Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng - Căn Bệnh Hậu Sản Nguy Hiểm - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận tư vấn về sản phẩm và lộ trình học phù hợp cho con ngay hôm nay!
*Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT *Vui lòng kiểm tra lại Email Học tiếng Anh cơ bản (0-6 tuổi) Nâng cao 4 kỹ năng tiếng Anh (3-11 tuổi) Học Toán theo chương trình GDPT Học Tiếng Việt theo chương trình GDPT *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Ngay XĐĂNG KÝ NHẬN TƯ VẤN THÀNH CÔNG!
Monkey sẽ liên hệ ba mẹ để tư vấn trong thời gian sớm nhất! Hoàn thành XĐÃ CÓ LỖI XẢY RA!
Ba mẹ vui lòng thử lại nhé! Hoàn thành xĐăng ký nhận bản tin mỗi khi nội dung bài viết này được cập nhật
*Vui lòng kiểm tra lại Email Đăng Ký- Trang chủ
- Ba mẹ cần biết
- Sau khi sinh
- Giai đoạn hậu sản
24/07/20223 phút đọc
Mục lục bài viếtBăng huyết sau sinh là hiện tượng hậu sản sau sinh có thể gặp ở cả sinh thường và sinh mổ. Vậy băng huyết sau sinh 1 tháng có nguy hiểm không? Nguyên nhân gì khiến mẹ bị băng huyết và nên khắc phục như thế nào cho khoa học? Các mẹ hãy theo dõi những chia sẻ dưới đây để có đáp án chính xác nhất nhé.
Bị băng huyết sau sinh 1 tháng có nguy hiểm không?
Câu trả lời là Có.
Băng huyết sau sinh 1 tháng thuộc băng huyết sau sinh thứ phát (sau 24 giờ đến 12 tuần). Theo ước tính thì cứ 100 người sau khi sinh con thì sẽ có 2 người bị băng huyết thứ phát. Bị băng huyết sau sinh 1 tháng không phải là hiện tượng quá bất thường vì có khá nhiều sản phụ gặp phải. Thế nhưng không vì vậy mà các mẹ mất cảnh giác và coi nhẹ hiện tượng hậu sản này. Bởi nếu tình trạng băng huyết cứ kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số hậu quả nghiêm trọng như thiếu máu, suy nhược cơ thể, tử vong,....
Nguyên nhân sản phụ bị băng huyết sau sinh 1 tháng
Băng huyết sau khi sinh 1 tháng có thể do 1 trong 3 nguyên nhân phổ biến sau:
Đờ tử cung
Đờ tử cung là tình trạng tử cung không thể co hồi sau khi sinh bé ra đời. Triệu chứng này khá nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sản phụ bị băng huyết sau sinh. Theo các bác sĩ, nguyên nhân khiến đờ tử cung thường là do:
-
Chất lượng tử cung kém, tử cung quá căng.
-
Sản phụ bị nhiễm trùng ối, suy nhược, thiếu máu.
-
Các thuốc làm giãn tử cung: nifedipine, betamimetics, magnesium, indomethacin, nitric oxide donors.
-
Quá trình chuyển dạ (CD) diễn ra quá nhanh hoặc kéo dài.
-
Sản phụ có sử dụng các loại thuốc giúp co hồi tử cung để gây chuyển dạ.
-
Gây mê bằng Halogen
-
U xơ tử cung
Tổn thương đường sinh dục
Tử cung, âm đạo bị rách cũng là nguyên nhân thường gặp gây băng huyết sau sinh khi đẻ thường. Lý do khiến đường sinh dục bị tổn thương là mẹ do khó sinh, đẻ rơi hoặc sinh quá nhanh. Thậm chí, nếu bé có kích thước lớn bắt buộc phải cắt tầng sinh môn để bé ra dễ dàng. Vì vậy đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bị tổn thương đường sinh dục làm băng huyết sau khi sinh.
