nguyên dài 60Năm ( Một Lục Thập Hoa Giáp ). Hiện nay chúng ta đang ở Tam Nguyên thứ28 và Vận 8 của Hạ Nguyên (Năm 2004 – Năm 2023).- Kỳ môn Nguyệt Gia lại lấy 60 Tháng ( 5 Năm ) tính là một Nguyên, như vậymột Tam Nguyên gồm 15 Năm.Tam nguyên lại chia ra Thượng Nguyên , TrungNguyên , Hạ Nguyên.+ Trong Độn Giáp, mỗi Tiết Khí ( 15 ngày ) được chia thành 3 giai đoạn vàđược gọi là Thượng Nguyên - Trung Nguyên – Hạ Nguyên.+ Trong Phong Thủy : -Phương vị của Phi Tinh Thái Tuế được xác định theoTam Nguyên.-Mỗi Quẻ Bát Quái gồm 3 Sơn và được gọi là Tam Nguyên Đại Quái Long.( Trong hệ thống thi cử Nho Học của ta có Học Vị Tam Nguyên. Đó là Tên Hiệungười đỗ đầu cả ba kỳ Thi Hương, Thi Hội, Thi Đình. Ví dụ Tam Nguyên YênĐỗ - Nguyễn Khuyến ).5/ Trọng - Mạnh - Quý :a/ Mạnh – Trọng – QuýMạnh : là lớn, là thứ nhất.Trọng : là thứ hai, là ở giữa.Quý : là thứ ba, là út, chót, cuối cùng.Ví dụ :+ Tên các Tháng trong mỗi Mùa :Mùa Xuân : Tháng Giêng ( Dần ) là Mạnh Xuân, Tháng Hai ( Mão) là TrọngXuân, Tháng Ba ( Thìn ) là Hạ Xuân.Mùa Hạ : Mạnh Hạ là Tháng Tư ( Tỵ ), Trọng Hạ là Tháng Năm ( Ngọ ) và QuýHạ là Tháng 6 ( Mùi ).Mùa Thu : Mạnh Thu : Tháng 7 ( Thân ), Trọng Thu : Tháng 8 ( Dậu ), Quý Thu: Tháng 9 ( Tuất ).Mùa Đông : Mạnh Đông : Tháng 10 ( Hợi ), Trọng Đông : Tháng 11 ( Tý ), QuýĐông : Tháng 12 ( Sửu ).+ Các Địa Chi được sắp xếp theo Mạnh-Trọng-Quý :Tứ Mạnh : Dần , Thân , Tỵ , Hợi( Đây là Nhóm Tứ Sinh )Tứ Trọng : Tý , Ngọ , Mão , Dậu ( Đây là Nhóm Tứ Vượng )Tứ Quý : Thìn , Tuất , Sửu , Mùi ( Đây là Nhóm Tứ Mộ )b/ Trọng – Mạnh – Quý.Độn Giáp quy định, những cặp Can Chi mà Địa Chi là :+ Tý, Ngọ, Mão, Dậu thì thuộc Thượng Nguyên .+ Dần , Thân , Tỵ , Hợi thuộc Trung Nguyên.+ Thìn , Tuất , Sửu , Mùi thuộc Hạ nguyên.Trong Phép Nạp Âm, ta chỉ quan tâm đến thời Dương : Tý, Ngọ, Dần, Thân,Thìn Tuất.Trong Tam Nguyên đòi hỏi có sự tuần hoàn theo chu kỳ, còn trong MạnhTrọng-Quý không đòi hỏi điều đó, bộ ba Mạnh-Trọng-Quý có thể chỉ xuất hiệnmột lần.c/ Ứng dụng của Tam Nguyên và Trọng-Mạnh-Quý vào Phép Nạp Âm@ Thượng Nguyên :a) Cặp Can Chi Giáp Tý thuộc Thượng Nguyên vì Tý thuộc Thượng Nguyên. Tađã biết Giáp Tý có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim mà Tý lại thuộc Tứ Trọng, dođó, Kim của Giáp Tý được gọi là Trọng của Kim. Lại vì Âm của Kimlà Thương mà Âm này lại thuộc