Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc

Sinh mổ có bị băng huyết không là nỗi lo của những mẹ bầu lựa chọn hình thức sinh này. Tai biến sản khoa này trở thành nỗi ám ảnh của cả mẹ bầu lẫn bác sĩ. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây. 07/05/2018 | Băng huyết là gì?tìm hiểu nguyên nhân

13/12/2018 | Băng huyết có nguy hiểm không

04/12/2018 | Phụ nữ bị băng huyết nên ăn gì

Băng huyết là hiện tượng sản phụ ra máu ồ ạt trong vòng 24 giờ sau sinh. Nếu tình trạng này không chấm dứt, các mẹ mất trên 500 ml máu sẽ gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên, con số 500 ml này là tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào thể trạng của mẹ. Với phụ nữ Việt Nam, chỉ cần mất trên 200-300 ml máu cũng có thể gây rối loạn huyết động. Nếu tình trạng mất máu không cầm được, mẹ có thể tử vong.

Theo các chuyên gia, phụ nữ sinh mổ dễ bị băng huyết hơn sinh thường.

>> Tìm hiểu: Đẻ mổ và đẻ thường cái nào tốt hơn?

Các mẹ sinh mổ có nguy cơ băng huyết cao hơn so với sinh thường.

Các mẹ sinh mổ có nguy cơ băng huyết cao hơn so với sinh thường.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Nguyên nhân bị băng huyết sau sinh mổ
  • 2. Dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ
  • 3. Phòng tránh băng huyết sau sinh

1. Nguyên nhân bị băng huyết sau sinh mổ

Do tử cung không co hồi sau sinh (tử cung đờ) nên không thể cầm máu. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng này: tử cung quá căng do mang đa thai, đa ối, thai to; cơ tử cung bị kiệt sức do chuyển dạ nhanh, chuyển dạ kéo dài, tăng co lâu bằng oxytocin, đa sản; sản phụ bị nhiễm trùng ối do vỡ ối sớm, lâu; trong thai kỳ, mẹ bị suy nhược, thiếu chất, thiếu máu nặng, tăng huyết áp.

Mẹ bị tiền sản giật cũng có nguy cơ bị băng huyết sau sinh.

Các mẹ nạo phá thai nhiều lần khiến niêm mạc tử cung bị tổn thương, nhau thai cài răng lược bám vào tử cung rất dễ bị băng huyết.

Nếu sau sinh mổ, cuống rốn của bé bị sót lại trong tử cung sẽ bám chặt vào tử cung khiến tử cung không thể co lại, gây băng huyết.

Các mẹ bầu đẻ mổ còn có nguy cơ bị nứt sản đảo, đối mặt với nguy cơ băng huyết cao hơn.

Những mẹ mang đa thai, sinh khó phải mổ đẻ dễ gặp di chứng vỡ tử cung, dẫn tới băng huyết.

Ngoài ra, những mẹ bị rối loạn đông máu, mang thai khi đã lớn tuổi, bị u xơ tử cung, từng có tiền sử băng huyết thì càng dễ gặp tình trạng này.

Tham khảo bài đọc sau: Ca sinh mổ mất bao lâu

Mẹ bầu có vấn đề về huyết áp, mắc bệnh rối loạn đông máu cũng dễ bị băng huyết sau sinh.

Mẹ bầu có vấn đề về huyết áp, mắc bệnh rối loạn đông máu cũng dễ bị băng huyết sau sinh.

2. Dấu hiệu băng huyết sau sinh mổ

Nếu gặp các dấu hiệu sau đây, chị em cần được thăm khám và điều trị gấp bởi rất có thể đó là băng huyết sau sinh mổ:

Ra máu bất thường ở âm đạo. Việc ra máu, ra sản dịch sau sinh là điều bình thường, nhưng nếu máu chảy ồ ạt, màu đỏ tươi, đỏ bầm, kèm máu cục, máu loãng thì phải hết sức cẩn thận.

Tử cung to ra bất thường theo bề ngang, sờ vào mềm, không thấy khối cầu an toàn trên xương vệ. Nguyên nhân có thể là máu chảy bị ứ lại trong buồng tử cung. Lúc này chị em cần đi khám ngay lập tức.

Do mất máu nhiều, chị em sẽ bị tụt huyết áp, tái mặt, toát mồ hôi, tim đập nhanh…

Trên đây là những dấu hiệu của băng huyết sau sinh, các chị em cần hết sức lưu ý. Nếu băng huyết không được cứu chữa kịp thời, chị em có thể gặp những biến chứng nguy hiểm, đôi khi còn tử vong. Các biến chứng có thể gặp phải bao gồm: suy thận, suy đa cơ quan, nhiễm trụng sau sinh, thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng Sheehan, vô kinh, mất sữa, nhiễm trùng tử cung…

Băng huyết sau sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể nguy hiểm tính mạng.

Băng huyết sau sinh để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể nguy hiểm tính mạng.

3. Phòng tránh băng huyết sau sinh

Để đề phòng băng huyết sau sinh, chị em cần tuân thủ những điều sau đây:

Đi khám thai, khám sau sinh đầy đủ để kịp thời chẩn đoán, phát hiện ra bệnh.các vấn đề sau sinh

Lựa chọn các cơ sở y tế uy tín để theo dõi thai kỳ và sinh con, tránh những sự cố ngoài ý muốn.

Trong thai kỳ, mẹ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tránh để thiếu máu. Đồng thời, mẹ cần áp dụng chế độ ăn phù hợp sao cho thai nhi không quá to.

Sau sinh, chị em cũng phải áp dụng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi điều độ, tuyệt đối không làm việc nặng, không để bị căng thẳng để tránh băng huyết.

Trong khoảng thời gian 42 ngày sau sinh, chị em cần được theo dõi sát sao tình hình sức khỏe, nếu có bất thường phải được thăm khám ngay lập tức.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để theo dõi thai kỳ và sinh nở.

Lựa chọn cơ sở y tế uy tín để theo dõi thai kỳ và sinh nở.

Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc

Từ khóa » đẻ Thường Bị Băng Huyết