Có Cùng Huyết Thống Không Khi Nhóm Máu Con Khác Cha Mẹ
Có thể bạn quan tâm
Nhóm máu là một yếu tố di truyền phức tạp, và sự khác biệt này đôi khi khiến các bậc phụ huynh lo lắng về mối quan hệ huyết thống. Hiểu rõ về cách thức di truyền nhóm máu có thể giúp giải đáp những lo lắng này và mang lại sự yên tâm cho các gia đình. Trong bài viết này, DNA Testing sẽ giải đáp cho bạn về câu hỏi liệu có cùng huyết thống khi nhóm máu con khách cho mẹ hay không?
GIẢI ĐÁP: Có cùng huyết thống không khi nhóm máu con khác cha mẹ
1. CÁCH NHẬN CON THỜI CỔ ĐẠI
- Có lẽ đã không dưới 1 lần trong chúng ta đã từng nghe, từng thấy các thông tin cũng như từng xem các bộ phim Trung Quốc với các tình tiết nhỏ máu nhận thân. Từ rất lâu trước đây tại Trung Quốc phương pháp “nhỏ máu nhận thân” là cách duy nhất xác định huyết thống.
- Cách kiểm tra quan hệ huyết thống này có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ xưa và độ chính xác rất thấp. Chính vì thế mà nó đã gây ra rất nhiều hiểu lầm không đáng có, thậm chí là đau lòng.
- Để kiểm tra huyết thống bằng cách này, người ta sẽ chuẩn bị 1 thau nước, sau đó, lấy kim chích máu ở đầu ngón tay của người cha và con hoặc mẹ và con, rồi nhỏ máu của 2 người vào thau nước. Nếu 2 giọt máu hòa vào nhau, thì được xem là có quan hệ huyết thống, còn nếu 2 giọt máu không hòa vào nhau thì 2 người không có quan hệ huyết thống.
- Ngày nay, phương pháp xác định quan hệ huyết thống này đã được chứng minh là không chính xác, bởi máu chỉ hòa vào nhau khi 2 người có cùng nhóm máu và nếu 2 người không cùng nhóm máu thì sẽ không hòa vào nhau. Hơn nữa, cha và con hay mẹ – con không phải lúc nào cũng có cùng nhóm máu.
- Tuy nhiên ở phương Tây người ta nhận thân không phải bằng nhỏ máu mà sẽ bằng “màu mắt” vào những năm 1800 Nếu đứa trẻ có màu mắt giống với cha và mẹ thì chứng tỏ nó có quan hệ huyết thống với họ. Còn nếu đứa trẻ có màu mắt khác với màu mắt của mẹ và cha thì sẽ bị nghi ngờ không phải con của người cha.
- Phương pháp này đã được chứng minh là sai lầm vào năm 1865 khi Gregor Mendel chứng minh màu sắc của mắt do nhiều yếu tố di truyền quyết định và nó không nhất định phải giống với màu mắt của bố hay mẹ.
2. BƯỚC KHỞI ĐẦU XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG BẰNG KHOA HỌC
- Bước vào thế kỷ 20, tức là đầu những năm 1900, khi mà y học phát triển hơn thì người ta bắt đầu tiến hành xác định quan hệ huyết thống thông qua nhóm máu. Từ nhóm máu của cha và mẹ, người ta sẽ xác định nhóm máu của người con, từ đó xác định quan hệ huyết thống thông qua việc đối chiếu nhóm máu của người con với cha mẹ. Tuy nhiên, thực tế phương pháp này chỉ đạt độ chính xác khoảng 30% chứ không chính xác hoàn toàn.
- Vào năm 1930, khi các nhà khoa học bắt đầu nghiên cứu ra các loại protein có trong máu giúp nhận diện từng cá nhân riêng biệt thì người ta bắt đầu áp dụng phương pháp xét nghiệm huyết thanh để giám định quan hệ huyết thống. Tuy nhiên, cách này cũng chỉ đạt độ chính xác khoảng 40%.
- Trải qua nhiều giai đoạn đến thời điểm hiện tại, thì xét nghiệm ADN là cách kiểm tra quan hệ huyết thống chính xác nhất, lên đến 99,9999% với Công nghệ giải trình tự gen thế hệ mới – NGS (Next Generation Sequencing), hoặc còn gọi là giải trình tự song song lượng lớn (Massively Parallel Sequencing) là kỹ thuật mới nhất hiện nay dùng trong phân tích di truyền.
