Bật Mí Những Kiến Thức Về Quả Vả Mà ít Người Biết - Cao Gắm

Hình ảnh quả vả
Hình ảnh quả vả

1. Tác dụng của quả vả đối với cơ thể

Quả vả (Trái vả) là loại quả còn xa lạ với một số người, nó gần giống với quả sung nhưng to hơn quả sung nhiều lần. Cùng Cao gắm tìm hiểu về loại quả này nhé!

1.1. Quả vả là quả gì?

Tên khác là vả lá rộng, vả Ấn Độ khổng lồ, cây tai voi, quả ngõa... Tên khoa học của cây vả là Ficus auriculata Lour., Moraceae (họ Dâu tằm).

Quả vả là loại quả được phát triển từ cụm hoa, thường mọc ở gốc hoặc trên cành già. Quả vả có hình cầu dẹt, khi còn non có vỏ màu xanh, lông mịn. Bên trong quả có lớp cơm trắng, khi chín có màu đỏ.

Hình ảnh quả vả xanh và quả vả chín
Hình ảnh quả vả xanh và quả vả chín

Nó có vị ngọt, mềm, dai và có hạt hơi giòn. Quả vả tươi là loại trái cây mềm, có vỏ mỏng, dễ hỏng nên thường được phơi khô để bảo quản. 

1.2. Quả vả gồm những loại nào?

Có nhiều loại vả, tất cả đều khác nhau về màu sắc và kết cấu. Theo dân gian, vả được chia làm 3 loại như: vả mật, vả muỗi, vả mâm xôi. Tất cả đều có những đặc tính riêng của nó.

1.2.1. Quả vả mật

Vả mật to, khi chín có màu đỏ tím, có quả to gần bằng nắm tay. Quả càng to bên trong càng chia thành nhiều màu. Lớp ngoài có màu trắng, tiếp theo là mùa đỏ tươi và cuối cùng là lớp màu vàng với nhiều sợi tua trông như bông hoa. 

Bên trong ruột có chứa lớp mật sánh, màu vàng nâu như thạch. Khi chín ăn ngọt dịu của thịt quả, tiếp theo là ngọt mát của lớp mật trong quả. Vả mật thường nhiều nhựa và chát hơn vả muỗi. Khi còn xans, thịt quả cứng hơn và thường được dùng là muối hoặc dưa chua.

Quả ngõa mật có tác dụng gì? Mời bạn đọc theo dõi tiếp nhé.

Hình ảnh quả vả mật
Hình ảnh quả vả mật

1.2.2. Vả muỗi

Quả vả muỗi khác với các loại vả khác, đó là khi chín thường chứa nhiều muỗi bên trong. Vì vậy, người ta hay gọi là vả muỗi. Vả muỗi khi còn xanh cũng được dùng làm dưa chua hoặc muối để ăn rất ngon.

1.2.3. Vả mâm xôi

Hình ảnh quả vả mâm xôi
Hình ảnh quả vả mâm xôi

Thực chất đây là một loại quả được người dân đặt tên theo cách gọi của địa phương. Sở dĩ có tên gọi như vậy là do quả thường mọc ở dưới gốc cây, lùm lên như cái mâm xôi nên người dân đặt là vả mâm xôi.

Nó có những đặc tính tương tự như vả mật như khi còn xanh sẽ cứng và chát, khi chín cũng có mật ngọt như vả mật. Nhưng vả mâm xôi có lá nhỏ hơn, ngọn non màu đỏ, thân có khấc ngắn hơn vả mật hoặc vả muỗi.

1.3. Thành phần chất dinh dưỡng của quả vả

Quả vả chứa nhiều các chất như đường tự nhiên, khoáng chất và chất xơ hòa tan. Ngoài ra, quả vả rất giàu khoáng chất như kali, canxi, magie, sắt, đồng và là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin K, chất chống oxy hóa góp phần tăng cường sức khỏe, cụ thể:

Thành phần dinh dưỡng của quả vả tươi và khô
Thành phần dinh dưỡng của quả vả tươi và khô

Trong 100g quả vả tươi cung cấp khoảng:

  • 43 calo
  • 1,3 g protein
  • 0,3g chất béo
  • 9,5g carbohydrate
  • 2g chất xơ

Trong 100g vả khô cung cấp khoảng:

  • 209 calo
  • 3,3g protein
  • 1,5g chất béo
  • 48,6g carbohydrate
  • 9,2g chất xơ

>> Có thể bạn quan tâm:

  • Lợi và hại của sầu riêng mà ai cũng nên biết
  • Những tác dụng tuyệt vời của quả chanh

1.4. Công dụng của quả vả 

Quả vả có vị ngọt, tính bình. Nó có tác dụng lợi tiểu, nhuận tràng, điều hòa tiêu hóa, tiểu đường, cholesterol cao, sử dụng trên da để trị mụn cóc,...

