BBC – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm liên kết tới các bài bách khoa khác để trở thành một phần của bách khoa toàn thư trực tuyến Wikipedia. Xin hãy giúp cải thiện bài viết này bằng cách thêm các liên kết có liên quan đến ngữ cảnh trong văn bản hiện tại. (tháng 7/2022) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
Các chú thích trong bài hoặc đoạn này phải hoàn chỉnh hơn để có thể được kiểm chứng. Bạn có thể giúp cải thiện bài bằng cách bổ sung các thông tin còn thiếu trong chú thích như tên bài, đơn vị xuất bản, tác giả, ngày tháng và số trang (nếu có). Nội dung nào ghi nguồn không hợp lệ có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 7/2022) (Tìm hiểu cách thức và thời điểm xóa thông báo này)
British Broadcasting Corporation
Loại hìnhTập đoàn Truyền thông (truyền hình, radio & trực tuyến)
Ngành nghềTin tức
Thành lập18 tháng 10 năm 1922; 102 năm trước (1922-10-18) (thành lập với cái tên British Broadcasting Company)1 tháng 1 năm 1927; 97 năm trước (1927-01-01) (đổi tên sang British Broadcasting Corporation)
Người sáng lậpJohn Reith
Trụ sở chínhBroadcasting HouseLondon, W1Vương quốc Anh
Khu vực hoạt độngToàn cầu
Thành viên chủ chốt
  • Sir David Clementi (CEO)
  • Tim Davie (Chủ toà soạn)
  • Anne Bulford(Phó chủ toà soạn)
Sản phẩm
  • Truyền thông
  • Radio
  • Cổng thông tin điện tử
Dịch vụ
  • BBC Television
  • BBC Radio
  • BBC Online
Doanh thuTăng£4.954 tỷ (2016/17)[1]
Lợi nhuận kinh doanhGiảm£-39.3 triệu (2016/17)[1]
Lãi thựcGiảm£-129.1 triệu (2016/17)[1]
Tổng tài sảnGiảm£308.6 triệu (2016/17)[1]
Chủ sở hữuSở hữu công cộng[2]
Số nhân viên22,219 (2021)
Websitebbc.comBBC trong nước

BBC (viết tắt của British Broadcasting Corporation, tiếng Việt: Tổng công ty Phát sóng Anh Quốc) là tập đoàn phát thanh và truyền hình quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. BBC là đài truyền thông quốc gia lâu đời nhất trên thế giới[3] cũng như là cơ quan truyền thông lớn nhất thế giới theo số lượng nhân viên (hơn 20 nghìn nhân viên, hơn 35 nghìn nếu tính thêm các nhân viên bán thời gian và nhân viên hợp đồng ngắn hạn).[4][5][6][7] Trụ sở của BBC nằm ở Broadcasting House, Luân Đôn. Các sản phẩm của BBC bao gồm các chương trình và thông tin trên TV, trên đài phát thanh và trên Internet. Nhiệm vụ chính của BBC là đưa truyền thông đại chúng trung lập tại Anh Quốc, Channel Islands và Isle of Man.

BBC được thành lập dưới Hiến chương Hoàng gia Anh[8] và hoạt động dưới sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Phương tiện và Thể thao Anh[9]. Đài BBC thu lợi nhuận chủ yếu bằng một khoản lệ phí [10] được thu từ tất cả các hộ gia đình, các công ty và tổ chức sử dụng bất kì loại thiết bị nào để thu lại hoặc thu trực tiếp tín hiệu từ đài. Khoản phí này được đặt ra bởi Chính phủ Anh, được chấp thuận bởi Nghị viện Anh, và được sử dụng để gây quỹ cho các dịch vụ radio, TV và các dịch vụ trực tuyến khác của BBC bao trùm toàn bộ nước Anh. Từ 1/4/2014, khoản phí này cũng gây quỹ cho hệ thống tin tin tức thế giới (BBC World Service), thành lập năm 1932, mà cung cấp các hệ thống TV, radio và các dịch vụ trực tuyến khác bằng tiếng Ả Rập, tiếng Ba Tư và hơn 28 ngôn ngữ khác, bao gồm cả tiếng Việt.

Khoảng một phần tư lợi nhuận của BBC đến từ lệ phí thương mại của BBC Worldwide Ltd., từ khoản tiền có được từ việc bán các chương trình truyền hình và các dịch vụ khác ra các nước khác, và từ hệ thống tin tức quốc tế 24/7 bằng tiếng Anh BBC World News và BBC.com, được cung cấp bởi BBC Global News Ltd.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự khai sinh của phát sóng quảng bá ở Anh, 1920 tới 1922

[sửa | sửa mã nguồn]

Buổi phát sóng trực tiếp đầu tiên của Anh từ nhà máy Marconi ở Chelmsford diễn ra vào tháng 6 năm 1920. Nó được tài trợ bởi Ngài Northcliffe của tờ Daily Mail và có mặt ca sĩ giọng nhạc cao nổi tiếng của Úc Dame Nellie Melba. Buổi phát sóng của Melba thu hút nhiều người và đánh dấu một bước ngoặt trong thái độ của công chúng Anh với đài radio. Tuy nhiên sự nhiệt tình này của công chúng không lan sang phạm vi của chính phủ nơi mà các chương trình phát sóng như vậy được lập ra để can thiệp vào các phương tiện liên lạc dân sự và quân sự quan trọng của đối phương. Đến cuối năm 1920, áp lực từ các nguồn này và sự lo lắng đến từ các nhân viên của cơ quan cấp phép, Tổng cục Bưu điện (GPO), đủ để dẫn đến một lệnh cấm phát thanh từ Chelmsford.

Tấm biển xanh ở Alexandra Palace ghi "Hệ thống truyền hình độ phân giải cao đầu tiên trên thế giới được khánh thành ở đây bởi BBC, 2 tháng 11 năm 1936".

Nhưng vào năm 1922, GPO đã nhận được gần 100 yêu cầu giấy phép phát sóng và dẫn đến hủy bỏ lệnh cấm bởi một kiến ​​nghị của 63 tổ chức radio với hơn 3.000 thành viên. Để tránh sự mở rộng lộn xộn vốn đã xảy ra tại Hoa Kỳ, GPO đề xuất rằng sẽ cấp một giấy phép phát sóng duy nhất cho một công ty đồng sở hữu bởi một tập hợp của những nhà sản xuất thiết bị thu sóng không dây hàng đầu, được biết đến như British Broadcasting Company Ltd (Công ty trách nhiệm hữu hạn phát thanh (và truyền hình) Anh). John Reith, một người Scotland theo phái Calvin, được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc vào Tháng 12 năm 1922, một vài tuần sau khi Công ty đã có buổi phát sóng chính thức đầu tiên. Công ty đã được cấp vốn bằng tiền bán bản quyền bộ tiếp nhận không dây từ các nhà sản xuất đã được phê duyệt và lệ phí bản quyền.

