Bị Băng Huyết Sau Sinh Có Nguy Hiểm Không? +5 Hậu Quả ... - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Bị băng huyết sau sinh có nguy hiểm không?
Băng huyết sau sinh là tình trạng mất máu trên 500ml đối với sản phụ sinh thường và trên 1000ml đối với sản phụ sinh mổ. Tình trạng mất máu có thể diễn ra đột ngột, ồ ạt hoặc có thể từ từ, âm thầm và kín đáo.
Vậy phụ nữ bị băng huyết sau sinh có nguy hiểm không? CÓ, bị băng huyết vô cùng nguy hiểm cho cả phụ nữ sinh thường và sinh mổ. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng từ 3-8% phụ nữ sau sinh bị băng huyết, đây cũng chính là nguyên nhân gây tử vong cao nhất cho các sản phụ.
Tùy theo lượng máu bị mất, cầm máu sau, khả năng hồi sức khi bị băng huyết thì sẽ để lại nhiều biến chứng và hậu quả khác nhau. Biến chứng nhẹ có thể gây choáng do giảm thể tích tuần hoàn máu dẫn đến suy đa thận sau đó có thể tử vong. Băng huyết còn có thể dẫn đến nhiễm trùng hậu sản.
Một số hậu quả kéo dài của băng huyết sau sinh như thiếu máu, viêm tắc tĩnh mạch, hội chứng sheehan, mất khả năng mang thai, suy thận và thậm chí là tử vong cho sản phụ.
5+ Hậu quả nghiêm trọng khi bị băng huyết sau sinh
Bị băng huyết sau sinh dù nặng hay nhẹ đều ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sản phụ. Dưới đây là 5+ hậu quả nghiêm trọng khi bị băng huyết sau sinh thường gặp mà các mẹ nên biết.
Thiếu máu sau sinh
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 10-30% các bà mẹ sau sinh bị thiếu máu trầm trọng. Thiếu máu sau sinh là do thiếu sắt, nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn 110g/l sau sinh một tuần và dưới 120g/l sau sinh tám tuần.
Nguyên nhân: Khi các sản phụ bị băng huyết sau sinh nặng cũng kéo theo tình trạng thiếu máu trầm trọng. Lượng máu khi bị băng huyết mất nhiều hơn 500ml sẽ làm cạn kiệt nguồn sắt dự trữ trong cơ thể của các mẹ. Vì vậy, mất máu càng nhiều thì sẽ khiến các mẹ bị thiếu máu càng cao.
Biểu hiện: Các biểu hiện thường thấy khi mẹ bị thiếu máu như
-
Cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải
-
Da xanh xao, tái nhợt
-
Cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, khó thở
-
Thường xuyên bị nhức đầu, rụng tóc, mất ngủ
-
Hệ miễn dịch và sức đề kháng suy yếu
-
Tim đập nhanh và loạn nhịp
-
Áp lực, căng thẳng, cáu gắt, khó chịu với mọi người
-
Bị tắc sữa, ít sữa, giảm chất lượng sữa từ đó khiến em bé cũng bị ảnh hưởng, khó tăng cân.
Ảnh hưởng: Thiếu máu nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của mẹ và bé. Nếu thiếu máu kéo dài dễ khiến mẹ bị trầm cảm sau sinh, suy nhược cơ thể. Chất lượng sữa mẹ từ đó cũng giảm dần ảnh hưởng đến sự tăng cân, gây thiếu chất, rối loạn chức năng và kém phát triển cho em bé.
Viêm tắc tĩnh mạch sau sinh
Băng huyết khiến cho các mẹ dễ mắc các bệnh lý hậu sản đặc biệt là viêm tắc tĩnh mạch. Các mẹ cũng cần hết sức chú ý vì biến chứng nguy hiểm nhất của viêm tắc tĩnh mạch là viêm tắc phổi có khả năng gây tử vong lên đến 15%.
