Bảng Nhận Biết Các Chất Hóa Vô Cơ - Tài Liệu ôn Thi THPT Quốc Gia ...
Có thể bạn quan tâm
Bảng nhận biết các chất hóa vô cơ là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Hóa học lớp 12. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được các phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Download.vn sẽ giới thiệu phương pháp nhận biết các chất vô cơ chi tiết nhất.
Phương pháp nhận biết các chất vô cơ mang đến câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua bảng nhận biết này giúp các bạn lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo nhanh chóng biết cách làm bài tập phân biệt các chất thường gặp. Vậy sau đây là trọn bộ nội dung tài liệu mời các bạn cùng theo dõi nhé.
Bảng nhận biết các chất hóa vô cơ
- Để nhận biết, phân biệt được các hợp chất vô cơ học sinh cần phải nắm được dấu hiệu nhận ra hợp chất (màu sắc, độ tan …) cũng như là tính chất hóa học của nó.
- Phản ứng hoá học được chọn để nhận biết là phản ứng đặc trưng đơn giản và có dấu hiệu rõ rệt.
- Tất cả các chất được lựa chọn dùng để nhận biết, phân biệt các hoá chất theo yêu cầu của đề bài, đều được coi là thuốc thử.
- Dưới đây là bảng dấu hiệu nhận biết một số hợp chất vô cơ thường gặp:
Hoá chất | Thuốc thử | Hiện tượng | Phương trình minh hoạ |
- Dd axit - Dd bazơ (kiềm) | Quỳ tím | - Dd xit làm quỳ tím hoá đỏ. - Dd bazơ làm quỳ tím hoá xanh. | |
Dd muối sunfat hoặc H2SO4 | - BaCl2 - Ba(OH)2 | Tạo kết tủa trắng không tan trong axit mạnh | H2SO4 + BaCl2 →BaSO4+ 2HCl Na2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4+ 2NaOH |
Dd muối sunfit. | - BaCl2 - Axit | - Tạo kết tủa trắng. - Tạo khí không màu, mùi hắc. | Na2SO3 + BaCl2 → BaSO3+ 2NaCl Na2SO3 + 2HCl → BaCl2 + SO2 ↑+ H2O |
Dd muối cacbonat | - Axit - BaCl2 | -Tạo khí không màu. -Tạo kết tủa trắng. | CaCO3 +2HCl→ CaCl2 + CO2 ↑+ H2O Na2CO3 + BaCl2 → BaCO3 ↓+ 2NaCl |
Dd muối photphat | AgNO3 | - Tạo kết tủa màu vàng | Na3PO4+ 3AgNO3 → Ag3PO4↓ + 3NaNO3 |
Dd muối clorua hoặc HCl | AgNO3 | Tạo kết tủa trắng | HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3 NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3 |
Dd muối sunfua | Pb(NO3)2 | Tạo kết tủa đen. | Na2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2NaNO3 |
Dd muối sắt (II) | Dung dịch kiềm (NaOH; KOH ...) | Tạo kết tủa trắng xanh, sau đó bị hoá nâu ngoài không khí. | FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2↓ + 2NaCl 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O →4Fe(OH)3 ↓ |
Dd muối sắt (III) | Tạo kết tủa màu nâu đỏ | FeCl3 + 3NaOH →Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl | |
Dd muối magie | Tạo kết tủa trắng | MgCl2 + 2NaOH→ Mg(OH)2 ↓ + 2NaCl | |
Dd muối đồng | Tạo kết tủa xanh lam | Cu(NO3)2 + 2NaOH →Cu(OH)2 ↓ + 2NaNO3 | |
Dd muối nhôm | Tạo kết tủa trắng, tan trong kiềm dư | AlCl3 + 3NaOH →Al(OH)3 ↓+ 3NaCl Al(OH)3 + NaOH (dư) →NaAlO2 + 2H2O |