Tác dụng của quả vả
Tác dụng của quả vả

1.4.1. Chữa bệnh chàm (viêm da dị ứng)

Sử dụng kem có chiết xuất từ quả vả giúp giảm ngứa do bệnh chàm ở trẻ em.

1.4.2. Giảm cholesterol

Nhờ thành phần pectin hòa tan một lượng lớn cholesterol và được bài tiết ra ngoài. Mức chất béo trong cơ thể được giảm giúp ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch và bào phì.

1.4.3. Ngăn ngừa táo bón

Quả vả chứa hàm lượng chất xơ rất lớn, đặc biệt trong quả vả khô. Mọi người được khuyến cáo nên sử dụng khoảng 5g chất xơ mỗi ngày để ngăn bệnh táo bón, đặc biệt ở người cao tuổi.

1.4.4. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Quả vả chứa nhiều vitamin K giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ cơ chế làm giảm nồng độ natri có hại cho cơ thể. 

Quả vả giúp cải thiện bệnh tiểu đường
Quả vả giúp cải thiện bệnh tiểu đường

1.4.5. Cải thiện chức năng đường tiêu hóa

Quả vả cũng chứa prebiotics, giúp hỗ trợ các vi khuẩn tốt có sẵn trong đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.

1.4.6. Ngăn ngừa ung thư

Hợp chất coumarin có trong quả có thể làm giảm nguy có ung thư tuyến tiền liệt. Ngoài ra, ăn các loại quả có chứa nhiều chất xơ như quả vả có thể giảm được nguy cơ ung thư vú và ung thư ruột kết.

1.4.7. Quả vả giúp bảo vệ tim mạch

Quả vả tốt cho tim mạch
Quả vả tốt cho tim mạch

Nhờ cơ chế giảm chất béo trong cơ thể, từ đó giảm được nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về tim mạch.

Ngoài ra, trong quả vả khô có chứa acid béo omega-3, omega-6 và phytosterol (chất dầu có trong thực vật) cực kỳ tốt cho sức khỏe tim mạch. 

Mặt khác, phytosterol ngăn chặn đường đi của cholesterol và loại bỏ nó ra khỏi cơ thể mà không ảnh hưởng đến máu.

1.4.8. Giảm cân

Quả vả chứa nhiều chất chất xơ tự nhiên, là một thực phẩm hữu ích trong chế độ ăn của những người đang giảm cân. Chất xơ mang lại cảm giác no và làm giảm cảm giác thèm ăn, từ đó giúp giảm cân hiệu quả.

1.4.9. Chữa mụn trứng cá

Do có chứa hàm lượng nước cao và các khoáng chất tự nhiên có tính kiềm, giúp cơ thể tạo ra sự cân bằng pH cho làn da và điều trị mụn trứng cá.

1.4.10. Tốt cho tóc

Quả vả tốt cho tóc
Quả vả tốt cho tóc

Trái cây giàu vitamin C và E, cùng magie giúp chống lại các vấn đề như rụng tóc và giúp tóc chắc khỏe. Các chất dinh dưỡng trong quả vả giúp kích thích lưu thông máu trong cơ thể, làm tăng tốc độ mọc tóc và tóc chắc khỏe hơn.

1.4.11. Cải thiện giấc ngủ

Tryptophan có trong quả giúp bạn ngủ ngon hơn và ngăn chặn tình trạng rối loạn giấc ngủ như mất ngủ.

2. Mặt trái của quả vả đối với cơ thể

Bên cạnh những tác dụng ấn tượng của loại quả “nhỏ mà có võ này”, nó cũng tồn tại một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra ở một số người sử dụng như:

  • Dị ứng: Những người có tiền sử dị ứng với mủ cao su tự nhiên, rất dễ bị dị ứng với quả vả.
  • Tiêu chảy: Mặc dù quả vả chữa táo bón nhưng khi sử dụng quá nhiều có thể gây tiêu chảy hoặc các vấn đề về tiêu hóa khác.
  • Hạn chế hấp thụ canxi: Trong quả vả có chứa nhiều oxalat, do đó, khiến cơ thể bị thiếu hụt canxi dẫn đến tình trạng xương yếu.
  • Có hại cho gan.