Từ công ty tư nhân tới công ty cung cấp dịch vụ công cộng, 1923 tới 1926

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc sắp xếp tài chính sớm được chứng tỏ là không đầy đủ. Doanh thu bán hàng trở nên đáng thất vọng khi những người nghiệp dư đã làm riêng bộ thu và người nghe đã mua những bộ thu không được cấp phép từ đối thủ. Đến giữa năm 1923, các cuộc thảo luận giữa GPO và BBC đã trở nên bế tắc và Bưu Tổng ủy được ủy quyền để xem xét về việc phát sóng do Ủy ban Sykes. Ủy ban này đề nghị một sự tổ chức lại ngắn hạn về lệ phí cấp giấy phép với sự cải thiện tốt hơn để giải quyết khó khăn tài chính trước mắt của BBC, và một phần gia tăng sự phân chia doanh thu giấy phép giữa BBC và GPO. Điều này được theo sau bởi một lệ phí giấy phép giá 10 shilling (đơn vị tiền thời đó) và không có tiền bản quyền một khi sự bảo hộ của nhà sản xuất thiết bị không dây hết hạn. Sự phát sóng độc quyền của BBC đã được thực hiện một cách rõ ràng trong khoảng thời gian giấy phép phát sóng hiện tại của nó, như là việc cấm phát quảng cáo. BBC cũng đã bị cấm phát bản tin trước 19:00, và yêu cầu dẫn nguồn tất cả các tin tức từ các dịch vụ bên ngoài.

Giữa năm 1925, nền móng cho tương lai của phát thanh truyền hình được xem xét thêm do Ủy ban Crawford. Cho tới lúc đó BBC dưới sự lãnh đạo của Reith đã giả mạo được một văn bản đồng thuận ủng hộ một sự tiếp nối của các dịch vụ truyền thông thống nhất (một cách độc quyền), nhưng cần nhiều tiền hơn để bỏ vốn cho việc mở rộng nhanh chóng. Các nhà sản xuất không dây lúc này rất nóng lòng để thoát khỏi liên minh gây thiệt hại này với việc Reith muốn rằng BBC được xem như là một dịch vụ công cộng chứ không phải là một doanh nghiệp thương mại. Các khuyến nghị của Ủy ban Crawford đã được công bố tháng 3 năm sau đó và vẫn đang được xem xét bởi GPO khi năm 1926 cuộc tổng đình công nổ ra vào tháng Năm. Cuộc đình công tạm thời gián đoạn việc sản xuất báo và những hạn chế về bản tin khiến BBC đột nhiên trở thành nguồn chính của tin tức trong thời gian khủng hoảng.

Cuộc khủng hoảng đặt BBC ở một vị thế khó xử. Một mặt Reith đã nhận thức sâu sắc rằng chính phủ có thể thực hiện quyền của mình để trưng dụng BBC như một cơ quan ngôn luận của Chính phủ bất cứ lúc nào nếu BBC làm ngơ những quy định, nhưng mặt khác ông đã lo lắng để duy trì niềm tin của công chúng bằng cách hoạt động độc lập. Chính phủ đã bị chia thành hai phe về cách xử lý với BBC nhưng cuối cùng lại tin tưởng Reith. Do đó, BBC đã được giao cho đủ thời gian để theo đuổi mục tiêu của Chính phủ chủ yếu theo cách lựa chọn riêng của BBC. Phạm vi bao quát về quan điểm của cả những người đình công và chính phủ đã gây ấn tượng với hàng triệu thính giả, những người không hề biết rằng Thủ tướng đã phát sóng đến toàn đất nước từ nhà của Reith, sử dụng một trong những "sound bite" (một đoạn phát biểu hoặc nhạc được tách ra từ một đoạn âm thanh dài) của Reith chèn vào phút cuối. Reith đích thân công bố kết thúc cuộc đình công mà ông chỉ ra bằng cách đọc từ "Jerusalem" (nơi hạnh phúc) của Blake nghĩa rằng nước Anh đã được giải cứu.

BBC đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và được theo sau bởi sự chấp nhận chính thức của Chính phủ về kiến ​​nghị của Ủy ban Crawford về việc chuyển giao các hoạt động của công ty cho British Broadcasting Corporation (Tổng công ty phát thanh truyền hình Anh), vốn được thành lập bởi Hiến chương Hoàng gia. Reith đã được phong tước hiệp sĩ và vào ngày 01 tháng 1 năm 1927 ông trở thành Tổng giám đốc đầu tiên của Tổng công ty phát thanh truyền hình Anh.

Để đại diện cho mục đích của và giá trị (đã nêu), Tổng công ty đã thông qua huy hiệu (coat of arms), bao gồm cả câu khẩu hiệu "Nation shall speak peace unto Nation".

Phù hiệu cũ của BBC

1926 đến 1939

[sửa | sửa mã nguồn]

Khán giả radio ở Anh có ít sự lựa chọn ngoài các chương trình dành cho giới thượng lưu của BBC. Reith, một tổng giám đốc theo chủ nghĩa đạo đức một cách mạnh mẽ, là người phụ trách hoàn toàn. Mục tiêu của ông là phát sóng "Tất cả những gì tốt nhất từ tất cả các bộ phận của tri thức nhân loại, các nỗ lực và thành tích.... Việc bảo tồn một phong thái đạo đức rõ ràng là hết sức quan trọng." Reith đã thành công trong việc chống lại một kiểu radio free-for-all (miễn phí cho tất cả) kiểu Mỹ, trong đó mục tiêu là để thu hút lượng khán giả lớn nhất và do đó đảm bảo doanh thu từ quảng cáo lớn nhất. Không có quảng cáo trả tiền trên đài BBC; tất cả các doanh thu đến từ một loại phí đánh vào bộ thu sóng.Những khán giả trí thức rất thích nó. Tại thời điểm khi các đài của Mỹ, Úc và Canada đã thu hút rất nhiều khán giả cổ vũ cho đội địa phương của họ với việc phát sóng bóng chày, bóng bầu dục và khúc côn cầu, BBC nhấn mạnh dịch vụ cho một quốc gia, chứ không phải là một đối tượng trong một khu vực. Đua thuyền cũng được tường thuật cùng với quần vợt và đua ngựa, nhưng BBC đã miễn cưỡng tiếu tốn một khoảng thời gian cực kì hạn chế của nó với các trận đấu bóng đá hay cricket thời gian dài, bất chấp sự phổ biến của nó.

