Bất đồng Nhóm Máu Rh: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị | Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Nhóm máu Rh là gì?
- Bất đồng nhóm máu Rh khi mang thai là gì?
- Dấu hiệu nhận biết bất đồng nhóm máu Rh
- Vì sao phải xét nghiệm nhóm máu Rh(-) khi mang thai?
- Bất đồng nhóm máu Rh có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
- Nguy hiểm khi mẹ mang thai có nhóm máu hiếm Rh-
- Ai có nguy cơ mắc phải bệnh bất đồng nhóm máu mẹ con?
- Ngăn ngừa và điều trị bệnh Rhesus (bất đồng nhóm máu Rh) ở mẹ bầu
- Điều trị bất đồng nhóm máu Rh - bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh
- Những câu hỏi thường gặp về nhóm máu Rh
Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con (bất đồng nhóm máu Rh hay yếu tố Rh không tương thích) là hiện tượng xảy ra khi mẹ bầu có nhóm máu không tương thích với thai nhi trong bụng. Ví dụ như khi mẹ có nhóm máu hiếm Rh-, trong khi con lại có nhóm máu Rh dương.
Hiện tượng này thường không có triệu chứng nhưng lại dẫn đến hiện tượng huyết tán - là một tình trạng nghiêm trọng đối với thai nhi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để có một thai kỳ an toàn khỏe mạnh cho mẹ và bé, Huggies mời mẹ tìm đọc thông tin bài viết dưới đây nhé!
>>> Tham khảo:
- Nhóm máu không tương thích ABO
- Biến chứng thai kỳ
- Các Mốc Khám Thai Quan Trọng Nhất & Xét Nghiệm Cần Có
Nhóm máu Rh là gì?
Yếu tố Rhesus (Rh) là một kháng nguyên hay protein đặc biệt trên bề mặt của các tế bào hồng huyết cầu. Đây là một cơ chế bảo vệ giúp cơ thể phân biệt máu của chính mình. Mỗi người đều được thừa hưởng các gen từ cha mẹ của mình để xác định nhóm máu, cũng như xu hướng có kháng nguyên này hay không.
Hệ nhóm máu Rh là một trong 35 hệ thống nhóm máu ở người, và là hệ nhóm máu riêng biệt khác với hệ ABO. Trong đó, hệ nhóm máu này được chia ra 2 loại:
- Rh(+): Có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu, gọi là Rh dương.
- Rh(-): Không có kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu, gọi là Rh âm.
>> Tham khảo thêm: Cách tính tuổi thai như thế nào là chính xác nhất?
Nhóm máu Rh dương là gì? Nhóm máu Rh(-) có hiếm không?
Các kháng nguyên D có mặt trong 85% dân số, nghĩa là phần lớn dân số có nhóm máu dương. Trong 15% dân số còn lại, không có các kháng nguyên D, có thể coi đây là những người có nhóm máu hiếm Rh(-).
Ở Việt Nam, tỷ lệ người mang mang Rh(+) là 99,92% còn Rh(-) là 0,08% theo viện Huyết học truyền máu Trung Ương 1996. Trong đời sống thường ngày, nhóm máu Rh không có ảnh hưởng gì nổi bật, nhưng khi chuẩn bị truyền máu hoặc ở phụ nữ mang thai có nhóm máu Rh, Rh(-) là đặc điểm cần lưu ý đặc biệt.
Người mang nhóm máu Rh(+) có thể nhận máu từ cả 2 nhóm máu Rh(+) và Rh(-), nhưng trường hợp hiến máu, truyền máu cho người nhóm Rh(-) thì chỉ có thể nhận từ nhóm Rh(-). Nếu nhận máu ngược từ Rh(+) sang Rh(-) thì trung bình sau 2-4 tháng, khả năng người được nhận máu sẽ bị ngưng kết hồng cầu, xảy ra tai biến.
>> Tham khảo thêm: Chiều Dài Xương Mũi Thai Nhi Bao Nhiêu Là Chuẩn?
Những trường hợp cần xét nghiệm nhóm máu Rh (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào cần xét nghiệm nhóm máu Rh?
Đa phần những trường hợp bắt buộc phải kiểm tra nhóm máu Rh bao gồm:
- Xét nghiệm khi người bệnh cần truyền máu, lựa chọn nguồn máu.
