Bất Ngờ Nguyên Nhân Khiến Trẻ 8 Tuổi Suy Dinh Dưỡng - Monkey
Có thể bạn quan tâm
Biểu hiện trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng
Cân nặng chiều cao không đáp ứng theo độ tuổi
Biểu hiện đầu tiên để nhận biết trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng chính là bé có chỉ số cân nặng, chiều cao không đáp ứng theo độ tuổi. Hay nói cách khác, cân nặng và chiều cao của trẻ đang ở mức dưới chuẩn và được xếp vào dạng suy dinh dưỡng.
Cụ thể, cân nặng trung bình của bé trai 8 tuổi đạt từ 23,4 đến 28,8 kg. Chiều cao của bé trai đạt chuẩn mốc 8 tuổi là 124,2 – 132,1 cm. Bên cạnh đó, bé gái 8 tuổi sẽ có cân nặng là 23,1 – 29,2 kg tương ứng với chiều cao đạt chuẩn ở mức 124 – 131,8 cm.
Trẻ thường mệt mỏi, uể oải
Dấu hiệu để nhận biết một trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng phổ biến là bé thường xuyên kêu mệt mỏi, uể oải. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể đang bị thiếu hụt protein, chất béo và năng lượng để học tập và vui chơi.
Suy dinh dưỡng khiến cơ thể bị thiếu chất để hoạt động nên bé luôn trong tình trạng mệt mỏi, bé chỉ muốn nằm hoặc ngồi vì cơ thể rất mệt, rất yếu. Nếu bé có hiện tượng này, ba mẹ cần nhanh chóng cho bé thăm khám điều trị, can thiệp càng sớm càng tốt.
Bé kén ăn, biếng ăn
Do cơ thể đang bị thiếu năng lượng nên bé luôn cảm thấy mệt mỏi và không cảm thấy đói. Vì mệt mỏi nên trẻ bị suy dinh dưỡng không hoạt động, vui chơi nhiều như các bạn khác nên bé sẽ không cảm thấy cần nạp thêm năng lượng.
Việc không tiêu hao calo cũng khiến cho bé kén ăn, biếng ăn, ăn không ngon miệng, không tăng cân đều. Nếu ban đầu nhận thấy bé có hiện tượng này, ba mẹ cần khắc phục và điều chỉnh sớm sẽ mang đến hiệu quả tích cực.
Rối loạn giấc ngủ
Giấc ngủ đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với một đứa trẻ. Một trẻ khỏe mạnh sẽ có giấc ngủ đủ giấc, ngủ ngon và sâu giấc. Ngược lại, với trẻ đang ốm hoặc trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng thì sẽ thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ.
Rối loạn giấc ngủ thường biểu hiện bằng cách bé ngủ không sâu giấc, khó ngủ, trằn trọc, thường thức giấc khi đang ngủ, …Ba mẹ quan sát trẻ đang bị thiếu cân và chiều cao. Đồng thời thường xuyên bị rối loạn giấc ngủ chứng tỏ có thẻ bị suy dinh dưỡng.
Dễ mắc bệnh nhiễm trùng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bé bị thiếu cân và chiều cao, hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng kém. Đó cũng là nguyên nhân những trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng và vết thương rất lâu lành so với các bé khỏe mạnh khác.
Chỉ cần ba mẹ quan sát và nhận ra các dấu hiệu trên đây thì có thể biết được trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng hay không để tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng các biện pháp cải thiện hiệu quả.
7 nguyên nhân chính khiến trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng nghèo dưỡng chất
Nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng chính là chế độ dinh dưỡng của bé đang bị nghèo dưỡng chất, không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể bé. Chế độ ăn hàng ngày không đảm bảo cung cấp các chất để bé hoạt động, học tập và vui chơi.
Điều này xác định từ khẩu phần ăn bao gồm các món ăn không có chất, cách chế biến không hấp dẫn, ngon miệng khiến bé kén ăn, biếng ăn làm cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng từ thực phẩm không đảm bảo.
