Một Số Nguyên Nhân Dẫn Tới Tình Trạng Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Và Biện ...

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​Một số nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng và biện pháp khắc phục

13/02/2019 In bài viết

  • Video
  • Album

Theo BS Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thì trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản nhất, một phần trong đó là trách nhiệm của cha mẹ. Theo BS Hoàng Ngọc Anh, Phòng khám dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội thì trẻ em bị suy dinh dưỡng có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân đơn giản nhất, một phần trong đó là trách nhiệm của cha mẹ. Dinh dưỡng hợp lý rất quan trọng đối với sự tăng trưởng và phát triển của trẻ I. Thế nào là trẻ bị suy dinh dưỡng? Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu các dưỡng chất cơ bản (protein, glucid, lipid,…), năng lượng và các vi, khoáng chất ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của trẻ. II. Nguyên nhân 1. Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con Cụ thể: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn dặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít bữa trong ngày, kiêng khem quá mức khi trẻ bị bệnh. 2. Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ quá sớm hoặc quá muộn Cha mẹ cho bé ăn bổ sung sớm hoặc muộn quá, thành phần thức ăn không đảm bảo chất lượng. Cho bé ăn bổ sung sớm dẫn tới trẻ ít bú sữa mẹ làm tăng nguy cơ mắc bệnh do thiếu chất dinh dưỡng và các yếu tố miễn dịch có trong sữa mẹ. Ngoài ra còn khiến trẻ dễ bị dị ứng vì chưa tiêu hóa được các protein có trong thức ăn. Cho trẻ ăn bổ sung quá muộn khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng do từ 06 tháng tuổi sữa mẹ không còn đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. 3. Cai sữa sớm Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất hoàn hảo, cai sữa quá sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho trẻ. Tốt nhất là cho trẻ bú đến 24 tháng tuổi. Các mẹ chú ý không được cai sữa cho bé khi chưa cho bé ăn bổ sung, khi trẻ bị ốm hay vào ngày hè nóng bức. 4. Trẻ bị nhiễm khuẩn và ký sinh trùng đường ruột (giun, sán,...) Khi trẻ bị bệnh thường biếng ăn. Các kháng sinh được dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng vừa có tác động diệt vi trùng gây bệnh, vừa diệt bớt các vi khuẩn có lợi cho cơ thể tại đường ruột làm giảm quá trình lên men thức ăn, dẫn đến biếng ăn và kém hấp thu. 5. Trẻ ốm đau kéo dài Chủ yếu do mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu hóa nhiều lần, do biến chứng của các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… 6. Do thể tạng dị tật Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh. 7. Trẻ biếng ăn - Chế biến thức ăn không hợp lứa tuổi và khẩu vị của trẻ. - Chăm sóc trẻ không phù hợp, gây căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý. 8. Nguyên nhân khác - Dịch vụ chăm sóc y tế kém. - Tập quán lạc hậu trong nuôi dưỡng. - Chăm sóc kém khoa học. III. Để tránh suy dinh dưỡng ở trẻ, các bậc phụ huynh cần - Chǎm sóc ǎn uống cho phụ nữ có thai để đạt mức tǎng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi phòng uốn ván. - Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng. - Cho trẻ ǎn bổ sung (ǎn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tǎng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ǎn nhiều bữa. - Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A liều cao 2 lần một nǎm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chǎm sóc và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh. - Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ǎn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt để trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc. - Phấn đấu bữa ǎn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp nǎng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo) và canh cung cấp nước và các chất dinh dưỡng bổ sung giúp ǎn ngon miệng. - Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ǎn và sau khi đi đại tiểu tiện. Đảm bảo vệ sinh thực phẩm, thức ǎn không là nguồn gây bệnh. - Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống vǎn hoá, nǎng động, lành mạnh. Có biểu đồ tǎng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ. Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba. Ban biên tập trang thông tin điện tử Cục Y tế dự phòng

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

Chăm sóc trẻ mắc hen khi trời rét

Trong thời tiết lạnh ẩm thất thường, các bệnh hô hấp ở trẻ em gia tăng, trong đó có bệnh hen. Hen phế quản (suyễn) là bệnh hô hấp mạn tính thường gặp nhất ở trẻ em. Bệnh cần được kiểm soát kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm.

Xem chi tiết Next

Viêm VA ở trẻ khi nào nguy hiểm?

Viêm VA là bệnh thường gặp trong tai mũi họng. VA là tổ chức lympho ở vòm mũi họng, khi tổ chức này viêm và quá phát thành khối to (gọi là sùi vòm họng) thì sẽ gây cản trở tới việc hít thở không khí. VA phát triển đến 6 tuổi thì hết, cá biệt có thể thấy ở người lớn.

Xem chi tiết Next

Lưu hành sản phẩm vắc xin cúm mùa '3 trong 1' IVACFLU-S

Vaccine cúm A/H5N1 (IVACFLU-AH5N1) và vaccine cúm mùa (IVACFLU-S) do IVAC sản xuất đã hoàn thành 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đúng theo quy định của Bộ Y tế; dưới sự giám sát chặt chẽ của các tổ chức độc lập quốc tế và được cấp giấy chứng nhận kết quả thí nghiệm lâm sàng.

Xem chi tiết Next

Đái tháo đường và lao phổi: Mối liên quan nguy hiểm

Lao là một bệnh truyền nhiễm, còn đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính không lây nhiễm. Đây là hai loại bệnh khác nhau nhưng lại có liên quan tới nhau: ĐTĐ là một trong những yếu tố thúc đẩy cho bệnh lao tiến triển.

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Hội nghị Tổng kết công tác Phòng, chống bệnh Truyền nhiễm năm 2024 và triển khai Kế hoạch năm 2025

Tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Thông tin về bệnh dại trên người

Thong ke Top

Từ khóa » độ Tuổi Suy Dinh Dưỡng