Quả vả khiến cơ thể hạn chế hấp thụ canxi
Quả vả khiến cơ thể hạn chế hấp thụ canxi

  • Gây đầy hơi và có hại cho dạ dày: Khi ăn quá nhiều quả vả sẽ khiến dạ dày phải co bóp quá sức gây đau bụng và đầy hơi.
  • Tương tác với một số thuốc.
  • Nhạy cảm với ánh sáng mặt trời: Ăn nhiều quả vả có thể gây hại cho da vì nó làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể với tia nắng mặt trời.
  • Dễ chảy máu: Do nó có đặc tính nóng và dễ gây chảy máu nên tiêu thụ quá nhiều có thể khiến bạn dễ gặp phải các tình trạng xuất huyết.
Bài nên xem
  • Cao Gắm - Vị thuốc quý của núi rừng cải thiện Bệnh GoutCao Gắm - Thảo dược quý của núi rừng cải thiện Bệnh Gout

3. Ai không nên ăn quả vả?

Để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn xảy ra, những đối tượng dưới đây nên chú ý khi sử dụng quả vả:

  • Trẻ em: Quả vả khiến trẻ em dễ bị tiêu chảy hoặc mắc các bệnh về răng miệng do nó có chứa một lượng đường khá cao.
  • Người huyết áp thấp: Quả vả có lợi đối với người bệnh tiểu đường nhưng lại thực sự gây hại cho những ai thường gặp tình trạng hạ đường huyết.
  • Người có tiền sử dị ứng với mủ cao su tự nhiên.
  • Người mắc bệnh về gan, thận do thành phần oxalat trong quả có thể gây hại cho những đối tượng này.

Người bệnh Gout nên hạn chế ăn quả vả vị nó làm tăng nồng độ acid uric
Người bệnh Gout nên hạn chế ăn quả vả vị nó làm tăng nồng độ acid uric

  • Người bệnh đang sử dụng các thuốc tiểu đường: Dùng chung quả vả với thuốc điều trị tiểu đường khiến lượng đường trong máu giảm xuống quá mức.
  • Những người chuẩn bị phẫu thuật: Do nó có tác dụng giảm đường huyết nên có thể cản trở việc kiểm soát lượng đường trong máu trong và sau khi phẫu thuật.
  • Những người đang sử dụng thuốc chống đông máu: Thành phần vitamin K trong quả vả có tác dụng chống đông máu nên khi kết hợp với thuốc chống đông máu sẽ làm tình trạng chảy máu xảy ra nghiêm trọng.
  • Người bệnh gout: Hàm lượng oxalat cao trong quả làm ức chế quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể khiến nồng độ acid uric tăng cao.
>> Xem thêm: Top 10 nguyên nhân gây bệnh gout thường gặp nhất
  • Người mắc các bệnh lý về xương khớp: Do quả vả gây cản trở sự hấp thụ canxi cho cơ thể dẫn đến tình trạng xương khớp trở nên yếu hơn.
Bài nên xem
  • TPBVSK VIÊN CAO GẮMTPBVSK VIÊN CAO GẮM

4. 1001 Món ăn ngon từ quả vả mà bạn không thể bỏ qua

Dưới đây là một số món ăn từ quả vả cực kỳ ngon miệng nhưng cũng không mất đi tác dụng chữa bệnh của nó. Mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé!

4.1. Sườn non hầm trái vả

Món sườn non hầm trái vả
Món sườn non hầm trái vả

Nguyên liệu: Sườn non, quả vả, hành tím, gia vị.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Sườn non rửa sạch, chặt miếng vừa ăn. Vả gọt vỏ và bổ múi cau. 
  • Bước 2: Sau đó, phi thơm hành tím, cho sườn vào xào săn. Cho vả vào đảo đều, nêm nếm gia vị.
  • Bước 3: Thêm nước dùng vào và hầm khoảng 30 phút đến khi sườn mềm là được.