Nguyên nhân: Viêm tắc tĩnh mạch là tình trạng các mạch máu bên trong tĩnh mạch bị viêm, lúc này sẽ hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn tĩnh mạch. Tình trạng này xảy ra thường liên quan đến chế độ ăn và vận động của các mẹ sau sinh. Các mẹ đứng, ngồi hay nằm quá nhiều và sử dụng các chất kích thích thì nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Biểu hiện: Các triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch thường biểu hiện muộn, sau khi sinh khoảng 12-15 ngày.
-
Các mẹ sẽ bị sốt nhẹ, tim đập nhanh
-
Chân có biểu hiện bị phù nề, màu trắng, nóng, khi ấn vào sẽ đau, gót chân không thể nhấc ra khỏi giường.
Ảnh hưởng: Khi các mẹ mắc phải viêm tĩnh mạch nông sau sinh nếu điều trị kịp thời thì sẽ không để lại biến chứng. Tuy nhiên, nếu chậm trễ thì từ từ trạng viêm tắc sẽ chuyển sang nhiễm trùng và lan ra những vùng bên cạnh gây nhiễm trùng máu.
Đối với viêm tắc tĩnh mạch sâu sẽ gây viêm nhiễm và hình thành nhiều cục máu đông làm tắc phổi dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Hội chứng Sheehan
Hội chứng Sheehan là rối loạn hiếm thấy do thiếu máu nuôi dưỡng cục bộ sau sinh làm hoại tử tuyến yên. Và mọi bà mẹ sau sinh đều có khả năng mắc phải bệnh này đặc biệt là các mẹ bị băng huyết thì nguy cơ càng cao.
Nguyên nhân: Tuyến yên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều hành các hoạt động nội tiết quan trọng của cơ thể. Khi các mẹ bị băng huyết làm mất một lượng máu lớn ảnh hưởng đến tính mạng hoặc các mẹ huyết áp thấp khi sinh con bị thiếu oxy.
Do đó, khiến cho tuyến yên bị tổn thương dẫn đến hoại tử, không thể cung cấp đủ hormone cho cơ thể kéo theo sự rối loạn chức năng của các tuyến nội tiết khác.
Các bài viết không thể bỏ lỡ
Top 5+ điều giải đáp: Bà đẻ băng huyết sau sinh cần kiêng gì?
Băng huyết sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng, cách phòng ngừa
Gợi ý mẹ nên ăn gì để phòng băng huyết sau sinh hiệu quả 100%
Biểu hiện: Chức năng của tuyến yên bị suy giảm cũng kéo theo một loại các tuyến nội tiết trong cơ thể thay đổi. Điều này cũng làm cho biểu hiện của hội chứng Sheehan đa dạng hơn. Một số biểu hiện phổ biến các mẹ thường thấy như sau:
-
Tắc sữa dẫn đến không đủ sữa cho con bú
-
Kinh nguyệt không có lại sau sinh
-
Lông mu trước khi sinh cạo không mọc lại, lông nách thưa thớt
-
Kích thước vòng một giảm
-
Cơ quan sinh dục ngoài bị teo nhỏ, giảm ham muốn
-
Đau nhức, mệt mỏi, lười hoạt động
-
Căng thẳng, mất tập trung
-
Tăng và giảm cân nhanh chóng
Ảnh hưởng: Các mẹ có nguy cơ mắc hội chứng Sheehan khoảng vài tháng hoặc vài năm sau khi sinh. Hội chứng Sheehan là một bệnh lý về nội tiết tố nặng và phức tạp phải điều trị trong thời gian dài mới có thể khỏe mạnh.Các triệu chứng của hội chứng này thường không rõ ràng rất dễ khiến các mẹ hiểu lầm là bị suy nhược sau sinh.
Trong giai đoạn mắc bệnh nếu có mẹ bị thêm các bệnh khác như viêm nhiễm, stress thì sẽ khiến bệnh trở nên nặng dẫn đến các biến chứng hạ đường huyết, rối loạn điện giải, suy thận cấp,...Lúc này các mẹ cần phải được điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến tính mạng.