Trọng Kim (Tý) nên được gọi là Hoàng Chungcủa Thương ( Xem giải thích ở phần Âm và Luật Lữ ) (8).Tiếp theo cặp Giáp- Tý, các cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên lần lượt là :Mậu-Tý, Nhâm-Tý , Bính-Tý , Canh-Tý.b ) Cặp Can Chi Giáp-Ngọ thuộc Thượng Nguyên ( vì Chi Ngọ thuộc ThượngNguyên).Giáp-Ngọ có Ngũ Hành Nạp Âm là Kim. Mà Ngọ thuộc Tứ Trọng , nên Kim nàylà Trọng Kim. Âm này được sinh ra ở Ngọ, nên gọi là Nhuy Tân củaThương( Xem Hình 1 ).Tiếp theo cặp Giáp-Ngọ, các cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên lần lượt là :Mậu-Ngọ , Nhâm- Ngọ , Bính-Ngọ , Canh-Ngọ.Có 10 cặp Can Chi thuộc Thượng Nguyên, chia thành 2 vòng. Vòng 1 xuấtphát từ Giáp-Tý , vòng 2 bắt đầu từ Giáp-Ngọ.@ Trung Nguyên :a/ Nếu Thượng Nguyên là Týthì các cặp Can Chi có Chi là Thân thì thuộc TrungNguyên : Nhâm-Thân , Bính-Thân , Canh-Thân , Giáp Thân , Mậu Thân.Lúc này, Hành là Mạnh và Âm là Di Tắc.b/ Nếu Thượng Nguyên là Ngọ thì các Cặp Can Chi có Chi là Dần thì thuộcTrung Nguyên : Nhâm-Dần , Bính-Dần , Canh-Dần , Giáp-Dần , Mậu-Dần.Lúc này, Hành là Mạnh và Âm là Thái Thốc.@ Hạ Nguyên :a/ Nếu Thượng Nguyên là Týthì các cặp Can Chi có Chi là Thìn thì thuộc HạNguyên : Canh-Thìn , Giáp-Thìn , Mậu-Thìn , Nhâm-Thìn , Bính-Thìn.Lúc này, Hành là Quý và Âm là Cô Tẩy.b/ Nếu Thượng Nguyên là Ngọ thì các cặp Can Chi có Chi là Tuất thì thuộc HạNguyên : Canh-Tuất , Giáp-Tuất , Mậu-Tuất , Nhâm-Tuất , Bính-Tuất.Lúc này, Hành là Quý và Âm là Vô Dịch.c/ Trong phép Nạp Âm, mỗi Hành gồm có hai Tam Nguyên :+ Tý – Thân – Thìn+ Ngọ - Dần - Tuất6/ Quá trình phát sinh và phát triển của Khí Dương, Khí Âm :Từ Tý đến Tỵ : Khí Dương tăng, khí Âm giảm . Từ Ngọ đến Hợi : Khí Dươnggiảm, khí Âm tăng. (20)Hình 3: 12 Tịch QuáiHình 3. 12 Tịch Quái.JPG [ 58.77 KiB]Tháng 10 – Tháng Hợi , có Tịch Quái là Quẻ Khôn – 6 Hào đều Âm , là MạnhĐông, Khí toàn Âm.a/ Sang Tháng Tý là Tháng 11 , Tịch Quái là Địa Lôi Phục : Hào 1 Dương, 5Hào trên Âm - Khí Dương bắt đầu sinh, Khí Âm bắt đầu suy.- Tháng Chạp ( Sửu ) : Tịch Quái là Địa Trạch Lâm : Hai Hào dưới Dương, 4Hào trên Âm – Khí Dương tăng dần, Khí Âm giảm dần.- Tháng Giêng ( Dần ) : Tịch Quái là Địa Thiên Thái. Ngoại Quái là Quẻ Khôn,Nội Quái là Quẻ Càn – Khí Dương tăng lên một bậc nữa, đồng thời Khí Âmgiảm tiếp một bậc.