Tiết Lộ Toàn Bộ Thông Tin Về Quả Vả Mà Nhiều Người Chưa Biết

Quả vả là loại quả quen thuộc với rất nhiều người dân. Nhưng công dụng của nó là gì? Có những món ăn ngon nào từ quả vả mà bạn chưa biết. Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Tìm hiểu về quả vả
Tìm hiểu về quả vả

1. Tìm hiểu chung về quả vả

Trái vả hay quả vả là cái tên quen thuộc với nhiều người, nó có hình dạng gần giống quả sung, kích thước to hơn quả sung.

1.1. Quả vả

  • Tên khoa học: Ficus auriculata Lour, Moraceae (họ Dâu tằm).

  • Tên gọi khác: cây tai voi, vả lá rộng, vả Ấn Độ khổng lồ,...

  • Vả được hình thành từ cụm hoa, thường mọc dày đặc trên cành già hoặc mọc ở gốc. 

  • Về phần quả: hình cầu dẹt, vỏ màu xanh, lông mịn khi còn non. Bên trong quả là lớp cơm màu trắng, khi chín chuyển sang màu đỏ.

  • Mùi vị: ngọt, mềm, hạt hơi giòn.

Hình ảnh quả vả
Hình ảnh quả vả
  • Để bảo quản quả vả, người ta thường phơi khô. Do quả vả tươi mềm, vỏ mỏng.

  • Cây vả là cây thân gỗ, có cành và thân tương đối lớn, cao chừng 5 - 10m. Cây thường xanh, tuy nhiên nếu trồng ở nơi quanh năm có nhiệt độ thấp, vào mùa Đông, cây vẫn sẽ rụng lá.
  • Lá vả có kích thước lớn, hình tim. Phiến lá mềm, to, mặt dưới có lông tơ. Ở phần mép khía của răng không đều nhau, phần cuống lá to và dài.
Cây vả
Cây vả

1.2. Quả vả gồm những loại nào?

Tùy theo màu sắc và kết cấu, người ta chia vả thành rất nhiều loại khác nhau. Trong dân gian, phổ biến nhất là 3 loại: vả muỗi, vả mật, vả mâm xôi. Mỗi loại đều có những đặc tính riêng của nó.

1.2.1. Quả vả muỗi

  • Khác với những loại vả khác, khi chín, vả muỗi thường chứa nhiều muỗi bên trong. Do đó, mà loại quả này có tên là vả muỗi.

  • Khi xanh, vả muỗi cũng được dùng để muối ăn hoặc dưa chua rất ngon. 

1.2.2. Quả vả mật 

Quả vả mật
Quả vả mật
  • Có kích thước lớn, có những quả to bằng nắm tay, khi chín có màu đỏ tím.

  • Khi quả càng to, bên trong chia thành nhiều màu hơn. Thông thường chia làm 3 lớp: màu trắng ở lớp ngoài cùng, tiếp đó là đỏ tươi, trong cùng là lớp màu vàng có nhiều sợi tua giống như bông hoa.

  • Ruột vả có màu vàng nâu, lớp mật sánh như thạch. Khi ăn quả chín, ban đầu bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt dịu của phần thịt quả, tiếp đó là ngọt mát của lớp mật bên trong đó.

  • So với vả muỗi, vả mật thường chát hơn. Khi xanh, thịt quả cứng, thường dùng để muối dưa chua, ăn rất ngon.

1.2.3. Vả mâm xôi

Quả vả mâm xôi
Quả vả mâm xôi

Vả mâm xôi được đặt theo tên gọi của địa phương. Tên gọi này xuất phát từ cách mọc của loại vả này. Quả thường mọc dưới gốc cây, giống như mâm xôi. Do đó mà có tên là vả mâm xôi.

Tương tự như vả mật, vả mâm xôi khi xanh sẽ cứng và có vị ngọt khi chín. Tuy nhiên, lá vả mâm xôi nhỏ hơn, khấc ở thân ngắn hơn vả muỗi hay vả mật.

1.3. Thành phần dinh dưỡng có trong trái vả

Trái vả chứa nhiều chất xơ hòa tan, đường tự nhiên hay khoáng chất. Bên cạnh đó, quả vả giàu một số khoáng chất như magie, kali, canxi, đồng, sắt đồng thời là nguồn cung cấp vitamin K, vitamin A, chất chống oxy hóa hỗ trợ tăng cường sức khỏe. Hàm lượng từng thành phần có trong quả vả khô và quả tươi khác nhau, cụ thể là:

Trong 100g quả vả tươi có khoảng:

  • 0,3g chất béo.