Bổ sung dinh dưỡng cho bé quá sớm hoặc quá muộn
Thời điểm 8 tuổi bé chuẩn bị dậy thì cần số lượng và chất lượng thực phẩm mỗi ngày ở mức cao. Ba mẹ cần chú ý để bổ sung đúng thời điểm. Khi nhận thấy bé 8 tuổi có chỉ số cân nặng và chiều cao so với bảng tiêu chuẩn ở mức suy dinh dưỡng thì tốt nhất nên bổ sung ngay.
Tránh việc bổ sung các dưỡng chất cần thiết quá sớm hoặc quá muộn. Quá sớm thì bé chưa thể hấp thụ hết còn ngược lại khi đã quá muộn mới bổ sung thì cơ thể bé không còn khả năng hấp thu nữa.
Cai sữa cho con quá sớm
Các chuyên gia khuyên rằng sữa mẹ là tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tùy điều kiện và lượng sữa của mẹ đã quyết định cai sữa khi nào. Thông thường trong 12 tháng đầu đời bé sẽ được bú mẹ hoàn toàn. 6 tháng bắt đầu ăn dặm thêm. Trường hợp mẹ nhiều sữa thì vẫn có thể cho bé bú đến khi nào có thể thậm chí 2 tuổi.
Tuy nhiên, vì một số lý do như mẹ hết sữa, bé muốn ăn, bé đói…mà cai sữa quá sớm, trước 1 tuổi sẽ khiến cho cơ thể bé bị suy nhược. Thành phần dinh dưỡng từ thức ăn không thể thay thế sữa mẹ khiến bé bị suy dinh dưỡng.
Bé bị rối loạn hấp thụ
Nguyên nhân khiến trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng mà ba mẹ cần lưu ý vì có thể bé đã bị rối loạn hấp thụ chất dinh dưỡng. Hiện tượng này khiến cho việc bé ăn nhiều, ngủ nhiều, hoạt động tốt, bé được chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ nhưng vẫn không thể tăng cân và chiều cao.
Rối loạn hấp thu khiến tất cả các chất dinh dưỡng từ thức ăn không thể đi vào cơ thể. Bé không nhận được dưỡng chất từ thực phẩm khiến cho cơ thể suy nhược dần và nếu không được điều trị thì sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Bé bị ốm kéo dài
Bé nhỏ thường có hệ miễn dịch không đầy đủ nên thường mắc các bệnh vặt ở trẻ nhỏ như bệnh đường hô hấp trên, đường hô hấp dưới như viêm phổi, viêm phế quản, viêm họng,...hay các bệnh hệ tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, khó tiêu…nếu bé bị bệnh mà ba mẹ không điều trị dứt điểm để bé ốm kéo dài sẽ dễ khiến trẻ bị suy kiệt.
Lúc này cơ thể hết năng lượng và sức đề kháng nên lúc nào cũng thấy mệt mỏi. Trẻ ốm kéo dài từ 2 tuần trở lên, ba mẹ cần cho con đi thăm khám bác sĩ để có phác đồ điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không sẽ dẫn đến việc trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng.
Do bé bị thể tạng dị vật
Nguyên nhân khiến cho trẻ bị suy dinh dưỡng mà ba mẹ cần quan tâm đó là thể dị tạng dị vật. Đó là trường hợp các trẻ sinh non, trẻ đã bị suy dinh dưỡng bào thai, các dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh…khiến việc ăn uống và hấp thu dưỡng chất gặp vấn đề.
Bởi vậy, để hạn chế tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng khi lớn lên, nếu con bị dị tật thì ba mẹ cần chú ý đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng sao cho hợp lý và đầy đủ hơn các bé khỏe mạnh khác.
Bé biếng ăn
Ăn uống là cách duy nhất để các bé 8 tuổi hấp thu chất dinh dưỡng. Nếu trẻ bị biếng ăn thì nguy cơ bị suy dinh dưỡng là rất cao. Chưa kể, biếng ăn, kén ăn khiến cho bé không đủ năng lượng để học tập, vui chơi, ảnh hưởng lớn đến tương lai.
Biếng ăn có thể do chế biến món ăn không hợp khẩu vị và sở thích của bé. Ngoài ra, bé không muốn ăn vì đồ ăn không hợp lứa tuổi
Các loại suy dinh dưỡng ở trẻ 8 tuổi
Suy dinh dưỡng thấp còi
Đây là loại suy dinh dưỡng ở trẻ 8 tuổi xuất phát từ nguyên nhân do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài. Điều đó là cho bé không đạt được chiều cao chuẩn tương ứng với tuổi.
