Phân Loại 3 Cấp độ Suy Dinh Dưỡng ở Trẻ - Nutrihome
Có thể bạn quan tâm
Trẻ bị suy dinh dưỡng nặng không chỉ bị ảnh hưởng nghiêm trọng về thể chất, trí tuệ mà còn có nguy cơ tử vong cao nếu tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài, không được điều trị kịp thời.
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt, năm 2016 tỷ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng tuy có giảm xuống dưới 30% (khoảng 2,5 triệu trẻ), dù vậy con số vẫn còn ở mức đáng lo ngại. Nguyên nhân do một số bố mẹ thiếu kiến thức trong việc nuôi dưỡng, sai lầm trong các phương pháp nuôi con…
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt hoặc dư thừa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể trẻ, dẫn đến mất cân bằng các chất dinh dưỡng hoặc sử dụng chất dinh dưỡng bị suy giảm.
Đồng thời, suy dinh dưỡng cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đường tiêu hóa xảy ra và kéo dài. Các bệnh này khiến cho khả năng hấp thu của trẻ kém trong khi nhu cầu năng lượng gia tăng, từ đó khiến trẻ bị suy dinh dưỡng nặng hơn. Trẻ bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi, nếu không được điều trị kịp thời sẽ tăng nguy cơ tử vong cao
Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ, năm 1956, bác sĩ Gomez (Mexico) đã phân loại suy dinh dưỡng ở trẻ thành 3 cấp độ: Trẻ suy dinh dưỡng độ 1, suy dinh dưỡng độ 2, suy dinh dưỡng độ 3. Cụ thể sự phân loại này như sau:
Trẻ suy dinh dưỡng độ 1
Tình trạng của trẻ suy dinh dưỡng độ 1 hay suy dinh dưỡng thể nhẹ cân vẫn chưa có gì đáng lo. Cụ thể:
- Cân nặng bằng 70% – 90% cân nặng của trẻ bình thường.
- Lớp mỡ dưới bụng mỏng.
- Không có dấu hiệu biếng ăn.
- Không có dấu hiệu rối loạn tiêu hóa.
Để cải thiện bố mẹ chỉ cần chú trọng đến khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ.
Trẻ suy dinh dưỡng độ 2
Tình trạng của trẻ suy dinh dưỡng độ 2 hay suy dinh dưỡng thể thấp còi có phần hơi nghiêm trọng. Cụ thể:
- Cân nặng bằng 60 – 75% cân nặng của trẻ bình thường (- 3SD đến – 4SD).
- Trẻ gầy gò, không có lớp mỡ dưới da: bụng, mông, chi.
- Thường bị rối loạn tiêu hoá từng đợt và có thể biếng ăn, bỏ bữa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi thiếu chất và chậm tăng cân.
Trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 2 có thể điều trị tại nhà bằng chế độ ăn và chăm sóc cẩn thận. Cần lưu ý:
- Với trẻ dưới 6 tháng tuổi: Trẻ nên được bú sữa mẹ hoàn toàn. Nếu trẻ không tăng cân, mẹ nên đi khám dinh dưỡng để được đánh giá thành phần sữa mẹ có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết không nhằm bổ sung kịp thời, nâng cao chất lượng sữa, cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ. Trong trường hợp mẹ thiếu hoặc mất sữa, có thể cho trẻ dùng các loại sữa công thức hoặc dùng sữa đậu nành để thay thế (khuyến cáo: dùng sữa đậu nành cần có sự hướng dẫn của bác sĩ).
- Với trẻ trên 6 tháng tuổi trở lên: Ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu ăn dặm, khi nấu ăn cho trẻ mẹ phải tăng cường bổ sung dầu ăn vào cháo, bột để giúp trẻ hấp thu thức ăn tốt hơn. Nếu có điều kiện, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám dinh dưỡng, chế biến món ăn theo thực đơn và hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Trẻ bị suy dinh dưỡng cấp độ 3
Tình trạng của trẻ suy dinh dưỡng cấp độ 3 hay trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Cụ thể:
- Cân nặng dưới 60% cân nặng chuẩn (< -4SD).
- Tất cả các bộ phận cơ thể đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Nếu trẻ rơi vào trường hợp này, bố mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà mà phải đưa trẻ đến trung tâm dinh dưỡng ngay lập tức để các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, điều trị theo đúng phác đồ.
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại – duy nhất tại Việt Nam (máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitaminD, vitamin B), máy siêu âm…) sẽ mang đến cho ba mẹ sự an tâm khi đưa trẻ đến khám tại đây.
Với quy trình khép kín từ việc nhận bệnh – thăm khám – đưa ra kết quả xét nghiệm… các chuyên gia tại Nutrihome sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị rõ ràng kết hợp chế độ ăn uống riêng biệt, đồng thời hướng dẫn bố mẹ cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng nặng đúng cách giúp trẻ nhanh chóng trở về trạng thái sức khỏe bình thường.
Đánh giá bài viếtTừ khóa » độ Tuổi Suy Dinh Dưỡng
-
Cách Phân Loại Suy Dinh Dưỡng | Vinmec
-
Tỷ Lệ Suy Dinh Dưỡng Trẻ Em Dưới 5 Tuổi Tại Việt Nam | Vinmec
-
HTCTTKQG – Tỷ Lệ Trẻ Em Dưới Năm Tuổi Suy Dinh Dưỡng
-
Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
-
SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN NHƯ MỌI NGƯỜI ...
-
Trẻ 10 Tuổi Bị Suy Dinh Dưỡng: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Bất Ngờ Nguyên Nhân Khiến Trẻ 8 Tuổi Suy Dinh Dưỡng - Monkey
-
Một Số Nguyên Nhân Dẫn Tới Tình Trạng Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Và Biện ...
-
Dinh Dưỡng Phát Triển Chiều Cao Tối đa Cho Trẻ
-
Trẻ Suy Dinh Dưỡng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Chăm Sóc
-
Dinh Dưỡng Theo độ Tuổi - Cục An Toàn Thực Phẩm
-
Đưa Trẻ Trong độ Tuổi đi Uống Vitamin A Vào Ngày 1 Và 2/6 - Bộ Y Tế
-
GIẢI ĐÁP: Trẻ Bị Suy Dinh Dưỡng Phải Làm Sao? | TCI Hospital
-
Trẻ Suy Dinh Dưỡng Cần được Chăm Sóc Thế Nào? | TCI Hospital