  • 1,3g protein.

  • 2g chất xơ.

  • 9,5g carbohydrate.

  • 43 calo.

Trong 100g quả vả khô có khoảng:

  • 1,5g chất béo.

  • 3,3g protein.

  • 9,2g chất xơ.

  • 48,6g carbohydrate.

  • 209 calo.

Xem thêm:

  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gì để con tăng cân?
  • Cây sương sáo - Tác dụng, bài thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả

2. Tác dụng - Công dụng của quả vả

Công dụng quả vả
Công dụng quả vả

Theo y học cổ truyền, quả vả có tính bình, vị ngọt. Nó có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu, điều hòa đường tiêu hóa, cholesterol cao, sử dụng để trị mụn cóc trên da.

2.1. Chữa viêm da dị ứng (bệnh chàm)

Những sản phẩm dưới dạng kem chiết xuất từ quả vả có khả năng làm giảm ngứa do bệnh chàm gây nên.

2.2. Giảm cholesterol

Một lượng lớn cholesterol được hòa tan nhờ thành phần pectin có trong quả vả, sau đó được bài tiết ra ngoài. Do đó mà lượng chất béo được kiểm soát, ngăn ngừa béo phì và các bệnh lý về tim mạch. 

2.3. Kiểm soát bệnh tiểu đường

Hàm lượng vitamin K có trong vả giúp duy trì lượng đường trong máu được ổn định dựa vào cơ chế giảm nồng độ natri có hại. 

Kiểm soát bệnh tiểu đường
Kiểm soát bệnh tiểu đường

2.4. Giảm táo bón, nhuận tràng

Lượng chất xơ trong quả vả rất lớn, nhất là trong quả vả khô. Theo các chuyên gia khuyến cáo, ở người cao tuổi sử dụng 5g chất xơ / ngày giúp ngăn ngừa bệnh táo bón.

2.5. Hỗ trợ chức năng đường tiêu hóa

Prebiotics trong quả vả hỗ trợ cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, các vi khuẩn tốt có sẵn trong đường ruột. 

2.6. Bảo vệ tim mạch

Quả vả có tác dụng bảo vệ tim mạch thông qua cơ chế giảm lượng chất béo trong cơ thể.

Bên cạnh đó, quả vả khô chứa acid béo omega - 3, omega - 6 và phytosterol đặc biệt tốt cho tim mạch. 

Ngoài ra, sự di chuyển của cholesterol bị ngăn chặn bởi phytosterol, đồng thời được loại bỏ ra khỏi cơ thể nhưng không ảnh hưởng đến máu.

2.7. Ngăn ngừa ung thư

Quả vả có chứa coumarin có thể ngăn ngừa ung thư tiền liệt tuyến. Mặt khác, một số loại quả chứa nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ ung thư ruột kết và ung thư vú.

2.8. Giảm cân

Do chứa nhiều chất xơ tự nhiên nên đây được xem là thực phẩm tốt trong khẩu phần ăn của người ăn kiêng. Chất xơ làm giảm cảm giác thèm ăn, nhanh no nên giúp duy trì cân nặng hiệu quả.

Quả vả giúp giảm cân
Quả vả giúp giảm cân

2.9. Hỗ trợ điều trị mụn trứng cá

Do có chứa khoáng chất tự nhiên có tính kiềm và chất xơ tự nhiên, quả vả giúp tạo ra sự cân bằng pH cho làn da, hỗ trợ điều trị mụn trứng cá.

2.10. Tốt cho tóc

Quả vả giàu vitamin E, C và magie, hỗ trợ điều trị các vấn đề về tóc. Thành phần dinh dưỡng có trong quả vả giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp tóc chắc khỏe và tóc mọc nhanh hơn.

- Ngoài ra, một số tác dụng khác của quả vả như:

  • Cải thiện giấc ngủ.

  • Làm tăng tiết sữa mẹ.

  • Chữa viêm loét dạ dày.

  • Làm thuốc khai vị.

  • Giảm nguy cơ thiếu máu.

  • Chống oxy hóa.

  • Ngăn ngừa sự thoái hóa ở da.

  • Chữa ho, cổ họng sưng đau.

3. Trái vả có thực sự tốt với tất cả mọi người?

3.1. Tác hại của quả vả

Tuy đem lại nhiều công dụng cho người sử dụng, nhưng quả vả vẫn tồn tại những tác dụng phụ có thể xảy đến với một số ít người như:

  • Tiêu chảy: Tuy vả có tác dụng chữa táo bón nhưng nếu sử dụng với số lượng nhiều, có thể gặp các vấn đề khác về đường tiêu hóa như tiêu chảy,...