BBC với các loại hình truyền thông khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thành công của phát thanh gây nên sự thù hằn giữa BBC và các loại hình truyền thông được thành lập trước như nhà hát, phòng hòa nhạc và ngành công nghiệp ghi âm. Đến năm 1929, BBC phàn nàn rằng các đại diện của nhiều nghệ sĩ hài từ chối ký hợp đồng phát sóng vì sợ nó sẽ tổn hại các nghệ sĩ "bằng việc làm giảm giá trị của các nghệ sĩ như một nghệ sĩ có thể thấy được trong phòng hòa nhạc". Mặt khác, đài BBC đã "quan tâm sâu sắc" đến sự hợp tác với các công ty thu âm mà "trong những năm gần đây đã không trì trệ trong việc làm các bản thu âm cho các ca sĩ, dàn nhạc, các ban nhạc khiêu vũ,... những người người đã chứng tỏ sức mạnh của việc đạt được sự nổi tiếng bởi phát thanh không dây". Kịch trên đài đã phổ biến đến mức BBC nhận được đến 6.000 bản thảo vào năm 1929, hầu hết trong số đó được viết cho sân khấu và ít có giá trị khi phát sóng: "Ngày này qua ngày khác, bản thảo đi vào, và gần như tất cả chúng đều đi ra một lần nữa qua đường bưu điện, với một lời nhắn rằng 'Chúng tôi rất tiếc,...' ". Vào năm 1930 chương trình âm nhạc cũng rất phổ biến, ví dụ như các chương trình phát sóng rộng khắp tại Hội trường St George, Langham Place, bởi Reginald Foort, người chính thức giữ chức vai trò Nghệ sĩ Organ của BBC từ 1936-1938; Foort tiếp tục làm việc cho đài BBC như một nghề tự do vào năm 1940 và đã có được một số người ủng hộ trên toàn quốc.

Chương trình thử nghiệm phát sóng truyền hình được bắt đầu vào năm 1932, sử dụng một hệ thống cơ điện 30-dòng được phát triển bởi John Logie Baird. Chương trình phát sóng hạn chế sử dụng hệ thống này bắt đầu vào năm 1934, và một dịch vụ mở rộng (nay có tên là BBC Television Service) bắt đầu phát từ Alexandra Palace vào năm 1936, xen giữa một hệ thống dây chuyền Baird 240 dòng được cải thiện và hệ thống Marconi-EMI 405 dòng. Sự vượt trội của hệ thống điện tử này đã khiến cho hệ thống cơ khí bị loại bỏ vào đầu năm sau.

1939 đến 2000

[sửa | sửa mã nguồn]

Việc phát sóng truyền hình đã bị đình chỉ từ ngày 1 tháng 9 năm 1939 đến ngày 7 tháng 6 năm 1946 trong thời gian diễn ra Thế Chiến thứ Hai, và các phát thanh viên của BBC Radio như Reginald Foort được giao trọng trách giữ lửa cho tinh thần của quốc gia. BBC đã di chuyển nhiều hoạt động phát thanh của mình ra khỏi Luân Đôn, ban đầu là đến Bristol, và sau đó đến Bedford. Các buổi hòa nhạc được phát sóng từ Corn Exchange; Nhà lễ Ba ngôi ở Nhà thờ St Paul ở Bedford là phòng thu phục vụ hàng ngày từ năm 1941 đến năm 1945, và trong những ngày đen tối của chiến tranh năm 1941, Tổng giám mục xứ Canterbury và York đến Nhà thờ St Paul để phát sóng tới Anh quốc vào ngày Quốc khánh cầu nguyện.

BBC Television Centre ở White City, Tây Luân Đôn, mở cửa vào 1960 và đóng cửa vào 2013.

Liên minh Phát thanh Châu Âu được thành lập vào ngày 12 tháng 2 năm 1950, tại Torquay với BBC là một trong số 23 tổ chức phát sóng sáng lập.

Sự cạnh tranh đối với BBC bắt đầu đến vào năm 1955, với sự xuất hiện của mạng lưới truyền hình thương mại và độc lập ITV. Tuy nhiên, sự độc quyền của BBC đối với các dịch vụ radio vẫn tồn tại cho đến ngày 8 tháng 10 năm 1973 dưới sự kiểm soát của Cơ quan phát thanh độc lập (IBA). Đài phát thanh địa phương độc lập đầu tiên của Anh, LBC đã phát sóng trực tuyến ở khu vực Luân Đôn. Theo báo cáo của Uỷ ban Pilkington năm 1962, trong đó BBC được đánh giá cao về chất lượng và phạm vi của các chương trình của nó, trong khi đó ITV đã bị chỉ trích nặng nề vì không cung cấp đủ chương trình chất lượng, quyết định đã được đưa ra để cho phép BBC có một kênh truyền hình thứ hai, BBC2; năm 1964, BBC đổi tên cho dịch vụ hiện tại thành BBC1. BBC2 đã sử dụng tiêu chuẩn 625 có độ phân giải cao hơn vốn đã được chuẩn hóa trên khắp châu Âu. BBC2 đã được phát sóng có màu từ ngày 1 tháng 7 năm 1967, và BBC1 và ITV theo sau vào ngày 15 tháng 11 năm 1969. Truyền tải VHF 405 của BBC1 (và ITV) đã được tiếp tục để tương thích với các máy thu hình cũ hơn cho đến năm 1985.

Bắt đầu từ năm 1964, một loạt các đài "pirate radio" (một thuật ngữ để chỉ các đài phát sóng không giấy phép, bắt đầu bằng Radio Caroline) được ra mắt và buộc chính phủ Anh phải điều chỉnh dịch vụ radio để cho phép các dịch vụ tài trợ dựa trên quảng cáo trên toàn quốc. Như lời đáp lại, BBC đã tổ chức lại và đổi tên các kênh radio của họ. Vào ngày 30 tháng 9 năm 1967, "The Light Programme" đã được chia thành Radio 1 cung cấp liên tục âm nhạc "Popular" (nhạc phổ biến) và Radio 2 với "Easy Listening" (dễ nghe). Chương trình "Thứ ba" trở thành Radio 3 cung cấp nhạc cổ điển và chương trình văn hoá. "The Home Service" (dịch vụ gia đình) đã trở thành Radio 4 cung cấp tin tức và nội dung phi âm nhạc như các chương trình đố vui, đọc sách và kịch truyền thanh. Cũng như bốn kênh quốc gia, một loạt các đài phát thanh địa phương của BBC được thành lập năm 1967, bao gồm Radio Luân Đôn.