- Xét nghiệm cho người muốn hiến máu, hiến nội tạng, mô và cơ quan tủy xương.
- Xét nghiệm cho phụ nữ mang thai để phòng tránh bất đồng nhóm máu Rh khi mang thai.
Bất đồng nhóm máu Rh khi mang thai là gì?
Bất đồng nhóm máu Rh xảy ra khi phụ nữ mang thai em bé trong bụng có nhóm máu Rh+ trong khi chính phụ nữ có nhóm máu Rh-. Bệnh Rhesus, hay còn gọi là bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh, là một biến chứng có thể xảy ra khi cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu có nhóm máu Rh+ của thai nhi.
>> Tham khảo thêm: Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần chuẩn WHO mới nhất
Dấu hiệu nhận biết bất đồng nhóm máu Rh
Dấu hiệu nhận biết bất đồng nhóm máu Rh ở thai nhi có thể có diễn biến từ nhẹ đến nặng, đe doạ tính mạng. Trong quá trình chuyển dạ, tế bào máu từ thai nhi đi qua dòng máu của mẹ, hệ thống miễn dịch của mẹ sẽ tạo ra kháng thể chống lại các tế bào hồng cầu của em bé. Nguyên nhân là do mẹ có nhóm máu Rh- trong khi em bé có Rh+. Hệ miễn dịch của mẹ coi đây là dị vật cần loại trừ, gây nguy cơ bệnh tan máu cho bé. Đây là tình trạng nghiêm trọng đòi hỏi can thiệp và điều trị y khoa.
Các dấu hiệu có thể xuất hiện ở em bé nếu nồng độ bilirubin tăng cao sau sinh bao gồm da vàng, hôn mê và giảm trương lực cơ. Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ được giảm dần sau khi trẻ sơ sinh được can thiệp và điều trị tình trạng bất đồng nhóm máu Rh.
>> Tham khảo thêm: Bảng Cân Nặng Và Chiều Dài Thai Nhi Theo Tuần Chuẩn Quốc Tế 2023
Vì sao phải xét nghiệm nhóm máu Rh(-) khi mang thai?
Để tránh các hậu quả không lường được khi mang thai, việc xét nghiệm nhóm máu Rh là tuyệt đối cần thiết. Bất đồng nhóm máu Rh sẽ xảy ra khi:
- Mẹ bầu có nhóm máu yếu tố Rh(-) nhưng mang thai con có yếu tố Rh(+): Cơ thể của mẹ sẽ sản sinh kháng thể anti D phản ứng chống lại máu của thai nhi trong bụng - gọi là bệnh Rhesus, hiện tượng tán huyết. Nếu trong lần mang thai đầu mà không xử lý kịp thời, lần mang thai tiếp theo sẽ không an toàn cho cả mẹ và bé.
- Mẹ có nhóm máu yếu tố Rh(+) và con có yếu tố Rh(-) trong máu: Mẹ trong thời gian mang thai không có chấn thương hay sự va chạm máu giữa mẹ và thai nhi thì sẽ không có vấn đề gì lớn. Tuy nhiên, sự tiếp xúc 2 dòng máu khi chuyển dạ, sinh nở vẫn có nguy cơ tiềm tàng.
>>> Tham khảo: Những điều cần biết trước khi mang thai
>> Bí kíp cho mẹ:
Ở thời điểm này, việc chuẩn bị đồ dùng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là miếng lót sơ sinh, tã dán sơ sinh là điều rất quan trọng.Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Tã dán sơ sinh cao cấp Huggies Naturemade không hề chứa hóa chất độc hại, đạt chất lượng 5 sao từ Viện nghiên cứu Đức an toàn cho da bé sơ sinh. Với bề mặt Naturesoft êm mềm từ sợi thiên nhiên 100% từ châu Âu, kết hợp với vitamin E từ dầu mầm lúa mạch giúp nâng niu làn da mỏng manh của bé. Sản phẩm còn sở hữu thiết kế siêu mỏng nhẹ chỉ 5mm; bề mặt 3D thấm hút nhanh, vượt trội, duy trì khô thoáng lên đến 12 tiếng,... Huggies Naturemade là lựa chọn tuyệt vời để đồng hành cùng mẹ trong quá trình chăm sóc bé yêu. Ngoài ra, dòng tã dán sơ sinh Huggies Tràm Trà Tự Nhiên mới với công nghệ đột phá chứa tinh chất tràm trà tự nhiên, sẽ giúp làm dịu làn da mỏng manh của bé, và đã được chứng minh lâm sàng giúp ngừa hăm. Ngoài ra, công nghệ bong bóng 3D khóa ẩm và ngăn thấm ngược giúp mẹ yên tâm, không lo tràn tã.