Trong bảng chiều cao tiêu chuẩn thì mức được gọi là suy dinh dưỡng thấp còi được xác định khi chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD).
Loại suy dinh dưỡng này thể hiện trẻ đã bị chậm phát triển mạn tính, bị trừ trước đó. Rất có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng khi mang thai bé.
Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
Đây là tình trạng trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng xuất phát từ trẻ bị thiếu dinh dưỡng dẫn đến tình trạng cân nặng không đạt chuẩn so với tuổi và cùng giới. Loại suy dinh dưỡng này được xác định khi cân nặng nằm ở cột dưới -2SD trong bảng cân nặng chuẩn theo tuổi và giới.
Theo đó, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân thì trẻ ở trong tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá. Ba mẹ cần chú ý điều này.
Suy dinh dưỡng gầy còm
Đây là một trong những thể loại trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng thể hiện ở việc cân nặng của trẻ căn cứ theo chiều cao độ tuổi của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với tiêu chuẩn.
Theo đó, thể suy dinh dưỡng này được xác định khi cân nặng của trẻ dựa theo chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Nằm ở cột dưới -2SD. Bên cạnh đó, loại suy dinh dưỡng thể gầy còm này còn phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do trẻ không thể lên cân hoặc thậm chí đang bị tụt cân đi.
Suy dinh dưỡng thể teo đét
Một trong những loại suy dinh dưỡng nặng ở trẻ 8 tuổi mà sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển của bé là suy dinh dưỡng thể teo đét. Suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) là thể suy dinh dưỡng ở trẻ em có cân nặng nhỏ hơn 60%.
Hay nói cách khác bé có cân nặng nằm trong khoảng giảm tới -4SD so với tiêu chuẩn cân nặng đúng chuẩn theo độ tuổi. Hình thức bên ngoài với trẻ bị dạng suy dinh dưỡng này là trẻ gầy đét, chỉ còn da bọc xương, mặt trẻ già như cụ do bị mất mỡ dưới da, mông, chi và má. Nếu bé ở trong tình trạng này thì chứng tỏ bị suy dinh dưỡng khá nặng.
Suy dinh dưỡng thể phù
So với các loại suy dinh dưỡng trên thì khi trẻ 8 tuổi mắc loại này thì tỷ lệ tử vong sẽ cao hơn nên mức độ nguy hiểm cao hơn. Vì thế, việc ba mẹ điều trị cho bé cũng khó khăn hơn.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thể này có biểu hiện khá sớm nhưng nếu điều trị không đúng cách hoặc không điều trị. Biểu hiện của bệnh là bé bị phù nhưng phần tay chân trông lại khẳng khiu, teo tóp.
Ngoài ra trẻ còn bị rối loạn sắc tố da với nhiều đốm màu đỏ sẫm hoặc đen trên da bất thường. Bé bị suy dinh dưỡng thể này còn bị các biến chứng kèm theo bao gồm: Trẻ bị còi xương, quáng gà, thiếu máu trầm trọng và vô cùng nguy hiểm.Ngoài ra trẻ có một số biểu hiện tượng tự bệnh khác bao gồm hay quấy khóc, tóc thưa dễ rụng, hay nôn trớ, tiêu chảy…. Loại suy dinh dưỡng nặng này xuất phát từ trẻ thiếu hụt protein, các vi chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất khoáng, các loại vitamin quan trọng khác cho cơ thể.
Suy dinh dưỡng thể hỗn hợp
Đây được xem là loại mà trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng nặng nhất vì đây là sự kết hợp của 2 thể trên bao gồm suy dinh dưỡng thể teo đét và suy dinh dưỡng thể phù. Nguyên nhân gây ra thể này là do trẻ bị thiếu hụt protein, vitamin, khoáng chất và năng lượng cần thiết.
Các loại chất nên bổ sung cho trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng
Sắt
Đây là chất quan trọng giúp bé ngăn ngừa được hiện tượng thiếu máu thường gặp ở trẻ em bị suy dinh dưỡng. Đây là nguyên tố phổ biến trong tự nhiên cần thiết đối với cơ thể. Chất này có tác dụng trong trao đổi chất giúp cơ thể hoạt động và phát triển.
