Bảng Lương Bảo Vệ, Lái Xe, Văn Thư Tại Cơ Quan Nhà Nước Mới Nhất

Bảo vệ và lái xe, văn thư trong cơ quan nhà nước được coi là đội ngũ nhân viên thừa hành, phục vụ trong nhà nước.  Đối với nhóm đối tượng này đươc bố trí việc làm, hỗ trợ trong các cơ quan, đơn vị để thực hiện công việc, nhiệm vụ được dễ dàng hơn. Về vấn đề tiền lương và phụ cấp được quy định tại Bảng lương số 4 tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP được tính theo hệ số lương và mức lương cơ sở.

Mục lục bài viết

  • 1 1. Giải thích các khái niệm
  • 2 2. Kế hoạch xây dựng bảng lương mới đối với cán bộ, công chức
  • 3 3. Những lưu ý khi xếp lương cho nhân viên thừa hành
  • 4 4. Lương của nhân viên thừa hành trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước
  • 5 5. Trường hợp nhân viên thừa hành chuyển sang ngạch lương, bậc lương mới

1. Giải thích các khái niệm

Tiền lương là gì? Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm

Số tiền thù lao trả cho người lao động theo định kỳ, thường là hàng tháng. Các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, người thuê lao động trả công cho người lao động (công nhân viên chức) theo số lượng và chất lượng lao động họ đã đóng góp. Mức tiền lương sẽ khác nhau giữa các ngành nghề khác nhau do người lao động cung cấp giá trị lao động khác nhau. Mức tiền lương cũng phụ thuộc vào nơi thuê lao động và nhu cầu.

Phụ cấp? Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương

Như vậy, phụ cấp lương được hiểu là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

Bảng lương là gì? Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm. Cấu tạo bảng lương gồm ngạch lương, bậc lương và hệ số lương.

2. Kế hoạch xây dựng bảng lương mới đối với cán bộ, công chức

Chế độ trả lương gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức; nguồn trả lương và theo quy chế trả lương của cơ quan, đơn vị. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sau khi trao đổi với Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp có trách nhiệm xây dựng, ban hành quy chế trả lương để thực hiện đối với cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị. Quy chế trả lương phải được gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để quản lý, kiểm tra và thực hiện công khai trong cơ quan, đơn vị. Việc trả lương trong lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2020:

– Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở theo Nghị quyết của Quốc hội, bảo đảm không thấp hơn chỉ số giá tiêu dùng và phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế; không bổ sung các loại phụ cấp mới theo nghề.

– Hoàn thành việc xây dựng và ban hành chế độ tiền lương mới theo nội dung cải cách chính sách tiền lương, gắn với lộ trình cải cách hành chính, tinh giản biên chế; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị; đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị quyết của Trung ương.

Trong giai đoạn Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030

– Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.

– Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

– Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.

– Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

– Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.

3. Những lưu ý khi xếp lương cho nhân viên thừa hành

Khi chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới, nếu đã xếp bậc lương cũ cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì những bậc lương cũ cao hơn này được quy đổi thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch.

 Hệ số lương của các ngạch nhân viên thừa hành, phục vụ trong các cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước quy định tại bảng lương này đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường.

 Công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số lương bằng 1,18.

 Theo phân loại công chức, viên chức:

– Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các cơ quan nhà nước là công chức ngạch nhân viên và tương đương.

– Nhân viên thừa hành, phục vụ thuộc biên chế của các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước là viên chức ngạch nhân viên.

 Nhân viên theo các ngạch quy định tại bảng lương này có đủ tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch, thì được xem xét để cử đi thi nâng ngạch trên liền kề hoặc thi nâng ngạch lên các ngạch công chức, viên chức loại A0 và loại A1 mà không quy định thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch và không quy định theo hệ số lương hiện hưởng.

Trong bảng lương mức lương được chia theo ngạch, ngạch lương thể hiện trình độ, vị trí làm việc khác nhau. Trong một ngạch có một mức lương chuẩn và một số bậc lương thâm niên. Vì vậy việc nâng bậc lương trong ngạch chủ yếu căn cứ vào mức độ hoàn thành công việc được giao và thâm niên giữ bậc, nhưng khi chuyển từ ngạch thấp lên ngạch cao hơn thì phải thi nâng ngạch.

4. Lương của nhân viên thừa hành trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước

Hiện nay được áp dụng theo Bảng số 4 Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

Mức lương được tính bằng Hệ số lương từng bậc nhân với mức lương cơ sở. Từ ngày 1/7/2019, lương cơ sở là 1,49 triệu.

Tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = [1.490.000 đồng/tháng] X [Hệ số lương hiện hưởng] – Phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động = [1.490.000 đồng/tháng] X [Hệ số phụ cấp hiện hưởng]

Theo quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì từ năm 2021 sẽ thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ có yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp như nhân viên bảo vệ và lái xe, không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.

Như vậy từ năm 2021, không chỉ có chế độ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức thay đổi, mà chế độ tiền lương của bảo vệ, nhân viên lái xe trong các cơ quan Nhà nước cũng sẽ được đổi mới, phù hợp với vị trí việc làm hơn.

5. Trường hợp nhân viên thừa hành chuyển sang ngạch lương, bậc lương mới

Với các đối tượng này, việc chuyển xếp lương cũ sang ngạch, bậc lương mới được quy định chi tiết tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Theo đó:

– Nếu đã xếp lương bậc cao hơn bậc lương mới cuối cùng trong ngạch thì sẽ quy đổi số cao hơn này thành % phụ cấp thâm niên vượt khung so với mức lương của bậc lương mới cuối cùng trong ngạch;

– Hệ số lương đã tính yếu tố điều kiện lao động cao hơn bình thường;

– Căn cứ vào tiêu chuẩn, điều kiện, vị trí công tác phù hợp với ngạch thì các đối tượng này sẽ được xem xét, đề cử thi nâng ngạch liền kề hoặc lên loại A0, A1 mà không quy định thời gian tối thiểu phải làm việc trong ngạch và không quy định theo hệ số lương hiện hưởng…

Đặc biệt, công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn theo quy định thì được hưởng hệ số bằng công chức cấp xã đang công tác chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn là 1,18.

Như vậy, có thể thấy đối tượng này được ưu tiên không tính thời gian tối thiểu làm việc trong ngạch khi nâng ngạch như các loại đối tượng công chức, viên chức khác.

Lương của nhân viên phục vụ trong cơ quan nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước hiện nay được áp dụng theo Bảng số 4 Nghị định 204/2004/NĐ-CP khi mức lương cơ sở tăng lên

Vừa qua, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã chính thức thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020, trong đó có việc tăng lương cơ sở năm 2020 lên 1,6 triệu đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2019.

Bảng lương cơ sở năm 2020 như sau:

Trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết 86/2019/QH14 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2020. Trong đó, quyết nghị nội dung “Thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng từ ngày 01/7/2020”.

Theo thông lệ hàng năm thì sau khi có Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về mức lương cơ sở đối với cán bộ công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo đúng nội dung đã được Quốc hội quyết nghị.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của covid-19, bằng các văn bản sau đây Bộ Chính trị, Quốc hội quyết định chưa tăng lương cơ sở từ ngày 01/7/2020 cho đến khi có thông báo mới. Khi thay đổi mức lương cơ sở thì bảng lương của nhân viên thừa hành phục vụ cho cơ quan Nhà nước sẽ thay đổi như sau:

Từ khóa » Bảng Lương Bảo Vệ