Năm 1969, bộ phận Doanh nghiệp BBC được thành lập để khai thác các thương hiệu và chương trình BBC cho các sản phẩm thương mại. Năm 1979, nó trở thành một công ty trách nhiệm hữu hạn, BBC Enterprises Ltd.

Năm 1974, dịch vụ teletext (dịch vụ điện toán cung cấp tin tức và các thông tin khác trên màn hình ti vi cho những người đặt thuê) của BBC, Ceefax, đã được giới thiệu, được tạo ra ban đầu để cung cấp phụ đề, nhưng đã phát triển thành một dịch vụ tin tức và thông tin. Năm 1978, nhân viên BBC đã đình công ngay trước lễ Giáng sinh năm đó, do đó ngăn chặn sự truyền tải cả hai kênh và kết hợp cả bốn đài phát thanh thành một.

Kể từ khi bãi bỏ quy định của thị trường truyền hình và phát thanh của Anh trong những năm 1980, BBC đã phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ khu vực truyền hình thương mại (và từ đài truyền hình công cộng có quảng cáo như Channel 4, đtruyền hình vệ tinh, truyền hình cáp và các dịch vụ truyền hình kỹ thuật số

Vào cuối những năm 1980, BBC bắt đầu một quá trình thoái đầu tư bằng cách quay vòng và bán đi một số bộ phận của tổ chức. Năm 1988, BBC bán Thư viện Báo chí Hulton, một kho lưu trữ ảnh đã được mua lại từ tạp chí Picture Post của BBC vào năm 1957. Kho lưu trữ đã được bán cho Brian Deutsch và bây giờ thuộc sở hữu của Getty Images. Trong những năm 1990, quá trình này tiếp tục với việc tách một số bộ phận hoạt động của công ty thành các công ty con độc lập nhưng thuộc sở hữu của BBC với mục đích tạo thêm nguồn thu cho việc sản xuất chương trình. BBC Enterprises được tổ chức lại và tái ra mắt vào năm 1995, dưới cái tên BBC Worldwide Ltd. Năm 1998, các phòng thu BBC, các chương trình phát sóng ngoài, sản xuất, thiết kế, trang phục và tóc giả đã được tách ra thành BBC Resources Ltd.

BBC Research Department (Phòng Nghiên cứu BBC) đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ thuật phát sóng và thu âm. Trong những ngày đầu tiên, nó thực hiện nghiên cứu thiết yếu về âm học và đo mức độ tiếng ồn của chương trình. BBC cũng chịu trách nhiệm cho việc phát triển chuẩn âm thanh NICAM.

Trong những thập kỷ gần đây, một số kênh và đài phát thanh bổ sung đã được đưa ra: Radio 5 được ra mắt vào năm 1990, như một kênh thể thao và giáo dục, nhưng đã bị thay thế vào năm 1994 bởi Radio 5 Live, sau sự thành công của Radio 4 vì đã theo sát Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991. Năm 1997, BBC News 24, một kênh tin tức, ra mắt dịch vụ truyền hình kỹ thuật số và năm sau, BBC Choice đã ra mắt như là kênh giải trí thứ ba từ BBC. BBC cũng mua về The Parliamentary Channel, được đổi tên thành BBC Parliament (kênh chính phủ). Vào năm 1999, BBC Knowledge đã ra mắt như là một kênh truyền thông đa phương tiện, với các dịch vụ hiện có trên dịch vụ Teletext kỹ thuật số BBC Text và BBC Online. Kênh có mục tiêu giáo dục, đã được thay đổi sau phần nào để cung cấp thêm các phim tài liệu.

2000 tới 2011

[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 2002, một số kênh truyền hình và radio đã được tổ chức lại. BBC Knowledge được thay thế bằng BBC Four và trở thành kênh nghệ thuật và tài liệu của BBC. CBBC, một kênh truyền hình cho trẻ em, đã được chia thành CBBC và CBeebies, cho trẻ nhỏ hơn. Ngoài các kênh truyền hình, các đài phát thanh kỹ thuật số mới đã được lập ra: 1Xtra, 6 Music và BBC7. BBC 1Xtra là đài phát thanh của Radio 1 và chuyên về âm nhạc hiện đại, BBC 6 Music chuyên về các thể loại nhạc khác và BBC7 chuyên về các chương trình lưu trữ, đàm thoại và lập trình cho trẻ em.

Vài năm sau đó dẫn đến việc định vị lại một số kênh để phù hợp hơn: năm 2003, BBC Choice đã được thay thế bởi BBC Three, với chương trình dành cho thế hệ trẻ và các chương trình tài liệu thực tế, BBC News 24 đã trở thành BBC News Channel vào năm 2008, và BBC Radio 7 đã trở thành BBC Radio 4 Extra trong năm 2011, với các chương trình mới để bổ sung cho những phát sóng trên Radio 4. Trong năm 2008, một kênh khác đã được đưa ra như BBC Alba, một kênh tiếng Gaelic cho Scotland.

BBC Pacific Quay ở Glasgow, mở cửa vào 2007.

Trong suốt thập kỷ này, tập đoàn bắt đầu bán một số đơn vị hoạt động cho các đơn vị tư nhân; BBC Broadcast đã được tách ra làm một công ty riêng biệt vào năm 2002, và năm 2005, nó đã được bán cho Tập đoàn Macquarie Capital Alliance và Macquarie Bank Limited ở Úc và đổi tên thành Red Bee Media. Công nghệ thông tin, điện thoại và phát sóng của BBC được tập hợp lại với nhau để lập thành là Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Công nghệ BBC (BBC Technology, Ltd.) vào năm 2001, và bộ phận này sau đó được bán cho bộ phận kỹ thuật và công nghệ điện tử của Siemens (SIS) của Đức. SIS sau đó đã được mua lại từ Siemens bởi công ty Atos của Pháp. Các hoạt động bán lại trong thập kỷ này bao gồm BBC Books (bán cho Random House vào năm 2006), BBC Outside Broadcasts Ltd (bán trong năm 2008 cho Satellite Information Services), Costumes and Wigs (cổ phần đã bán cho Angels The Costumiers vào năm 2008), và tạp chí BBC (bán cho Immediate Media Company vào năm 2011). Phần còn lại của BBC Resources được tái cấu trúc thành BBC Studios and Post Production, hoạt động cho tới ngày hôm nay như là một chi nhánh của BBC.