Ba mẹ có thể tìm thấy sắt trong các loại thực phẩm phổ biến: Các loại thịt màu đỏ như thịt lợn, thịt bò,...
Canxi
Đối với trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng thì thường sẽ bị thiếu chiều cao so với bảng tiêu chuẩn ở cùng tuổi và cùng giới. Vì thế, canxi rất quan trọng đối với quá trình phát triển của trẻ.
Canxi là chất quan trọng giúp trẻ có hệ xương khớp khỏe mạnh, răng chắc khỏe hơn. Nếu thiếu chất này bé không thể phát triển chiều cao, xương yếu và răng sẽ rụng, bị các bệnh về răng miệng và xương khớp khác.
I-ốt
Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng ở 8 tuổi thì sẽ có nguy cơ bị thiếu i ốt. I ốt đóng vai trò quan trọng ngăn ngừa bệnh bướu cổ và các bệnh nguy hiểm khác như tuyến giáp…. Đồng thời, trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng có thể bị kém phát triển về trí tuệ so với các bé khỏe mạnh khác.
Việc bổ sung i ốt theo nhiều cách từ thực phẩm hằng ngày. Một số thực phẩm ba mẹ có thể bổ sung hàng ngày như: Trứng gà, tảo, muối biển nguyên chất, cá biển, rau chân vịt…trong thực đơn hàng ngày với nhiều cách chế biến khác nhau để tăng độ hấp dẫn.
Kẽm
Đây là dưỡng chất cần thiết đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt đối với trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng thì kẽm thì lại càng quan trọng. Kẽm giúp chuyển hóa các chất như canxi….đến với cơ thể.
Nếu thiếu kẽm thì bé sẽ bị kém ăn, ăn không ngon miệng, mất vị giác, hệ miễn dịch và sức đề kháng bị suy giảm. Vì thế, ba mẹ cần chú ý bổ sung khẩu phần ăn giàu kẽm cho bé bao gồm: cua bể, thịt bò, tôm, thịt, cá...hoặc các thực phẩm chức năng giàu kẽm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Vitamin
Mặc dù có hàm lượng rất nhỏ nhưng các loại vitamin và khoáng chất lại đóng vai trò đặc biệt cần thiết đối với quá trình phát triển của trẻ. Vitamin góp phần chuyển hóa các chất vào cơ thể tốt hơn.
Ngoài ra, thiếu vitamin có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thông minh của bé, khiến bé nhận thức kém, kém tập trung, giảm chú ý và các bệnh nguy hiểm khác về trí não và thể chất. Ba mẹ có thể bổ sung vitamin bằng nguồn thực phẩm dồi dào đa dạng từ trái cây, hoa quả chín, rau xanh lá, các thực phẩm chức năng …dành cho lứa tuổi của trẻ.
Các cách điều trị trẻ suy dinh dưỡng
Điều trị nội trú
Cách điều trị trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng hiệu quả và nhanh nhất chính là điều trị nội trú tức là ba mẹ cho các bé nhập viện để các bác sĩ điều trị trực tiếp. Cách làm này đòi hỏi ba mẹ cần dành thời gian và kinh phí để giúp bé cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng hiện tại.
Điều trị ngoại trú
Cách tiếp theo để điều trị bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ 8 tuổi tức là điều trị ngoại trú. Điều này có nghĩa là bé sẽ được thăm khám bởi các bác sĩ chuyên khoa và được cho đơn thuốc về nhà sử dụng.
Bên cạnh thuốc, các bác sĩ sẽ tư vấn để ba mẹ cho bé một chế độ ăn đủ chất và cải thiện dần dần về chiều cao cân nặng ở trẻ 8 tuổi.
Điều trị duy trì
Cách cuối cùng điều trị việc trẻ 8 tuổi bị suy dinh dưỡng chính là điều trị duy trì tức là thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt sao cho đủ chất để cải thiện cân nặng lẫn chiều cao theo thời gian.
Ba mẹ áp dụng nhiều phương pháp khác nhau bao gồm: Ăn uống, vận động, bổ sung thực phẩm chức năng và thuốc, sinh hoạt…sao cho đảm bảo khoa học và lành mạnh.