  • Dị ứng: gặp ở một số người có tiền sử dị ứng với mủ cao su tự nhiên.

  • Khả năng hấp thu canxi bị hạn chế: Oxalat có trong quả vả khiến cơ thể giảm lượng canxi, do đó mà xương yếu hơn.

  • Có hại với gan.

  • Gây hại cho dạ dày và đầy hơi: Dạ dày phải làm việc nhiều hơn khi ăn nhiều quả vả, gây đầy hơi, đau bụng.

  • Với một số người đang dùng thuốc khác, gặp những tương tác bất lợi.

  • Dễ chảy máu.

  • Ảnh hưởng đến da do nhạy cảm với ánh nắng mặt trời.

3.2. Đối tượng không nên ăn quả vả

Đối tượng không nên ăn quả vả
Đối tượng không nên ăn quả vả
  • Trẻ em: Do chứa lượng đường khá cao nên trẻ hay gặp các vấn đề về răng miệng, tiêu chảy.

  • Người huyết áp thấp: Tuy có tác dụng tốt trong điều trị tiểu đường nhưng với những người hạ đường huyết, quả vả không tốt với đối tượng này.

  • Người bị dị ứng với mủ cao su tự nhiên.

  • Người bị suy giảm chức năng gan, thận.

  • Người mắc tiểu đường đang phải dùng thuốc.

  • Bệnh nhân chuẩn bị phẫu thuật.

  • Bệnh nhân sử dụng thuốc chống đông máu.

  • Người có các vấn đề về xương khớp.

  • Bệnh nhân mắc gout.

Xem thêm:

  • Bảng chỉ số đường huyết trong thực phẩm mà bạn nên biết

4. Món ngon từ quả vả mà bạn không thể bỏ lỡ

4.1. Gỏi tai heo quả vả

Gỏi tai heo quả vả
Gỏi tai heo quả vả

Chuẩn bị:

  • 2 quả vả.

  • 300g tai heo.

  • Gia vị: 2 quả ớt, rau mùi, 5 quả quất, 1 củ tỏi.

Cách chế biến:

  • Tai heo được làm sạch, luộc chín.

  • Gọt vỏ quả vả, thái thành từng miếng. Nên ngâm với muối để vả giòn và trắng hơn.

  • Ớt, tỏi thái nhỏ, rau mùi, quất vắt lấy nước cốt.

  • Trộn các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên. Thêm 1 thìa hạt nêm, 1 thìa muối, 2 thìa đường. Gia vị thấm đều, trộn đều sao cho vừa ăn. 

4.2. Trái vả hầm cùng sườn non

Trái vả hầm cùng sườn non
Trái vả hầm cùng sườn non

- Chuẩn bị:

  • Quả vả.

  • Sườn non.

  • Hành tím.

  • Gia vị.

- Cách chế biến:

  • Rửa sạch sườn non, chia nhỏ thành từng miếng vừa ăn. Gọt vỏ vả và bổ thành múi cau.

  • Hành phi thơm, cho sườn vào chảo và xào săn. Sau đó cho vả vào đảo đều, thêm gia vị sao cho vừa miệng.

  • Cho thêm nước và hầm khoảng 30 phút. Bật lửa nhỏ đến khi sườn mềm là được. 

4.3. Vả trộn chay

Món ăn này rất phù hợp với những người ăn chay, nguyên liệu cùng cách làm vô cùng đơn giản.

- Nguyên liệu:

  • 5 quả vả.

  • Đậu phộng rang.

  • Rau húng.

- Cách chế biến:

  • Quả vả gọt vỏ, luộc chín sau đó vớt ra, thái mỏng và vắt khô. Rửa sạch rau húng, giã nhỏ đậu phộng.

  • Vả được cho vào bát, thêm xì dầu, muối và đảo đều để gia vị thấm đều.

  • Thêm đậu phộng, rau húng và trộn đều, cho ra đĩa.

4.4. Một số món ăn khác từ vả

  • Vả kho tiêu.

  • Canh vả nấu tôm.

  • Vả kho cà chua.

  • Gỏi vả thịt heo.

  • Vả trộn bánh tráng chay.

  • Vả trộn tôm thịt.

  • Vả om dừa.

Trên đây là toàn bộ thông tin về quả vả và cách chế biến Biết được cách chế biến món ăn này, bạn có thể tự mình thực hiện để phù hợp với sở thích và khẩu vị. 

Từ khóa » Hinh Anh Qua Vả