∗ NHẬN BIẾT CHẤT KHÍ
KHÍ | THUỐC THỬ | HIỆN TƯỢNG | PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC MINH HỌA | |
1. | SO2 | - dd Br2 - dd KMnO4 | - Mất màu nâu đỏ - Mất màu tím | SO2 + Br2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → 2MnSO4 + K2SO4 + 2H2SO4 . |
2. | H2S | - Pb(NO3)2 - Cu(NO3)2 - dd Br2 - dd KMnO4 | - ↓ đen - ↓ đen - Mất màu nâu đỏ - Mất màu tím | H2S + Pb(NO3)2 → PbS↓ + 2HNO3 H2S + Cu(NO3)2 → CuS↓ + 2HNO3 H2S + 4Br2 + 4H2O → 8HBr + H2SO4 5H2S + 2KMnO4 + 3H2SO4 → 5S + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O |
3. | CO2 | - nước vôi trong dư - Ba(OH)2 dư | ↓trắng | CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O CO2 + Ba(OH)2 → BaCO3↓ + H2O |
4. | NH3 | - Quỳ tím ẩm - Axit HCl đậm đặc | - Hóa xanh - Khói trắng | NH3 (k) + HCl(k) → NH4Cl(r) |
5. | HCl | - Quỳ tím ẩm - Dd AgNO3 | - Hóa đỏ - ↓trắng | AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3 |
6. | CO | CuO, to | CuO đen đỏ, khí bay ra làm đục dd Ca(OH)2 | CuO (đen) + CO→ Cu (đỏ) + CO2 CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O |
7. | Cl2 | - Quỳ tím ẩm - dd KI, hồ tinh bột. | - Quỳ tím ẩm chuyển đỏ sau đó mất màu - Làm xanh hồ tinh bột | -Cl2 + H2O⇄ HCl + HClO Lúc đầu quỳ tím chuyển đỏ sau đó nhanh chóng mất màu do tác dụng tẩy màu của HClO -Cl2 + 2KI → 2KCl + I2 I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột. |
8. | H2 | CuO, to | CuO đen →đỏ | CuO (đen) + H2→ Cu (đỏ) + H2O |
9. | O2 | Que đóm còn tàn đỏ | Que đóm bùng cháy | C + O2 → CO2 |
10. | O2 | dd KI + hồ tinh bột | Xanh hồ tinh bột | O3 + 2KI + H2O → I2 + O2 + 2KOH I2 sinh ra làm xanh hồ tinh bột. |
Chú ý: Cần phân biệt sự khác nhau giữa nhận biết và phân biệt các chất.
- Để phân biệt các chất A,B,C,D chỉ cần nhận ra các chất A, B,C chất còn lại đương nhiên là D
- Để nhận biết A, B,C,D cần phải xác định tất cả các chất, không bỏ chất nào. Vì còn một chất mà không qua kiểm chứng chưa chắc đã nhận biết được đó là chất gì.
Từ khóa » Nhận Biết Các Chất Hóa Học Vô Cơ Lớp 11
-
Cách Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11
-
Bài Tập Nhận Biết Các Chất Vô Cơ Lớp 11 - 123doc
-
Bảng Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11
-
Cách Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11
-
Từ Điển Phương Trình Hóa Học Hóa Vô Cơ 11 Đầy Đủ - Kiến Guru
-
Chuyên đề Phương Pháp Nhận Biết Các Chất Hóa Học
-
Kiến Thức Bảng Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11 - Banmaynuocnong
-
Phương Pháp Nhận Biết Các Chất Vô Cơ Cực Hay, Chi Tiết
-
Cách Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11 Đầy Đủ Dễ Nhớ ...
-
CÁCH NHẬN BIẾT CÁC CHẤT HÓA HỌC LỚP 11
-
Phương Pháp Nhận Biết Các Chất Trong Nhóm Nitơ Hay, Chi Tiết | Hóa ...
-
Bảng Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11
-
Cách Nhận Biết Các Chất Hóa Học Lớp 11
-
Làm Thế Nào để Nhận Biết Các Chất Hóa Học