Cuộc điều tra Hutton năm 2004 và báo cáo theo sau đó đặt ra những câu hỏi về các tiêu chuẩn báo chí của BBC và sự công bằng của nó. Điều này dẫn đến sự từ chức của các thành viên quản lý cấp cao bao gồm cả Tổng giám đốc, Greg Dyke. Vào tháng 1 năm 2007, BBC đã phát hành biên bản cuộc họp hội đồng, dẫn đến việc Greg Dyke từ chức.

Không giống như các phòng ban khác của BBC, BBC World Service được tài trợ bởi Văn phòng Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung. Văn phòng Ngoại giao và Khối thịnh vượng chung, thường được gọi là Văn phòng Nước ngoài (Foreign Office) hay FCO, là cơ quan chính phủ Anh chịu trách nhiệm quảng bá Vương quốc Anh tới nước ngoài.

Năm 2006, BBC HD được ra mắt như là một kênh thử nghiệm, và trở thành kênh chính thức vào tháng 12 năm 2007. Kênh phát sóng các chương trình phát sóng trên BBC One, BBC Two, BBC Three và BBC Four cũng như lặp lại một số chương trình cũ hơn theo chuẩn HD. Trong năm 2010, một kênh HD của BBC One tung ra: BBC One HD. Kênh sử dụng các phiên bản HD của các chương trình của BBC One và sử dụng các phiên bản được nâng độ phân giải từ các chương trình không được sản xuất theo chuẩn HD. Kênh BBC HD đóng cửa vào tháng 3 năm 2013 và được thay thế bởi BBC2 HD.

Vào ngày 18 tháng 10 năm 2007, Tổng giám đốc BBC Mark Thompson tuyên bố một kế hoạch gây tranh cãi để thực hiện cắt giảm lớn cũng như giảm kích thước của BBC như một tổ chức. Kế hoạch bao gồm giảm bớt 2.500 nhân sự; Bao gồm 1.800 nhân viên thừa, củng cố các hoạt động tin tức, giảm 10% sản lượng truyền hình và bán tòa nhà Television Centre ở Luân Đôn. Những kế hoạch này đã bị các công đoàn phản đối dữ dội, những người đã đe doạ sẽ tổ chức một loạt các cuộc đình công; tuy nhiên, BBC đã tuyên bố rằng những cắt giảm là điều cần thiết để thúc đẩy tổ chức và tập trung vào việc nâng cao chất lượng chương trình.

Ngày 20 tháng 10 năm 2010, Bộ trưởng Bộ Tài chính Anh George Osborne thông báo rằng lệ phí cấp phép truyền hình sẽ được đóng băng ở mức hiện tại của nó cho đến khi kết thúc điều lệ hiện tại vào năm 2016. Cùng một thông báo tiết lộ rằng BBC sẽ phải tự chi trả toàn bộ chi phí của BBC World Service và  BBC Monitoring, cũng như một phần tài trợ cho đài phát thanh xứ Wales S4C.

2011 tới hiện tại

[sửa | sửa mã nguồn]
BBC New Broadcasting House, Luân Đôn đi vào hoạt động trong khoảng 2012–13

Các cắt giảm tiếp theo đã được công bố vào ngày 6 tháng 10 năm 2011, do đó BBC có thể giảm tổng ngân sách của họ là 20% sau sự đóng băng phí bản quyền vào tháng 10 năm 2010, trong đó bao gồm cắt giảm 2.000 nhân viên và gửi thêm 1.000 nhân viên đến MediaCityUK ở Salford, cùng với việc BBC Three trở thành kênh truyền hình internet vào năm 2016. BBC HD đã đóng cửa vào ngày 26 tháng 3 năm 2013, và thay thế bằng một phiên bản HD của BBC Two; Tuy nhiên, các chương trình hàng đầu, các kênh khác như CBBC và CBeebies sẽ được giữ lại. Nhiều cơ sở của BBC đã được bán đi, bao gồm New Broadcasting House trên phố Oxford ở Manchester. Nhiều phòng ban chính đã được chuyển đến Broadcasting House và MediaCityUK, đặc biệt kể từ khi BBC Television Centre được bán đi vào tháng 3 năm 2013. Các chương trình cắt giảm này đã thu hút các chiến dịch, kiến ​​nghị và phản đối như SaveBBC3SaveOurBBC, đã thu hút được hàng trăm ngàn người có cùng sự quan tâm về những thay đổi này.

Sự quản lý của chính phủ và cấu trúc đoàn thể

[sửa | sửa mã nguồn]

BBC là một công ty theo luật định, độc lập khỏi sự can thiệp trực tiếp của chính phủ, với các hoạt động đang được giám sát bởi BBC Trust (trước đây là Hội đồng thống đốc). Ban quản lý chung của tổ chức này nằm trong tay của một Tổng giám đốc, người được bổ nhiệm bởi BBC Trust, ông là biên tập trưởng và chủ tịch Ban chấp hành của BBC.

Hiến chương

[sửa | sửa mã nguồn]

BBC hoạt động theo Hiến chương Hoàng gia. Điều lệ hiện hành có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2007 cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2016. Mỗi Hiến chương Hoàng gia được lần lượt xem xét trước khi một hiến chương mới được cấp, nghĩa là mỗi 10 năm.

Hiến chương 2007 quy định rằng nhiệm vụ của Tổng công ty là để "cung cấp tin tức, giáo dục và giải trí". Nó nói rằng Tổng công ty tồn tại để phục vụ lợi ích công cộng và để thúc đẩy các mục đích công cộng: duy trì quyền công dân và xã hội dân sự, thúc đẩy giáo dục và học tập, kích thích sự sáng tạo, đại diện cho Vương quốc Anh, các quốc gia, các vùng và cộng đồng nằm trong đó, đưa nước Anh ra thế giới và thế giới đến với Vương quốc Anh, giúp cung cấp cho công chúng những lợi ích của công nghệ và các dịch vụ thông tin liên lạc đang bùng nổ, và có vai trò lớn trong sự chuyển dịch từ truyền hình analog sang truyền hình số.

Hiến chương 2007 đánh dấu sự thay đổi lớn nhất trong sự quản lý của Tổng công ty kể từ khi thành lập. Nó xóa bỏ các cơ quan quản lý gây tranh cãi là Hội đồng thống đốc, thay thế nó bằng BBC Trust và Ban chấp hành.

Theo Hiến chương Hoàng gia, BBC phải xin giấy phép từ Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Giấy phép này đi kèm với một thỏa thuận trong đó đặt các điều khoản và điều kiện mà BBC được phép phát sóng. Cũng vì Giấy phép và Thỏa thuận này (và Luật phát sóng 1981) mà lệnh cấm phát sóng Sinn Féin từ 1988 đến 1994 được đưa ra.