Tã cao cấp Huggies Platinum Naturemade với khả năng duy trì khô thoáng cho da bé lên đến 12 tiếng (Nguồn: Huggies)
Theo dõi như thế nào sau khi có kết quả xét nghiệm nhóm máu Rh- khi mang thai
Khi kết quả xét nghiệm của thai phụ là nhóm Rh(-), cần phải xét nghiệm cho cả chồng:
- Chồng là nhóm Rh(-): Tập trung theo dõi thai kỳ của sản phụ.
- Chồng là nhóm Rh(+): Tiếp tục thực hiện xét nghiệm kháng thể D hay anti-D cho thai phụ.
Thực hiện các loại xét nghiệm sẽ rơi vào tuần 20-28 của thai kỳ. Trong đó, xét nghiệm anti-D sẽ bao gồm:
- Thai phụ nhóm Rh(-) và kháng thể D: Tập trung theo dõi thai kỳ kỹ lưỡng và theo dõi trẻ sơ sinh đặc biệt.
- Thai phụ nhóm Rh(-) và kháng thể anti-D: Bắt buộc tiêm dự phòng anti-D vào tuần thai thứ 28, thứ 34 và 72 giờ sau khi sinh.
>>> Tham khảo: [Chi tiết] Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh 3 tháng cuối theo tuần
Thực hiện xét nghiệm để theo dõi thai kỳ an toàn và sinh nở suôn sẻ (Nguồn: Sưu tầm)
Nếu không xét nghiệm nhóm máu Rh thì có nguy hiểm gì?
Khi kiểm tra và thực hiện xét nghiệm nhóm máu Rh trước và trong khi mang thai, thai phụ và thai nhi sẽ phòng ngừa được các nguy cơ:
- Băng huyết sau sinh nếu không tìm được đúng nhóm máu Rh(-) để truyền kịp thời.
- Thai phụ mắc bệnh lý tán huyết ở lần mang thai tiếp theo.
- Em bé mới sinh có khả năng tan máu trong bụng mẹ hoặc sau khi sinh ra.
Quan tâm nhiều hơn các bệnh lý trước, trong và sau khi mang thai chưa bao giờ là thừa thãi. Bố mẹ trước khi cưới và quyết định có em bé, có thể cùng nhau tham khảo Video Làm mẹ tập 35 - P1 - Các biến cố thường gặp trong thai kỳ:
Bất đồng nhóm máu Rh có ảnh hưởng gì đến thai nhi?
Việc mẹ sản sinh ra kháng thể anti D để chống lại kháng nguyên lạ sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi trong bụng. Khi kháng thể anti D đi vào nhau thai, đi vào máu và bắt đầu phá hủy hồng cầu, lượng hồng cầu của thai nhi sẽ suy giảm theo thời gian. Khi hồng cầu không còn đủ để cung cấp lượng máu cho bé sẽ dẫn đến thiếu máu, sảy thai, thai chết lưu và thậm chí là nguy hiểm cho cả mẹ bầu.
Khi gặp bệnh Rhesus, dù được sinh ra thì em bé vẫn có nguy cơ bị vàng da, tán huyết. Và mẹ vẫn có thể gặp nguy hiểm cho lần mang bầu tiếp theo. Do đó, Bệnh Rhesus cần được ngăn chặn khi người mẹ mang Rh-âm có kết quả xét nghiệm chính xác và thực hiện tiêm một hợp chất đặc biệt gọi là kháng thể anti-D 3 lần trong thai kỳ.
>>> Tham khảo: Sự phát triển thai nhi theo tuần
Nguy hiểm khi mẹ mang thai có nhóm máu hiếm Rh-
Có một tin tốt là, bệnh Rhesus thường rất hiếm. Tiêu chuẩn quy định khám tiền sản cho các bà mẹ vào giai đoạn sớm của thai kỳ là kiểm tra nhóm máu. Nếu người mẹ có nhóm máu âm, điều này sẽ được ghi vào hồ sơ, và sau đó, vào khoảng tuần thứ 28 của thai kỳ, mẹ sẽ được xét nghiệm máu lại để xem đã có kháng thể hay chưa.