4.2. Gỏi tai heo quả vả

Món gỏi tai heo quả vả
Món gỏi tai heo quả vả

Nguyên liệu: 300g tai heo, 2 quả vả, rau mùi, 2 quả ớt, 5 quả quất, 1 củ tỏi và gia vị.

Thực hiện:

  • Bước 1: Tai heo làm sạch, luộc chín.
  • Bước 2: Vả gọt vỏ cắt miếng vừa ăn. Sau đó ngâm với 1 chút muối để vả trắng và giòn hơn.
  • Bước 3: Rau mùi, ớt, tỏi thái nhỏ, vắt lấy nước cốt quất.
  • Bước 4: Trộn các nguyên liệu trên với nhau, 1 thìa muối, 1 thìa hạt nêm, 2 thìa đường. Trộn đều cho thấm gia vị, nêm nếm sao cho vừa miệng.

4.3. Vả trộn chay

Đâu là món ăn dành cho những người có chế độ ăn chay với nguyên liệu rất đơn giản.

Món vả trộn chay
Món vả trộn chay

Nguyên liệu: 5 quả vả, rau húng và đậu phộng rang.

Thực hiện: 

  • Bước 1: Vả gọt vỏ, luộc chín, vớt ra, cắt mỏng và vắt khô. Rau húng rửa sạch và đậu phộng giã xơ.
  • Bước 2: Cho vả vào tô và nêm muối, xì dầu vào đảo đều cho thấm. 
  • Bước 3: Sau đó thêm rau húng và đậu phộng vào trộn đều rồi cho ra đĩa.

4.4. Món ăn khác từ quả vả

  • Canh vả nấu tôm miền Trung
  • Vả kho tiêu
  • Vả kho cà chua

Món vả kho tiêu
Món vả kho tiêu

  • Vả trộn tôm thịt
  • Gỏi trái vả thịt heo
  • Vả trộn bánh tráng chay
  • Vả om dừa,...

Trên đây là những kiến thức về quả vả mà Cao gắm muốn giới thiệu đến bạn. Hy vọng bài chia sẻ này hữu ích cho bạn và những người xung quanh.

Nếu bạn đang băn khoăn về tình trạng bệnh của mình, đặc biệt bệnh gout và các bệnh xương khớp, hãy gọi ngay theo hotline dưới đây để được tư vấn miễn phí.

0768 299 399

Nếu thấy bài viết hay và hữu ích, hãy nhấn like và chia sẻ bài viết này đến mọi người bạn nhé. Chúng tôi cảm ơn bạn!

Tin liên quan

  • Quả kiwi - mặt lợi và mặt hại mà bạn nên biết
  • Lợi và hại của sầu riêng mà ai cũng nên biết
  • Bỏ túi ngay kiến thức về quả sung mà bạn nên thuộc nằm lòng
  • Quả nhãn - Lợi và hại của trái cây nhiệt đới

Bạn biết không? Có rất nhiều dược liệu hay, được sử dụng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout như: dây gắm, tía tô, lá vối, lá lốt,…

Trong đó, Dây gắm dùng để hỗ trợ chữa Bệnh Gout là nổi bật hơn cả vì đây là thảo dược truyền thống đã được sử dụng phổ biến trong nhiều năm qua. Ngoài ra, tác dụng của Dây gắm đã được chứng minh với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học trong nước và quốc tế.

Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 
Dây gắm hỗ trợ chữa bệnh Gout 

Hiện nay nhờ tiến bộ của công nghệ chiết xuất hiện đại, từ dược liệu dây gắm đã sản xuất thành công sản phẩm Cao gắm dạng viên, rất tiện lợi cho người sử dụng và giúp hỗ trợ cải thiện gout hiệu quả.

banner cao gắm

Công dụng:

  • Hỗ trợ bổ can thận.
  • Hỗ trợ tăng cường chuyển hoá, đào thải axit uric trong máu.
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng sưng, đau xương khớp do gout.

Đối tượng sử dụng:

  • Người bị gout, viêm khớp
  • Người axit uric máu tăng cao

Số ĐKSP: 9666/2019/ĐKSP

Giấy phép quảng cáo Số: 2001/2020/XNQC-ATTP

* Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đừng để Gout luôn là nỗi bất an của bạn, hãy NHẤC MÁY lên hoặc ĐẶT HÀNG ngay để được Chuyên gia tư vấn kỹ hơn nhé!

Từ khóa » Hinh Anh Qua Vả