Tổn thương tử cung
Tử cung của các mẹ sau sinh bị tổn thương là điều không thể tránh khỏi. Việc bị tổn thương là điều kiện thuận lợi cho những căn bệnh phụ khoa ở sản phụ phát triển điển hình như viêm cổ tử cung.
Nguyên nhân: Trong quá trình chuyển dạ thì bộ phận sinh dục của phụ nữ phải chịu nhiều tổn thương đặc biệt là khi bị băng huyết. Những tổn thương ở tử cung giúp các loại vi khuẩn, virus có điều kiện xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm, lở loét khiến cho các tế bào niêm mạc tổn thương và lan rộng ra xung quanh.
Thời kỳ hậu sản, âm đạo của các mẹ tiết rất nhiều dịch khiến cho vùng âm đạo luôn ẩm ướt. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi phát triển dễ gây viêm nhiễm cổ tử cung, viêm nhiễm âm đạo.
Biểu hiện: Khi tử cung bị tổn thương, các mẹ thường gặp các triệu chứng như:
-
Âm đạo sưng đỏ gây ngứa và đau rát
-
Rong kinh trong thời gian dài
-
Khí hư ra nhiều, có màu khác lạ, có mùi hôi, trường hợp nặng thì có lẫn cả mủ và máu
-
Rối loạn tiểu tiện
-
Đau nhức ở vùng bụng và vùng thắt lưng vào buổi sáng khi thức dậy
-
Trường hợp bị viêm tử cung nặng thì cơ thể thường thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, đi tiểu ra máu,...
Ảnh hưởng: Những tổn thương tử cung nhất là viêm cổ tử cung nếu bị nặng có thể lan ra các vùng khác như niệu đạo, buồng trứng, bàng quang,...Đồng thời còn ảnh hưởng đến sức khỏe tình dục, sinh hoạt hằng ngày thậm chí còn tăng khả năng bị ung thư tử cung cho các mẹ.
Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường thì các mẹ nên đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Tử vong
Băng huyết được xem là 1 trong 5 loại tai biến thường gặp nhất khi phụ nữ sinh đẻ bên cạnh tắc mạch ối, vỡ tử cung, tiền sản giật, nhiễm trùng hậu sản. Trường hợp nếu sản phụ bị băng huyết ồ ạt không được cấp cứu kịp thời thì sản phụ sẽ rơi vào tình trạng thiếu oxy, suy hô hấp, suy tim, ngừng tim, suy đa tạng và tử vong bất kỳ lúc nào.
Theo số liệu từ WHO, mỗi năm có khoảng 500.000 phụ nữ bị tử vong do các biến chứng thai sản trong đó có 25% là bị băng huyết sau sinh.
3+ Cách phòng ngừa băng huyết sau sinh
Dù sinh thường hay sinh mổ thì các mẹ đều có nguy cơ rất cao bị băng huyết sau sinh. Vì thế, các mẹ cần phải biết cách phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe của bản thân mình. Dưới đây là 3+ cách phòng ngừa băng huyết sau sinh hiệu quả các mẹ có thể tham khảo.
Những việc cần làm trước khi sinh
-
Theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai kỳ cùng với bác sĩ chuyên khoa
-
Cần làm các xét nghiệm siêu âm cần thiết để nhận biết sớm được những vấn đề bất thường, các yếu tố có nguy cơ băng huyết ở sản phụ
-
Thiết lập đường truyền tĩnh mạch đề phòng trường hợp mẹ bị băng huyết dẫn đến sinh non
-
Xác định hematocrite, nhóm máu, số lượng tiểu cầu, các yếu tố đông máu để dự phòng và xử lý các tình huống xấu có thể xảy ra
-
Trong giai đoạn thai kỳ cần bổ sung đủ sắt và axit folic để tránh tình trạng bị thiếu máu
-
Mẹ bầu nên có chế độ ăn dinh dưỡng, đa dạng, khoa học đồng thời kết hợp vận động nghỉ ngơi hợp lý. Đồng thời, các mẹ cũng nên tránh những di chuyển và vận động mạnh
-
Khi thấy cơ thể có những triệu chứng bất thường như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, ra nước âm đạo, xuất huyết âm đạo,... các mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ khám và chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm
Xem thêm: Hướng dẫn cách phòng ngừa băng huyết sau sinh theo tiêu chuẩn WHO
Những việc cần làm trong khi sinh
-
Kiểm tra thật kỹ đảm bảo sổ đủ nhau, không sót nhau
-
Trong tình huống bất ngờ, cần cân nhắc kỹ lưỡng và ra quyết định thật nhanh để bác sĩ can thiệp giúp sinh.