Hiện nay, rất nhiều thai phụ có nhóm máu Rh(-) vẫn có thể mang thai và sinh con an toàn, khỏe mạnh thậm chí là sinh hơn 1 lần. Quan trọng là khi mang thai, thai phụ phải tuân thủ hoàn toàn theo chỉ dẫn của bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để đảm bảo mẹ tròn con vuông sau 9 tháng 10 ngày.
>> Tham khảo thêm: Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
Thai phụ có nhóm máu Rh nguy hiểm nhiều không? (Nguồn: Sưu tầm)
Ai có nguy cơ mắc phải bệnh bất đồng nhóm máu mẹ con?
Bất kỳ phụ nữ nào có nhóm máu thuộc Rh-âm kết hôn với chồng có nhóm máu Rh-dương hoặc mang tình trạng nhóm máu Rh không xác định (1 Rh-âm và 1 Rh-dương) đều có nguy cơ mang thai bất đồng nhóm máu Rh. May mắn thay, tỉ lệ những người có nhóm Rh-âm hiện nay rất thấp.
Tỉ lệ các nhóm máu bị phá vỡ, theo Stanford Blood Center, như sau:
Nhóm máu | Tỷ lệ bị phá vỡ |
O+ | 37.4% |
O- | 6.6% |
A+ | 35.7% |
A- | 6.3% |
B+ | 8.5% |
B- | 1.5% |
AB+ | 3.4% |
AB- | 0.6% |
>> Tham khảo thêm: Dây rốn quấn cổ 1 vòng có sao không? Nguyên nhân, cách khắc phục
Ngăn ngừa và điều trị bệnh Rhesus (bất đồng nhóm máu Rh) ở mẹ bầu
Phụ nữ có Rh-âm nên được tiêm Anti-D khi nào?
- Bị sẩy thai
- Chấm dứt thai kỳ
- Có chấn thương hoặc chảy máu
- Trong quá trình chọc ối
- Có chấn thương bụng
- Sau khi có thai ngoài tử cung
Phương pháp điều trị tiêm Anti-D trong thai kỳ
Bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu nhóm máu Rh-âm 2 liều huyết thanh miễn dịch Rh (Rh immune-globulin).
- Liều đầu tiên vào tuần thứ 28, tuần thứ 34 của thai kỳ
- Liều thứ hai trong vòng 72 giờ sau sinh
Những kháng thể trong 2 liều thuốc trên sẽ giúp ngăn cản cơ thể người mẹ sản xuất kháng thể kháng Rh-dương có khả năng gây ra các vấn đề cho những lần mang thai tiếp theo.
Tuy nhiên, cứ mỗi lần mang thai, mẹ bầu Rh-âm đều cần được xét nghiệm máu để xác định mức độ kháng thể anti-D sẽ được thực hiện định kỳ trong suốt các thai kỳ tiếp theo.
>>> Tham khảo: Vắc xin cần tiêm phòng trước khi mang thai
Mẹ cần lưu ý gì thêm trong thai kỳ
Cho dù bạn có thể thuộc nhóm máu Rh-âm tính, việc thăm khám tiền sản đều đặn và đúng cách sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh. >> Tham khảo: Thai nhi 39 tuần đủ ngày chưa, dấu hiệu chuyển dạ là gì
Việc thăm khám tiền sản đều đặn giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn có thể nảy sinh (Nguồn: Sưu tầm)
Điều trị bất đồng nhóm máu Rh - bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh
Điều gì có thể xảy ra với thai nhi khi mắc Rhesus?
Nếu em bé bị bệnh tán huyết nặng, nó có thể gây sẩy thai hoặc em bé bị chết lưu. Lượng bilirubin cao có thể vượt qua máu di chuyển đến não và gây tổn thương não.