Hội đồng BBC

[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng BBC (BBC Board) được thành lập vào tháng 4 năm 2017. Nó được lập ra để thay thế bộ phận quản lý trước, BBC Trust. Hội đồng quản trị đặt ra chiến lược cho công ty, đánh giá thành tích của Ban điều hành BBC trong Cung cấp các dịch vụ của BBC, và bổ nhiệm Tổng giám đốc. Hội đồng bao gồm các thành viên sau đây:

Tên Vị trí
Sir David Clementi Chủ tịch
Tim Davie Tổng giám đốc của BBC
Simon Burke Giám đốc không điều hành
Dame Tanni Grey-Thompson Giám đốc không điều hành
Ian Hargreaves Giám đốc không điều hành
Tom Ilube Giám đốc không điều hành
Sir Nicholas Serota Giám đốc không điều hành
Steve Morrison Thành viên đại diện cho Scotland
Dr Ashley Steel Thành viên đại diện cho England (Anh)
Anne Bulford Quyền giám đốc
Tom Fussell CEO, BBC Studios
Ken MacQuarrie GIám đốc vùng quốc gia và khu vực
John Reith 1927–1938 Frederick Ogilvie 1938–1942 Cecil Graves 1942–1943 Robert Foot 1942–1944 William Haley 1944–1952 Ian Jacob 1952–1959 Hugh Carleton Greene 1960–1969 Charles Curran 1969–1977 Ian Trethowan 1977–1982 Alasdair Milne 1982–1987 Michael Checkland 1987–1992 John Birt 1992–2000 Greg Dyke 2000–2004 Mark Thompson 2004–2012 George Entwistle 17 Tháng Chín tới 10 Mười Một 2012 Tim Davie (Quyền Giám đốc) từ 11 Tháng Mười Một 2012 tới 2 Tháng Tư 2013 Tony Hall 2 Tháng Tư 2013 – bây giờ Danh sách các Tổng Giám đốc của BBC

Ban Giám đốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban Giám đốc chịu trách nhiệm cho các hoạt động hàng ngày của đài. Ban Điều hành họp mỗi tháng một lần và chịu trách nhiệm quản lý hoạt động và cung cấp các dịch vụ trong khuôn khổ do Hội đồng quản trị đặt ra và do Tổng giám đốc điều hành, hiện là Tony Hall.

Tổng giám đốc là giám đốc điều hành và (từ năm 1994) tổng biên tập.

Ban chấp hành bao gồm cả giám đốc điều hành và giám đốc không điều hành, với các giám đốc không điều hành đến từ các công ty và các tập đoàn khác và được chỉ định bởi BBC Trust. Ban điều hành bao gồm Tổng Giám đốc và đại diện của mỗi bộ phận BBC:

Tên Vị trí
TIm Davie Chairman; Director-General
Glyn Isherwood Chief Operating Officer
Charlotte Moore Chief Content Officer
Tom Fussell Director of BBC Studios
Fran Unsworth Director of News & Current Affairs
Matthew Postgate Chief Technology & Research Officer
Ken MacQuarrie Director of Nations & Regions
James Purnell Director of Radio & Education
Valerie Hughes D'Aeth Director of HR

Phân ban hoạt động

[sửa | sửa mã nguồn]

Tổng công ty có các bộ phận nội bộ sau đây chịu trách nghiệm về hoạt động của BBC:

  • Nội dung, đứng đầu bởi Charlotte Moore, phụ trách các kênh truyền hình bao gồm cả việc vận hành các chương trình.
  • Radio và Giáo dục do James Purnell làm chủ có nhiệm vụ phụ trách BBC Radio và nội dung âm nhạc trên BBC dưới thương hiệu BBC Music, bao gồm các chương trình âm nhạc trên truyền hình BBC, các sự kiện như BBC Proms và rất nhiều dàn nhạc như BBC Philharmonic, cũng như Children's BBC.
  • Tin tức và thời sự do James Harding điều hành hoạt động của BBC News với quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế trên truyền hình, radio và trực tuyến, cũng như sản phẩm của BBC Global News. Nó cũng chịu trách nhiệm về các chương trình thời sự và có một số trách nhiệm về chương trình thể thao.
  • Nhóm tổng phụ trách do Anne Bulford lãnh đạo bao gồm Design & Engineering (thiết kế & kỹ thuật), phụ trách tất cả các đầu ra kỹ thuật số, như BBC Online, BBC iPlayer, BBC Red Button và phát triển các công nghệ mới thông qua BBC Research & Development. Bộ phận này cũng bao gồm các chức năng khác bao gồm Tài chính, Nhân sự, Chiến lược, An ninh và Tài sản.
  • Vùng quốc gia và khu vực do Ken MacQuarrie đứng đầu chịu trách nhiệm về các bộ phận của Tổng công ty tại Scotland, Bắc Ailen, xứ Wales, vùng khu vực Anh.

Tài chính

[sửa | sửa mã nguồn]

BBC có ngân sách lớn thứ hai so với bất kỳ nhà khai thác nào ở Anh với chi phí hoạt động là £ 4.722 tỷ trong năm 2013/14, so với £ 6.471 tỷ cho British Sky Broadcasting vào năm 2013/14 và 1.843 tỷ bảng cho ITV trong năm 2013.

Nguồn thu

[sửa | sửa mã nguồn]

Nguồn thu chính để cung cấp cho BBC là thông qua giấy phép truyền hình, với giá 145.50 bảng mỗi năm cho mỗi hộ gia đình kể từ tháng 4 năm 2010. Cần có giấy phép như vậy để được nhận sóng trên khắp Vương quốc Anh, Quần đảo Channel và Isle of Man. Không cần giấy phép để sở hữu một chiếc ti vi được sử dụng cho các phương tiện khác, hoặc cho các bộ radio chỉ phát âm thanh (mặc dù cần có giấy phép riêng cho các hộ gia đình không có tivi cho đến năm 1971). Chi phí của một giấy phép truyền hình được đặt ra bởi chính phủ và thực thi bởi luật hình sự. Sẽ có sẵn giảm giá cho các hộ gia đình chỉ có máy truyền hình đen trắng. Giảm giá 50% cũng được đưa ra cho những người bị mù hoặc khiếm thị nặng, và giấy phép được hoàn toàn miễn phí đối với bất kỳ hộ gia đình nào có người từ 75 tuổi trở lên. Theo kết quả đánh giá chi tiêu gần đây của chính phủ Anh, đã có một thỏa thuận giữa chính phủ và BBC, trong đó phí cấp phép hiện tại sẽ vẫn bị đóng băng ở mức hiện tại cho đến khi Hiến chương Hoàng gia được gia hạn vào đầu năm 2017.