Rối loạn đông máu
Hiện tượng rối loạn đông máu sau sinh thường là do di truyền, xuất huyết giảm tiểu cầu, điều trị bệnh bằng thuốc chống đông máu,... Một số triệu chứng dễ nhận dạng khi mẹ bị rối loạn đông máu gồm có: Da dễ xuất hiện các vết bầm tím, dễ bị xuất huyết tiêu hóa, dễ bị chảy máu mũi, chân răng,...
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Cảnh báo 5+ dấu hiệu băng huyết sau sinh từ nhẹ đến rất nặng
Gợi ý mẹ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh hiệu quả 100%
Hướng dẫn cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn WHO
Dấu hiệu cảnh báo bị băng huyết sau 1 tháng sinh
-
Trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh vùng kín của mẹ ra máu nhiều một cách bất thường.
-
Máu chảy ra có màu đỏ tươi, máu rỉ ra bên ngoài liên tục khó kiểm soát được.
-
Huyết áp tụt, mạch đập nhanh, vã mồ hôi, da xanh xao, tay chân lạnh toát.
-
Máu chảy ứ ở bên trong buồng tử cung làm cho đáy tử cung lên cao dần, tử cung mềm nhão và to ra theo bề ngang.
-
Trụy mạch, thiếu không khí, vô niệu.
Cách xử lý băng huyết sau sinh 1 tháng hiệu quả
Việc xử lý kịp thời hiện tượng băng huyết sau sinh là điều vô cùng cấp bách bởi nó sẽ giúp tránh được biến chứng khôn lường. Dưới đây 3 cách xử lý thông dụng được nhiều y bác sĩ áp dụng nhất hiện nay:
Cách xử lý do đờ tử cung
-
Dùng tay ép tử cung: Các y bác sĩ sẽ đặt một tay ở âm đạo rồi từ từ đẩy tử cung lên phía trên. Cùng lúc đó, tay còn lại sẽ đè vào phần đáy của tử cung qua thành bụng và tiến hành xoa bóp.
-
Tiến hành truyền dịch, máu và các chế phẩm thay thế của máu cho sản phụ bị băng huyết.
-
Sử dụng thuốc gò tử cung: Hiện nay, loại thuốc được chỉnh định dùng để gò tử cung gồm có: oxytocin, methylergonovine, prostaglandin và một số dạng khác. Mỗi loại thuốc sẽ có những Tương ứng với từng dược phẩm co hồi tử cung sẽ có yêu cầu cẩn thận với thai phụ huyết áp không ổn định, bệnh tim mạch, hen suyễn, rối loạn tiêu hóa, lạnh run, sốt hay có nguy cơ huyết khối.
-
Đặt bóng chèn tử cung để ngăn máu tiếp tục chảy, thắt chặt tử cung.
-
Trường hợp sản phụ bị đờ tử cung nặng có thể sẽ phải cắt bỏ bán phần tử cung để cầm máu.
Cách xử lý do tổn thương đường sinh dục
-
Các bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại vết rách để đường sinh dục mau lành lại.
-
Làm tan khối máu tụ, cầm máu tốt để tránh tái phát nếu đường sinh dục có máu tụ.
-
Trường hợp vỡ tử cung sẽ phải thực hiện phác đồ riêng và khâu phục hồi đường sinh dục.
Cách xử lý do rối loạn đông máu
-
Thay thế các yếu tố đông máu, bằng việc đặt ống ở trong tĩnh mạch để ngăn ngừa chảy máu.
-
Sử dụng thuốc để giải phóng các yếu tố gây đông máu, thúc đẩy, chữa lành triệu chứng chảy máu bên trong làm hỏng khớp.
Xem thêm:
- Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?
- Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng ngừa
Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh 1 tháng
Một số cách giúp mẹ phòng ngừa hiện tượng băng huyết sau khi sinh 1 tháng vừa an toan, vừa mang lại hiệu quả cao:
Bổ sung dinh dưỡng hậu sản
Sau khi sinh 1 tháng để có thể phòng ngừa tình trạng băng huyết mẹ cần bổ sung đa dạng loại thực phẩm khác nhau. Trong đó, những thực phẩm nhiều sắt và acid folic mẹ cần ăn nhiều và bổ sung thường xuyên hơn. Bởi hai loại chất này có tác dụng phòng thiếu máu, truyền thêm máu cho cơ thể khi mẹ mắc tình trạng băng huyết. Một số thực phẩm giàu sắt và acid folic mẹ nên ăn gồm có: thịt lợn, thịt bò, gan, hoa lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc,...
Nghỉ ngơi đầy đủ
Ngủ nghỉ đủ giấc cũng góp phần quan trọng trong việc giúp mẹ phòng ngừa tình trạng băng huyết sau sinh 1 tháng. Cụ thể, tốt nhất mỗi ngày mẹ nên ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể có nhiều năng lượng, sức khỏe khỏe mau hồi phục sau khi sinh. Đồng thời, mẹ nên tránh vận động mạnh, làm việc nặng để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thăm khám ngay khi có dấu hiệu bất thường
Khi thấy vùng kín chảy máu ồ ạt, không thể kiểm soát được mẹ nên đến ngay các trụ sở để được thăm khám kịp thời. Bởi khi điều trị sớm mẹ sẽ tránh được những biến chứng nguy hiểm của băng huyết sau sinh.
Băng huyết sau sinh 1 tháng là vấn đề đáng lo ngại và mẹ cần được điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm. Hy vọng, sau khi đọc xong bài viết này sẽ đã hiểu rõ về nguyên nhân và cách khắc phục về bệnh hậu sản trên. Chúc các mẹ có thật nhiều sức khỏe để có một hành trình làm mẹ trọn vẹn niềm vui.
Tài liệu tham khảoVaginal Bleeding After Birth: When to Call a Doctor - Truy cập ngày 24/7/2022
https://www.webmd.com/women/vaginal-bleeding-after-birth-when-to-call-doctor
Chia sẻ ngay Chia sẻSao chép liên kết
Nguyễn HậuTôi là Nguyễn Hậu - chuyên viên Content Writer. Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực mẹ và bé, tôi mong muốn chia sẻ kiến thức giá trị đến bạn đọc.
Bài viết liên quan- Mẹ đang cho con bú có nhổ răng được không? Cần lưu ý những gì?
- Tổng hợp kiến thức về hút sữa mẹ bỉm sữa không nên bỏ qua
- 3+ Cách giãn cữ hút sữa thông minh, không lo tắc tia sữa mẹ nên biết
- Top 5+ loại sữa tắm sau sinh an toàn, lành tính mẹ nên thử
- Nguyên nhân nào khiến các mẹ bị tắc tia sữa? 3+ Phương pháp khắc phục hiệu quả
Đăng ký tư vấn nhận ưu đãi
Monkey Junior
Mới! *Vui lòng kiểm tra lại họ tên *Vui lòng kiểm tra lại SĐT Bạn là phụ huynh hay học sinh ? Học sinh Phụ huynh *Bạn chưa chọn mục nào! Đăng Ký Mua Monkey JuniorTừ khóa » đẻ Thường Bị Băng Huyết
-
Các Dấu Hiệu Băng Huyết Sau Sinh - Vinmec
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng Là Bình Thường Hay Bất Thường? - Vinmec
-
Băng Huyết Sau Sinh - "Thủ Phạm" Gây Tử Vong Hàng đầu ở Sản Phụ
-
Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh Là Gì? - Medlatec
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
Cứu Sống Sản Phụ Bị Băng Huyết Sau Sinh Giờ Thứ 2 Tính Mạng “ngàn ...
-
Băng Huyết Sau Sinh Là Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Tử Vong ở Sản Phụ
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Nguy Cơ
-
Băng Huyết Sau Sinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Bị Băng Huyết Sau Sinh Có Nguy Hiểm Không? +5 Hậu Quả ... - Monkey
-
Xuất Huyết Sau Sinh Như Thế Nào Là Bình Thường? - Huggies
-
Hỏi Bác Sĩ: Sau Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không?