- Bằng cách sử dụng hệ thống giải trình tự gen thế hệ mới, xét nghiệm quan hệ cha con trước sinh không xâm lấn có thể xác định cha đẻ của thai nhi ngay sau 7 tuần thai bằng cách sử dụng mẫu máu mẹ và các mẫu của người cha (máu, tóc, móng, niêm mạc miệng).
3. NHÓM MÁU VÀ MỐI LIÊN HỆ TƯƠNG QUAN GIỮA NHÓM MÁU CỦA CHA MẸ VỚI CON CÁI.
- Nhóm máu được xác định bởi di truyền. Mỗi người thừa hưởng gen từ bố mẹ, một gen từ mẹ và một gen từ bố – để tạo ra một cặp. Vì vậy, nhóm máu cha mẹ và con cáicó sự liên quan chặt chẽ với nhau.
- Với hệ thống ABO, một người có thể thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại, dẫn đến nhóm máu AB. Hoặc cũng có thể nhận được kháng nguyên B từ cả cha và mẹ và tạo ra nhóm máu BB hoặc B.
- Mặt khác, nhóm máu Okhông chứa bất kỳ kháng nguyên nào và không ảnh hưởng đến nhóm máu A và B. Vì vậy, nếu thừa hưởng O từ bố hoặc mẹ và A từ người còn lại, nhóm máu của con sẽ là A. Hoặc cả bố và mẹ có nhóm máu A hoặc B nhưng vẫn có thể sinh con có nhóm máu O nếu con mang gen O.
- Khi biết được nhóm máu của cha mẹ có thể suy ra nhóm máu của người con tuy nhiên việc xác định huyết thống dựa vào nhóm máu chỉ mang tính chất tương đối, không mang tính khẳng định. Do đó, xét nghiệm nhóm máu không phải là công cụ hữu dụng trong phân tích xác định mối quan hệ huyết thống cha-con.
- Các xét nghiêm ADN huyết thống cũng như ADN Cha Con trước sinh bằng cách lấy mẫu máu tĩnh mạch của mẹ mang thai ở từ tuần thứ 7 giờ đây không phải gửi mẫu sang Mỹ hay Hồng Kông nữa. Mà chúng được thực hiện ở Việt Nam tại trung tâm xét nghiệm DNA TESTINGS với Công nghệ và hoá chất được sử dụng theo tiêu chuẩn của Mỹ.
- Liên hệ ngay hotline 0931.879.700 để được tư vấn trực tiếp miến phí và nhận nhiều mã giảm giá hấp dẫn.
Từ khóa » Con Cái Sẽ Theo Nhóm Máu Của Ai
-
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG THEO NHÓM MÁU
-
Sự Liên Quan Giữa Nhóm Máu Cha Mẹ Và Con Cái | Vinmec
-
XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG QUA NHÓM MÁU ABO
-
Nhóm Máu Có Di Truyền Không? Liệu Có Thể Dùng Nhóm Máu Xác ...
-
Những Trường Hợp Bạn Cần Biết Chính Xác Nhóm Máu Của Bản Thân
-
[Chuyên Gia Giải đáp]: Anh Em Ruột Có Cùng Nhóm Máu Không?
-
Cha Nhóm Máu A, Mẹ AB Thì Con Nhóm Máu Gì? - Báo Thanh Niên
-
Nỗi Oan 'không Cùng Nhóm Máu Nên Không Phải Con Tôi' - VnExpress
-
CÓ THỂ DỰA VÀO NHÓM MÁU ĐỂ XÁC ĐỊNH HUYẾT THỐNG?
-
Giải Mã 'nỗi Oan' Cha Con Không Cùng Nhóm Máu Thì Không Phải Ruột ...
-
Bất đồng Nhóm Máu Rh: Dấu Hiệu Và Cách điều Trị | Huggies
-
HIỂU ĐÚNG VỀ NHÓM MÁU VÀ NGUYỆN TẮC TRUYỀN MÁU
-
XÉT NGHIỆM ADN HUYẾT THỐNG CHA CON TẠI GENLAB