Doanh thu được thu thập một cách riêng tư và được trả vào Quỹ Hợp nhất của Chính quyền trung ương, một quy trình được định nghĩa trong Đạo luật Thông tin liên lạc 2003. BBC thu thập và thực thi thu phí giấy phép dưới tên thương mại "TV Licensing". Việc thu thập TV Licensing hiện đang được thực hiện bởi Capita, một cơ quan bên ngoài. Sau đó, các quỹ được phân định bởi Bộ Văn hoá, Truyền thông và Thể thao (DCMS) và Bộ Tài chính và được Quốc hội phê chuẩn thông qua pháp luật. Các khoản thu nhập bổ sung được trả bởi Bộ Lao động và Lương hưu để bù cho việc miễn giấy phép trợ cấp cho những người trên 75 tuổi.

Lệ phí giấy phép được phân loại là thuế, và việc trốn thuế là một tội hình sự. Từ năm 1991, việc thu thập và thực thi lệ phí cấp phép là trách nhiệm của BBC trong vai trò Cơ quan Cấp phép Truyền hình. Do đó, BBC là cơ quan điều tra chính ở Anh và xứ Wales và là cơ quan điều tra tại Vương quốc Anh nói chung. BBC thực hiện giám sát (chủ yếu sử dụng các nhà thầu phụ) về tài sản (dưới sự bảo trợ của Quy định về Điều luật Điều tra năm 2000) và có thể tiến hành tìm kiếm tài sản sử dụng lệnh khám xét. Theo BBC, "hơn 204.000 người ở Anh bị bắt gặp xem truyền hình mà không có giấy phép trong sáu tháng đầu năm 2012." Trốn phí bản quyền chiếm khoảng một phần mười trong số tất cả các trường hợp bị truy tố tại tòa án.

Thu nhập từ các doanh nghiệp thương mại và từ việc bán hàng ở nước ngoài trong danh mục các chương trình đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với BBC Worldwide đã đóng góp khoảng 145 triệu bảng cho dịch vụ công cộng cốt lõi của BBC.

Theo Báo cáo thường niên năm 2013/14 của BBC, tổng thu nhập của nó là 5 tỷ bảng Anh (5,066 tỷ bảng Anh), có thể được chia nhỏ như sau:

  • 3.726 tỷ bảng Anh trong phí giấy phép thu được từ các chủ hộ gia đình;
  • 1,023 tỷ bảng Anh từ các doanh nghiệp thương mại của BBC;
  • 244,6 triệu bảng từ khoản trợ cấp của chính phủ, trong đó 238,5 bảng từ Văn phòng Chính phủ cho BBC World Service;
  • 72,1 triệu bảng từ thu nhập khác, chẳng hạn như thu tiền thuê và tiền bản quyền từ các chương trình phát sóng ở nước ngoài.

Tuy nhiên, lệ phí giấy phép đã thu hút những sự chỉ trích. Người ta đã lập luận rằng trong thời đại đa luồng, sự sẵn có đa kênh, nghĩa vụ phải trả phí cấp phép không còn phù hợp. Việc BBC sử dụng công ty tư nhân Capita Group để gửi thư đến cơ sở không trả lệ phí giấy phép đã bị chỉ trích, đặc biệt là vì đã có những trường hợp các thư đó đã được gửi đến cơ sở đã trả đủ, hoặc không yêu cầu giấy phép truyền hình.

BBC sử dụng các chiến dịch quảng cáo để thông báo cho khách hàng về yêu cầu thanh toán phí bản quyền. Các chiến dịch trước đây đã bị chỉ trích bởi thành viên nghị viện (MP, Member of Parliament) của Đảng Bảo thủ Boris Johnson và cựu nghị sĩ Ann Widdecombe, vì đã có một tính chất đe doạ và ngôn ngữ sử dụng để dọa kẻ trốn phí đến trả tiền. Các đoạn âm thanh và chương trình truyền hình được sử dụng để thông báo cho người nghe về cơ sở dữ liệu toàn diện của BBC. Có một số nhóm đã vận động về vấn đề lệ phí giấy phép.

Phần lớn sản phẩm thương mại của BBC xuất phát từ bộ thương mại BBC Worldwide, những người bán bản quyền các chương trình ra nước ngoài và khai thác thương hiệu chính cho sản phẩm lưu niệm. Trong số doanh thu năm 2012/13 của họ, 27% tập trung vào 5 "superbrands" (siêu thương hiệu) chủ chốt là Doctor Who, Top Gear, Strictly Come Dancing (được gọi là Dancing with the Stars, ở Việt Nam dưới cái tên Bước Nhảy Hoàn Vũ), kho các chương trình lịch sử tự nhiên (dưới thương hiệu BBC Earth), và trang hướng dẫn du lịch Lonely Planet, bây giờ đã được bán cho tỉ phú Brad Kelley.

Chi tiêu

[sửa | sửa mã nguồn]

Trụ sở và các văn phòng

[sửa | sửa mã nguồn]
Trụ sở của BBC tại Boardcasting House ở Portland Place, Luân Đôn. Phần này của tòa nhà được gọi là 'Boardcasting House cũ'

Broadcasting House ở Portland Place, Luân Đôn, là trụ sở chính thức của BBC. Đây là ngôi nhà của sáu trong mười mạng lưới phát thanh quốc gia BBC gồm BBC Radio 1, BBC Radio 1Xtra, Mạng BBC châu Á, BBC Radio 3, BBC Radio 4, và BBC Radio 4 Extra. Đó cũng là nhà của BBC News, vốn được chuyển từ BBC Television Centre vào năm 2013. Trên mặt trước của tòa nhà là bức tượng của Prospero và Ariel, nhân vật trong vở kịch The Tempest của William Shakespeare, chạm khắc bởi Eric Gill. Việc sửa chữa lại Broadcasting House đã bắt đầu vào năm 2002, và được hoàn thành vào năm 2013.

Cho đến khi BBC Television Centre đóng cửa vào cuối tháng 3 năm 2013, trụ sở Truyền hình BBC đã được đặt tại BBC Television Centre. Cơ sở này đã tổ chức một số các chương trình nổi tiếng trong những năm qua, tên gọi và hình ảnh của nó rất quen thuộc với nhiều người dân Anh. Gần đó, khu phức hợp BBC White City chứa nhiều văn phòng chương trình, đặt trong Centre House, Trung tâm Truyền thông và Trung tâm phát sóng. Nó nằm trong khu vực xung quanh Bush Shepherd nơi mà phần lớn các nhân viên BBC làm việc.