Các phương pháp điều trị bệnh tán huyết ở trẻ sơ sinh
Các em bé bệnh tán huyết sinh ra sẽ không thể dự trữ sắt đầy đủ và có nồng độ bilirubin trong máu cao, nghĩa là các bé bị thiếu máu và vàng da. Vì vậy, các bé cần phải trải qua một số thủ thuật y tế để loại bỏ các kháng thể anti-D, tái tạo tế bào hồng cầu để hoạt động như bình thường. Bé sau sinh có thể được điều trị bằng cách:
- Quang trị liệu: dùng đèn huỳnh quang (ánh sáng trắng hoặc ánh sáng xanh), có bước sóng 420-480 nm, cách một khoảng 50cm, chiếu trực tiếp lên da bé để giúp làm giảm lượng bilirubin trong máu. Bé được đặt trong lồng ấp, không mặc quần áo, hoặc che mắt. Cứ khoảng 3 giờ, cho bé đổi tư thế một lần, chiếu liên tục đến khi mức bilirubin giảm xuống bình thường. Năng lượng ánh sáng sẽ giúp chuyển bilirubin trực tiếp thành dạng đồng phân không độc hoặc gián tiếp đào thải ra ngoài. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, chi phí thấp, được chỉ định cho tất cả trẻ vàng da tăng bilirubin gián tiếp trên 13mg%.
- Truyền máu: Khi bé có dấu hiệu vàng da do bất đồng nhóm máu rh nặng như: vàng da sậm lòng bàn tay, bàn chân, bú kém hoặc bỏ bú, có triệu chứng thần nhiễm độc thần kinh; Bilirubin gián tiếp trên 20 mg% ở bé > 2 kg hoặc >10 mg% ở bé >> Tham khảo:
- Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung sắt cho bé và trẻ sơ sinh
- Phân biệt vàng da sơ sinh bệnh lý và sinh lý
- Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng
Trẻ sơ sinh bị tán huyết thường có biểu hiện vàng da, thiếu máu (Nguồn: Sưu tầm)
Những câu hỏi thường gặp về nhóm máu Rh
Nhóm máu Rh- có đặc điểm nào?
Nhóm máu Rh- hay còn gọi là Rh âm là nhóm không có kháng nguyên D trên mặt hồng cầu. Khi kết hợp với hệ ABO sẽ cho ra nhóm máu A(-), B(-), O(-)...
Người có yếu tố Rh- chỉ có thể nhận truyền máu từ nhóm Rh- tương tự, nếu nhận từ yếu tố khác (+) sẽ gây ra tai biến và nguy hiểm. Nếu phụ nữ có yếu tố Rh- mang thai, sẽ có nhiều nguy cơ bệnh lý cho cả mẹ con.
Nhóm máu Rh- có hiếm không?
Yếu tố Rh- được xem là nhóm máu hiếm, chỉ chiếm 15% dân số được thống kê đến thời điểm hiện tại. Tại Việt Nam, nhóm máu có yếu tố Rh âm chiếm 0,08% theo viện Huyết học.
Nếu mẹ còn nhiều câu hỏi đang phân vân cần lời giải đáp thì hãy nhanh chóng gửi ngay câu hỏi của mình về các Chuyên gia Huggies hoặc cập nhật thêm thông tin hữu ích khi Mang thai tại đây!
Từ khóa » Con Cái Sẽ Theo Nhóm Máu Của Ai
-
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG THEO NHÓM MÁU
-
Sự Liên Quan Giữa Nhóm Máu Cha Mẹ Và Con Cái | Vinmec
-
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG QUA NHÓM MÁU ABO
-
Nhóm Máu Có Di Truyền Không? Liệu Có Thể Dùng Nhóm Máu Xác ...
-
Những Trường Hợp Bạn Cần Biết Chính Xác Nhóm Máu Của Bản Thân
-
[Chuyên Gia Giải đáp]: Anh Em Ruột Có Cùng Nhóm Máu Không?
-
Cha Nhóm Máu A, Mẹ AB Thì Con Nhóm Máu Gì? - Báo Thanh Niên
-
Nỗi Oan 'không Cùng Nhóm Máu Nên Không Phải Con Tôi' - VnExpress
-
CÓ THỂ DỰA VÀO NHÓM MÁU ĐỂ XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG?
-
Có Cùng Huyết Thống Không Khi Nhóm Máu Con Khác Cha Mẹ
-
Giải Mã 'nỗi Oan' Cha Con Không Cùng Nhóm Máu Thì Không Phải Ruột ...
-
HIỂU ĐÚNG VỀ NHÓM MÁU VÀ NGUYỆN TẮC TRUYỀN MÁU
-
XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG CHA CON TẠI GENLAB