Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh Là Gì? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Thông tin về băng huyết
Mỗi năm, số lượng sản phụ gặp tình trạng băng huyết khi sinh thường hoặc sinh mổ ngày càng tăng cao. Trong số đó, nhiều người may mắn vượt qua nhưng cũng nhiều người không được xử lý kịp thời và xảy ra nhiều chuyện đáng tiếc. Hiện nay, tỷ lệ băng huyết tại Việt Nam khoảng 3 - 8% số lượng phụ nữ có thai. Và quan trọng, hậu quả mà băng huyết để lại với cơ thể sản phụ rất nặng nề và khó điều trị dứt điểm. Vậy băng huyết sau sinh là gì?
Băng huyết sau sinh là hiện tượng như thế nào?
1.1. Thế nào là băng huyết
Trước khi tìm huyết nguyên nhân gây băng huyết sau sinh là gì, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm thế nào là băng huyết. Postpartum hemorrhage hay còn gọi là băng huyết sau sinh là hiện tượng thể trạng của sản phụ bị mất nhiều máu, cụ thể là 500ml máu đối với sản phụ đẻ thường và trên 1000ml đối với sản phụ đẻ mổ.
Ngoài ra, băng huyết còn là việc thể tích máu trong cơ thể giảm nhanh trong khoảng thời gian dài (24 giờ) khiến lượng máu trong cơ thể bị thiếu. Và đây được xem là 1 trong những tai biến sản khoa phổ biến và nguy hiểm nhất.
Tại các nước phát triển, hiện tượng này ít xảy ra hơn so với những nước đang phát triển nhưng nhìn chung so với toàn thế giới, cứ 4 phút sẽ có 1 sản phụ qua đời vì hiện tượng băng huyết.
1.2. Dấu hiệu của băng huyết sau sinh
Dấu hiệu băng huyết rất dễ nhận biết và phân biệt so với nhiều tình trạng khác mà sản phụ có thể gặp phải sau sinh. Vậy những dấu hiệu băng huyết sau sinh là gì và khác gì so với nhiều tai biến khác.
Dấu hiệu băng huyết sau sinh là gì?
-
Bộ phận sinh dục ra nhiều máu và lượng máu không được kiểm soát trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh là dấu hiệu dễ nhận biết nhất hiện tượng băng huyết. Màu sắc của máu có thể là đỏ tươi hoặc đỏ bầm và thường là máu cục. Thể tích máu chảy ra nhiều hoặc ít tùy thuộc vào thể trạng của sản phụ.
-
Phụ nữ sau sinh khát nước, sắc mặt nhợt nhạt, nhịp tim tăng cao và huyết áp giảm là những dấu hiệu cơ bản của hiện tượng băng huyết. Ngoài ra, sản phụ có tình trạng chân tay lạnh cóng, ra nhiều mồ hôi do giảm hồng cầu trong máu.
-
Hình dạng của đáy tử cung bị to ra theo chiều ngang và cao dần lên do lượng máu tích tụ trong tử cung.
1.3. Tác hại của việc băng huyết
Việc mất máu quá nhiều dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao và là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây nguy hiểm đến tính mạng của nhiều sản phụ. Tùy vào mức độ băng huyết nặng nhẹ mà sản phụ gặp phải và các thao tác xử lý sau sinh sẽ có nhiều biến chứng khác nhau để lại sau đó. Vậy tác hại thường thấy của tình trạng băng huyết sau sinh là gì?
-
Suy hô hấp.
-
Nguy cơ mắc các bệnh về cầm máu như thiếu máu, máu khó đông, …
-
Ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở những lần tiếp theo.
-
Nhiễm trùng sau sinh.
Khám thai định kỳ là điều rất cần thiết
Bên cạnh đó, những tác hại lâu dài mà băng huyết để lại ảnh hưởng đến cơ thể phụ nữ rất nhiều. Phổ biến nhất là hiện tượng viêm tắc tĩnh mắc, tuyến yên bị tác động dẫn đến tóc rụng nhiều, mất kinh sớm. Trong trường hợp sản phụ phải cắt bỏ tử cung thì khả năng mang thai lại là không thể.
Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra có mẹ là sản phụ tử vong vì hiện tượng băng huyết sau sinh sẽ gặp các vấn đề nguy hiểm sau đó. Chúng sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm cơ hội sống sót trong tháng đầu tiên sau khi ra đời.
2. Nguyên nhân của băng huyết là gì?
Sau khi em bé được bác sỹ lấy ra, tử cung co hồi lại để giảm thể tích. Các cơn co tử cung có tác dụng tống nhau thai ra ngoài. Sau khi nhau thai sổ ra ngoài, tử cung sẽ bắt đầu co thắt, tạo thành các nút thắt sinh lý kết hợp với cơ chế đông máu bình thường của cơ thể sẽ tạo thành các cục máu đông ở mạch máu giúp ngưng chảy máu. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân sẽ làm tử cung không co hồi được hoặc nhau thai không bong và không sổ ra ngoài, băng huyết sẽ xảy ra.