-
Trong quá trình sinh nên chú ý tránh kéo dây rốn quá mức
-
Xử lý tích cực giai đoạn 3 khi sản phụ chuyển dạ
-
Kiểm tra kỹ, đầy đủ và đúng cổ tử cung, âm đạo tránh gây sót, tổn thương
-
Bác sĩ nên tiến hành lấy máu đông, máu cục ra khỏi tử cung và âm đạo của sản phụ trước khi chuyển ra khỏi phòng sinh.
-
Sử dụng dự phòng sau sinh khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Những việc cần làm sau khi sinh
-
Theo dõi tình hình sức khỏe, các triệu chứng và dấu hiệu của mẹ trong vòng ít nhất 24 giờ sau sinh đề phòng trường hợp xảy ra vấn đề để kịp thời liên hệ với bác sĩ.
-
Sản phụ tiếp tục duy trì thuốc co hồi tử cung theo chỉ định của bác sĩ, thường xuyên xoa đáy tử cung.
-
Chăm sóc và vệ sinh tầng sinh môn đúng cách và đúng quy trình
-
Khi còn sản dịch thì không nên quan hệ vợ chồng
-
Lập kế hoạch mang thai khi có dự định sinh thêm để có thời gian cho cơ thể nghỉ ngơi, phục hồi và chăm con. Các mẹ nên có biện pháp phòng tránh thai sau sinh có thể là đặt vòng hoặc uống thuốc để không mang thai ngoài ý muốn.
-
Sau sinh các mẹ nên đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ để theo dõi và kiểm tra một số bệnh lý sau sinh.
Những thông tin từ bài viết trên đã chia sẻ rõ cùng với các mẹ về vấn đề bị băng huyết sau sinh có nguy hiểm không? Mang thai và sinh đẻ là quá trình luôn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến tính mạng của các mẹ. Hy vọng với những thông tin về băng huyết trên sẽ giúp các mẹ tìm được cách phòng ngừa hiệu quả. Chúc các mẹ có hành trình vượt cạn thành công.
Từ khóa » đẻ Thường Bị Băng Huyết
-
Các Dấu Hiệu Băng Huyết Sau Sinh - Vinmec
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Ngừa
-
Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng Là Bình Thường Hay Bất Thường? - Vinmec
-
Băng Huyết Sau Sinh - "Thủ Phạm" Gây Tử Vong Hàng đầu ở Sản Phụ
-
Nguyên Nhân Của Hiện Tượng Băng Huyết Sau Sinh Là Gì? - Medlatec
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
Cứu Sống Sản Phụ Bị Băng Huyết Sau Sinh Giờ Thứ 2 Tính Mạng “ngàn ...
-
Băng Huyết Sau Sinh Là Nguyên Nhân Hàng đầu Gây Tử Vong ở Sản Phụ
-
Băng Huyết Sau Sinh: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa Nguy Cơ
-
Băng Huyết Sau Sinh Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
-
Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không? | TCI Hospital - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Băng Huyết Sau Sinh 1 Tháng - Căn Bệnh Hậu Sản Nguy Hiểm - Monkey
-
Xuất Huyết Sau Sinh Như Thế Nào Là Bình Thường? - Huggies
-
Hỏi Bác Sĩ: Sau Sinh Mổ Có Bị Băng Huyết Không?