- Tháng Hai ( Mão ) : Tịch Quái là Lôi Thiên Đại Tráng : 4 Hào Dương ở dưới, 2Hào Âm ở trên – Khí dương tiếp tục tăng cao và Khí Âm đã giảm mạnh.- Tháng Ba ( Thìn ) : Tịch Quái là Trạch Thiên Quải : 5 Hào Dương ở dưới, chỉcòn một Hào Âm ở trên.- Tháng Tư ( Tỵ ) : Tịch Quái là Quẻ Càn vi Thiên. Lúc này Khí Dương đã pháttriển đến cực đại, Khí Âm đã bị triệt tiêu hết, Khí thuần Dương, là ThángMạnh Hạ.b/ Sang Tháng 5 ( Ngọ ) : Khí Dương bắt đầu giảm, Khí Âm bắt đầu sinh, TịchQuái là Quẻ Thiên Phong Cấu : Bắt đầu xuất hiện một Hào âm – Hào 1, chỉcòn 5 Hào Dương ở trên.Tiếp tục chuyển sang các Tháng 6,7,8,9,10, ta thấy khí Dương cứ giảm dầnvà Khí Âm liên tiếp mạnh dần :-Tháng 6 ( Mùi ) : Tịch Quái là Quẻ Thiên Sơn Độn.-Tháng 7 ( Thân ) - Thiên Địa Bĩ.-Tháng 8 ( Dậu ) - Phong Địa Quán.-Tháng 9 ( Tuất ) - Sơn Địa Bác.- Tháng 10 (Hợi ) – đã nói trên.7 / Thời Dương (13)12 Địa Chi được chia thành 2 nhóm Âm, Dương.+ Nhóm các Địa Chi Dương gồm : Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất.Nhóm này thuộc Thời Dương.+ Nhóm các Địa Chi Âm gồm : Sửu, Mão, Tỵ, Mùi, Dậu, Hợi.Nhóm này thuộc Thời Âm.Trong phép Nạp Âm , ta chỉ cần quan tâm đến Thời Dương là đủ.8/ Nạp Giáp(5)Nhâm, Giáp phùng Càn ( Kim ) ; Quý, Ất Khôn ( Thổ ).Bính Cấn ; Đinh Đoài ; Kỷ Ly môn.Tốn Tân ; Khảm Mậu ; Chấn Canh dồn.Nạp Giáp cũng như Nạp Âm, đều bắt đầu từ Kim và kết thúc ở Thổ .Bài 2 Nạp Âm9/ Cách 8 sinh con : ( 6 )a / Cách Tám :Cách tám, không phải là cách một Quãng 8 ( một Octave ) mà là cách 8 cặpCan-Chi theo thứ tự của Can và Chi.@/ Cách 8 tính theo Can :Bắt đầu từ Can Giáp : Các Can cách 8 lần lượt là:Giáp – Nhâm - Canh - Mậu – Bính - Giáp - Nhâm – Canh - Mậu - - Bính – Giáp Nhâm - Canh - Mậu - Bính.Nếu tiếp tục lấy cách 8, ta lại trở về ban đầu : Giáp-Nhâm-Canh.@/ Cách 8 tính theo Chi :Tý, Ngọ, Mão, Dậu là Tứ trọng của Hành cũng là Thượng Nguyên của mỗiHành. Ta chỉ quan tâm đên hai Chi Dương : Tý, Ngọ.+ Bắt đầu từ Chi Tý. Các Chi cách 8 nối tiếp nhau lần lượt là :Tý- Thân –Thìn .Chỉ có một bộ 3 Chi như thế+ Bắt đầu từ Chi Ngọ. Các Chi cách 8 lần lượt là :Ngọ - Dần – TuấtChỉ có một bộ 3 Chi như vậy.