Các nguyên nhân gây băng huyết :
-
Đờ tử cung; là nguyên nhân thường gặp khiến sản phụ bị băng huyết sau sinh.
-
Sự bất thường của bánh nhau như: rau tiền đạo, rau cài răng lược, rau bám thấp,...
-
Tử cung, âm đạo bị vỡ hoặc rách sau sinh: nguyên nhân do đẻ khó hoặc cần làm các thủ thuật can thiệp khi sinh,...
-
Rối loạn đông máu.
-
Chuyên môn của bác sĩ không đảm bảo.
Bên cạnh vai trò của tử cung bánh nhau không được đảm bảo, còn nhiều nguyên nhân khác dẫn đến hiện tượng băng huyết sau sinh của phụ nữ.
Tình trạng mẹ bầu rối loạn đông máu
3. Cách xử lý khi gặp tình trạng băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh rất nguy hiểm và dễ dàng nhận biết. Trong mỗi nguyên nhân gây ra hiện tượng tai biến sẽ có cách xử lý khác nhau. Vậy phương pháp để xử lý khi gặp tình trạng băng huyết sau sinh là gì?
Đối với trường hợp thai phụ băng huyết vì đờ tử cung, bác sĩ là người xoa bóp tử cung và sử dụng thuốc tăng co bóp để tác động đến tử cung. Các loại thuốc được sử dụng có thể là oxytocin, methylergonovine,… Ngoài ra, sản phụ cần được sử dụng các chế phẩm từ máu để đáp ứng lượng máu cần thiết trong cơ thể hoặc phẫu thuật kẹp mạch máu tử cung gây chảy máu nhưng nếu không có tác dụng, sản phụ được khuyên cắt tử cung để đảm bảo tính mạng. Nếu nguyên nhân do bánh nhau: thì tùy từng trường hợp để có cách xử lý phù hợp, ví dụ như do rau cài răng lược thì cần phải cắt tử cung cầm máu.
Nếu thai phụ gặp băng huyết do gặp các vấn đề về chấn thương đường sinh dục như máu chảy ngoài âm đạo nhưng tử cung vẫn đang co giãn tốt thì cách tốt nhất là phục hồi cơ quan sinh dục. Nguyên tắc cơ bản của việc xử lý băng huyết trong tình trạng này là hạn chế máu tụ trong cơ thể và khâu phục hồi đường sinh dục.
Bác sĩ sẽ đưa ra những tư vấn cần thiết
Trong trường hợp thai phụ gặp khó khăn do rối loạn đông máu và dẫn đến tình trạng băng huyết, các bác sĩ sẽ điều trị nội khoa bằng máu tươi để hạn chế nguy cơ tử vong. Sau đó, tùy vào tình trạng của thai phụ mà quyết định các phương pháp tiếp theo.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn đúng trong mọi trường hợp và băng huyết cũng vậy. Để hạn chế tỷ lệ tử vong do băng huyết thì cần có nhiều sự chuẩn bị để hạn chế tình trạng xấu xảy ra. Vậy phương pháp tốt nhất để phòng ngừa băng huyết sau sinh là gì? Đó là việc mẹ bầu nên đảm bảo việc khám thai định kỳ tại một cơ sở y tế uy tín, bác sĩ có chuyên môn tốt, trang thiết bị hiện đại.
Một trong những gợi ý lý tưởng là Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC - cơ sở y tế đã có hơn 26 năm kinh nghiệm trong hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Nếu mẹ có thắc mắc nào khác hoặc cần tư vấn thêm, hãy liên hệ số hotline 1900 56 56 56.
Từ khóa » đẻ Thường Bị Băng Huyết
-
Các Dấu Hiệu Băng Huyết Sau Sinh - Vinmec
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng Là Bình Thường Hay Bất Thường? - Vinmec
-
Băng Huyết Sau Sinh - "Thủ Phạm" Gây Tử Vong Hàng đầu ở Sản Phụ
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
Cứu Sống Sản Phụ Bị Băng Huyết Sau Sinh Giờ Thứ 2 Tính Mạng “ngàn ...
-
Băng Huyết Sau Sinh Là Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Tử Vong ở Sản Phụ
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Nguy Cơ
-
Băng Huyết Sau Sinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng - Căn Bệnh Hậu Sản Nguy Hiểm - Monkey
-
Bị Băng Huyết Sau Sinh Có Nguy Hiểm Không? +5 Hậu Quả ... - Monkey
-
Xuất Huyết Sau Sinh Như Thế Nào Là Bình Thường? - Huggies
-
Hỏi Bác Sĩ: Sau Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không?