Phòng tránh trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng
Nên cho trẻ bú mẹ sau sinh trong vòng 6 tháng đầu
Để phòng tránh việc trẻ bị suy dinh dưỡng thì ngay từ giai đoạn bú mẹ, các mẹ cần cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên sau sinh. Đây là thời điểm quan trọng hình thành sức khỏe, sức đề kháng, nền tảng cân nặng và chiều cao cho trẻ.
Tuyệt đối không cai sữa sớm khiến trẻ bị suy nhược. Để đảm bảo đủ sữa cho bé bú, các mẹ cần có chế độ ăn uống đầy đủ các chất và nghỉ ngơi đủ. Chế độ ăn cần đa dạng, đủ chất thì bé mới có sữa chất lượng để bú và lớn lên khỏe mạnh.
Cân bằng dinh dưỡng hợp lý
Cách tiếp theo giúp trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng cải thiện cân nặng và chiều cao chính là cần cân bằng dinh dưỡng hợp lý bao gồm các chất như: chất béo, chất đạm, protein, chất xơ, vitamin và khoáng chất, rau xanh và hoa quả…trong khẩu phần ăn hàng ngày.
Ba mẹ cần đảm bảo bổ sung đủ chất cho bé bằng cách chế biến món ăn đa dạng, hấp dẫn. Bé sẽ được ăn các món đủ chất mà không bị nhàm chán, kém ngon miệng…
Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ hằng tháng
Để nhận thấy trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thì cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ hàng tháng theo bảng. Cần cân và đo chiều cao cho bé mỗi tháng để biết được bé có tăng cân hay giảm cân. Từ đó sẽ biết cách điều chỉnh chế độ ăn và cho bé đi thăm khám kịp thời.
Cho trẻ uống thuốc giun định kỳ
Giun là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng ngày càng suy nhược. Vì thế, nếu ba mẹ chú ý lịch cho bé uống thuốc giun định kỳ 2 lần 1 năm thì bé sẽ ít có nguy cơ bị giun.
Khi đó, chất dinh dưỡng từ thức ăn vào cơ thể sẽ được hấp thụ hoàn toàn. Thay vì bị giun hút hết thì bé sẽ có thể lớn lên khỏe mạnh và tăng cân đều đặn.
Khuyến khích bé tập thể dục thường xuyên hơn
Thể dục thể thao giúp bé tiêu hao năng lượng nên sẽ kích thích cơ bắp phát triển. Đồng thời, khi bé chơi thể dục thể thao thường xuyên thì có thể giúp bé ăn ngon, ngủ ngon và có hệ miễn dịch tốt hơn nên sức khỏe sẽ được đảm bảo.
Xem thêm: Giải đáp: Trẻ 6 tuổi khó ngủ về đêm: nguyên nhân do đâu?
Như vậy, Monkey đã chia sẻ đến ba mẹ những thông tin chi tiết về tình trạng trẻ 8 tuổi suy dinh dưỡng từ đó xác định nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh hiện tượng này. Hy vọng bài viết trên đã giúp ba mẹ nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ và biết cách khắc phục hiệu quả giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.
Từ khóa » độ Tuổi Suy Dinh Dưỡng
-
Cách Phân Loại Suy Dinh Dưỡng | Vinmec
-
Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Tại Việt Nam | Vinmec
-
HTCTTKQG – Tỷ Lệ Trẻ Em Dưới Năm Tuổi Suy Dinh Dưỡng
-
Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
Phân Loại 3 Cấp độ Suy Dinh Dưỡng ở Trẻ - Nutrihome
-
SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI ...
-
Trẻ 10 Tuổi Bị Suy Dinh Dưỡng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Một Số Nguyên Nhân Dẫn Tới Tình Trạng Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Và Biện ...
-
Dinh Dưỡng Phát Triển Chiều Cao Tối đa Cho Trẻ
-
Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
Dinh Dưỡng Theo độ Tuổi - Cục An Toàn Thực Phẩm
-
Đưa Trẻ Trong độ Tuổi đi Uống Vitamin A Vào Ngày 1 Và 2/6 - Bộ Y Tế
-
GIẢI ĐÁP: Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Trẻ Suy Dinh Dưỡng Cần được Chăm Sóc Thế Nào? | TCI Hospital