@/ Cách 8 tính theo Can Chi :Lần lượt ghép một Can với một Chi theo thứ tự trên, ta được 30 cặp Can ChiDương theo theo thứ tự cách 8 :+ Ghép theo các Chi : Tý , Thân , Thìn1/ Giáp-Tý , Nhâm-Thân , Canh-Thìn2/ Mậu- Tý , Bính- Thân , Giáp-Thìn3/ Nhâm-Tý , Canh-Thân , Mậu-Thìn4/ Bính-Tý , Giáp-Thân , Nhâm-Thìn5/ Canh-Tý , Mậu-Thân , Bính-ThìnNếu tiếp tục như thế, ta lại trở về ban đầu : Giáp-Tý , Nhâm-Thìn,…Những cặp Can Chi này được sắp xếp trên Bảng 60 Giáp Tý thành 3 cột :Tý, Thân , Thìn (Xem Bảng 7 )( Nếu ta tiếp tục tính cách 8 theo Can Chi như trên thì ta lại trở về cặp GiápTý – nghĩa là trở lại từ đầu chứ không phát triển thêm được. Tại sao vậy ? Cácsố 8 ( Cách 8 ), số 10 ( 10 Can ), số 12 ( 12 Chi ) có Bội số chung nhỏ nhất là120BCNN ( 8 , 10 , 12 ) = 8 x 5 x 3 = 120 = 60 x 2Sau khi thực hiện 15 bước cách 8 thì ta đã nhảy qua 2 lần Bảng Lục ThậpHoa Giáp. Tiếp tục lấy cách 8, ta trở lại từ đầu Bảng , nghĩa là lại bắt đầu từGiáp Tý ).Đến đây thì việc xếp cách 8 mới chỉ thực hiện được cho 15 Cặp Can ChiDương và được thêm 15 cặp Can Chi Âm theo quy chế cùng Ngôi Vị. Như vậyta mới chỉ sắp xếp được 30 cặp Can Chi. Cần phải sắp xếp cách 8 cho 30 cặpCan Chi còn lại.+ Ghép theo các Chi :Ngọ, Dần, Tuất1/ Giáp-Ngọ , Nhâm-Dần , Canh-Tuất2/ Mậu-Ngọ , Bính-Dần , Giáp-Tuất3/ Nhâm-Ngọ , Canh-Dần , Mậu-Tuất4/ Bính-Ngọ , Giáp-Dần , Nhâm-Tuất5/ Canh-Ngọ , Mậu-Dần , Bính-Tuất.Trên Bảng 60 Giáp Tý, những cặp Can Chi này được xếp vào 3 cột:Ngọ , Dần , Tuất. ( Xem Bảng 8 )Có được 15 cặp Can Chi Dương, ta lại có thêm 15 cặp Can Chi Âm theo quychế cùng Ngôi Vị.Như vậy, việc xếp các cặp Can Chi theo thứ tự cách 8 ta phải thực hiện quahai vòng :VÒNG 1 : Bắt đầu từ GiápTý , kết thúc tại Đinh TỵNgũ Âm hết lần 1. ( 17 )VÒNG 2 : Bắt đầu từ Giáp Ngọ(18), kết thúc tại Đinh Hợi(19) .@ /Tìm các cặp Can Chi theo thứ tự cách 8 trên Bảng 60 Giáp Tý.Trước tiên ta đánh số thứ tự các ô của Bảng Lục Thập Hoa Giáp :Giáp Tý : 1 , Ất Sửu : 2 , Bính Dần : 3 , Đinh Mão : 4 , ………. , Nhâm Tuất 59 ,Quý Hợi : 60 .Trên Bảng 60 Giáp Tý :a/ Bắt đầu từ số 1( ÔGiáp Tý ), lần lượt cộng thêm 8 ( nếu tổng lớn hơn 60 thìlấy modulo của 60 ), ta được dãy số sau :1 – 9 – 17 – 25 – 33 – 41 – 49 – 57 – 5 – 13 – 21 – 29 – 37 – 45 - 53 . Nếu tiếptục cộng 8, ta lại quay trở lại từ đầu : 1 – 9 – 17 …( 53 + 8 = 61 => 1 , 1+8 = 9 , 9+8 =17 , … )Dãy số đó đều là số lẻ, chúng đại diện cho những cặp Can Chi Dương : ô số 1là Giáp Tý, ô số 9 là Nhâm Thân, ô 17 là Canh Thìn, … , ô 45 là Mậu Thân , ô53 là Bính Thìn.Trên Bảng 60 Giáp Tý, những ô này được xếp lần lượt trên các cột :Tý, Thân, Thìn.Những ô số chẵn tiếp theo những ô số lẻ trên : 2 , 10 , 18 , … , 46 , 54 lànhững ô của các cặp Can Chi Âm cùng ngôi vị. Những ô này được xếp lần lượttrên các cột Sửu , Dậu , Tỵ .Vòng này kết thúc tại ô 54 : Đinh Tỵ. Hết vòng 1 ( 17 )Sang vòng 2 :b/ Bắt đầu từ số 31 : Ô Giáp Ngọ( 18 ), lần lượt cộng thêm 8 ( và lấy mudulo60 ), ta được dãy số sau :31 – 39 – 47 - 55 – 3 – 11 - 19 – 27 - 35 - 43 – 51 – 59 - 7 – 15 – 23.Tiếp tục đếm cách 8 ta lại trở về ban đầu : 31 – 39 – 47 …( 23 + 8 = 31 , 31+ 8 = 39 , 39 +8 = 47 … ).Trong đó : ô 31 : Giáp Ngọ , 39 : Nhâm Dần , 47 : Canh Tuất , … , 15 : MậuDần , 23 : Bính Tuất.Trên Bảng 60 Giáp Tý , những ô này được xếp lần lượt trên các cột :Ngọ , Dần , Tuất.Những ô số chẵn tiếp ngay sau mỗi ô số lẻ trên là của các cặp Can Chi Âmcùng Ngôi Vị. Chúng được xếp lần lượt vào các cột Mùi, Mão, Hợi.Vòng này kết thúc tại ô 24 : Đinh Hợi (19)b / Cách 8 sinh con :LTL: Không phải là hễ cách 8 thì sinh con , có những trường hợp cách 8 đểchuyển giao “ nhiệm vụ ” sang Hành khác , chứ không sinh con.

Tài liệu liên quan

  • nguyen ly quan ly kinh te nguyen ly quan ly kinh te
    • 30
    • 356
    • 1
  • Đề thi  nguyên lý kế toán 3 Đề thi nguyên lý kế toán 3
    • 2
    • 454
    • 0
  • Đề thi nguyên lý kế toán 2 Đề thi nguyên lý kế toán 2
    • 2
    • 529
    • 3
  • Tuabin khí và tuabin hơi: Đồ thị, nguyên lý tuabin không có cửa trích Tuabin khí và tuabin hơi: Đồ thị, nguyên lý tuabin không có cửa trích
    • 2
    • 560
    • 9
  • Tài liệu Chương II: NGUYÊN LÝ GHI PHÁT ÂM pdf Tài liệu Chương II: NGUYÊN LÝ GHI PHÁT ÂM pdf
    • 28
    • 801
    • 1
  • NGUYÊN LÝ SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH ppt NGUYÊN LÝ SIÊU ÂM DOPPLER MẠCH ppt
    • 32
    • 1
    • 22
  • Thiết kế cửa theo nguyên lý âm dương potx Thiết kế cửa theo nguyên lý âm dương potx
    • 6
    • 293
    • 0
  • Đề cương nguyên lý kế toán Đề cương nguyên lý kế toán
    • 14
    • 445
    • 4
  • đề cương ôn tập nguyên lý II đề cương ôn tập nguyên lý II
    • 9
    • 410
    • 3
  • Nhung Nguyen Ly Co Ban doc Nhung Nguyen Ly Co Ban doc
    • 58
    • 473
    • 2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(312.03 KB - 58 trang) - NGUYÊN lý nạp âm Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Nguyên Lý Nạp âm Ngũ Hành