Là một phần của việc tái cấu trúc lại tài sản của BBC, toàn bộ hoạt động BBC News chuyển từ Trung tâm tin tức ở BBC Television Centre tới Broadcasting House đã được tân trang lại để tạo ra nơi được mô tả là "một trong những trung tâm phát sóng trực tiếp lớn nhất thế giới". BBC News Channel và BBC World News cũng chuyển đến cơ sở này vào đầu năm 2013. Broadcasting House tại cũng là nhà của hầu hết các đài phát thanh quốc gia của BBC và BBC World Service. Phần chính của kế hoạch này liên quan đến việc phá dỡ của hai phần mở rộng sau chiến tranh của tòa nhà và xây dựng lại một phần mở rộng được thiết kế bởi bởi Richard MacCormac của MJP Architects. Động thái này sẽ tập trung hoạt động ở BBC Luân Đôn, cho phép họ bán BBC Television Centre, dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2016.

Ngoài các kế hoạch trên, BBC đang trong quá trình xây dựng và sản xuất nhiều chương trình bên ngoài Luân Đôn, liên quan đến các trung tâm sản xuất như Belfast, Cardiff, Glasgow và Greater Manchester như một phần của chương trình 'Dự án BBC North' mà một số bộ phận chính, bao gồm BBC Tây Bắc, BBC Manchester, BBC Sport, BBC Children's, CBeebies, radio 5 Live, BBC radio 5 Live Sports Extra, BBC Ăn sáng, BBC Learning và BBC Philharmonic đều di chuyển từ địa điểm trước đó của chúng là Luân Đôn hoặc New Broadcasting House, Manchester chuyển tới cơ sở sản xuất MediaCityUK ở Salford rộng 200-acre (80 ha), từ đó sẽ trở thành hoạt động nhân sự lớn nhất ngoài Luân Đôn.

Cùng với hai địa điểm chính tại Luân Đôn (Broadcasting House và White City), có bảy trung tâm sản xuất quan trọng khác của BBC ở Anh, chuyên sản xuất chương trình khác nhau. Broadcasting House Cardiff là nhà của BBC Cymru Wales, chuyên sản xuất phim truyền hình. Mở từ Tháng 10 năm 2011, và có 7 hãng phim mới, Roath Lock được chú ý như là nơi sản xuất Doctor Who và Casualty. Broadcasting House Belfast, nhà của BBC Northern Ireland, chuyên sản xuất phim kịch và phim hài, đã tham gia hợp tác sản xuất với các công ty độc lập và đáng chú ý nhất là với RTÉ tại Cộng hòa Ireland. BBC Scotland, nằm ở Pacific Quay, Glasgow là một nhà sản xuất lớn của chương trình, trong đó có nhiều chương trình đố vui.

BBC cũng hoạt động một số trung tâm thu thập tin tức tại các địa điểm khác nhau trên thế giới, trong đó cung cấp tin tức về khu vực đó tới hoạt động tin tức quốc gia và quốc tế.

Các dịch vụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Truyền hình

[sửa | sửa mã nguồn]

BBC hoạt động một số kênh truyền hình ở Anh trong đó bao gồm BBC One và BBC Two là các kênh truyền hình hàng đầu. Ngoài hai kênh này, BBC hoạt động nhiều đài kỹ thuật số: BBC Four, BBC News, BBC Quốc hội (BBC Parliament), và hai kênh trẻ em, CBBC và CBeebies. Truyền hình kỹ thuật số hiện nay đang được sử dụng rộng rãi ở Anh, với tín hiệu truyền hình tương tự (analog) hoàn toàn loại bỏ vào tháng năm 2012. BBC cũng điều hành dịch vụ truyền hình internet BBC Three, vốn ngừng phát sóng như một kênh truyền hình tuyến tính vào tháng 2 năm 2016.

BBC One là một dịch vụ truyền hình cung cấp tin tức địa phương và chương trình địa phương khác hằng ngày. Những biến thể rõ rệt hơn của BBC One là Bắc Ireland (Northern Ireland), Scotland và xứ Wales, nơi các chương trình chủ yếu được thực hiện tại địa phương trên BBC One và Two, và lịch chương trình có thể thay đổi theo địa phương. BBC Two là kênh đầu tiên được truyền tải trên đường dây 625 vào năm 1964, sau đó trở thành dịch vụ truyền hình màu có quy mô nhỏ từ năm 1967. BBC One theo sau vào tháng 11 năm 1969.

Một kênh truyền hình tiếng Gaelic mới, BBC Alba, đã được ra mắt vào tháng 9 năm 2008. Đây cũng là lần đầu tiên một kênh đa thể loại đến hoàn toàn từ Scotland với gần như tất cả các chương trình của nó được thực hiện tại Scotland. Kênh này ban đầu chỉ có sẵn thông qua vệ tinh, nhưng kể từ tháng 6 năm 2011 đã có sẵn cho người xem ở Scotland trên hệ thống Freeview và truyền hình cáp.

BBC hiện đang phát đồng thời tín hiệu HD cho tất cả các kênh truyền hình trên toàn quốc ngoại trừ BBC Quốc hội (BBC Parliament). Cho đến ngày 26 tháng 3 năm 2013, có một kênh riêng biệt gọi là BBC HD, sau đó bị BBC Two HD thay thế. BBC HD được ra mắt vào ngày 09 tháng 6 năm 2006, sau 12 tháng thử nghiệm các chương trình phát sóng. Nó đã trở thành một kênh riêng biệt vào năm 2007, và trình chiếu các chương trình HD đồng thời với mạng chính. BBC đã sản xuất các chương trình thuộc định dạng này trong nhiều năm, và nói rằng họ hy vọng sẽ sản xuất 100% các chương trình mới với định dạng HD vào năm 2010. Vào ngày 3 tháng 11 năm 2010, một phiên bản độ nét cao của BBC One đã được ra mắt tên là BBC One HD, và BBC Two HD ra mắt vào ngày 26 tháng 3 năm 2013 đã thay thế cho BBC HD.

Tại Cộng hòa Ireland, Bỉ, Hà Lan và Thụy Sĩ, các kênh BBC có sẵn theo một số cách. Tại các quốc gia khai thác kỹ thuật số và truyền hình cáp sẽ có các kênh BBC bao gồm BBC One, BBC Two và BBC World News, mặc dù khán giả tại Cộng hòa Ireland có thể nhận được dịch vụ BBC qua "rò rỉ tín hiệu" từ các máy phát ở Bắc Ireland và xứ Wales (Cộng hòa Ireland không thuộc liên hiệp Anh), hoặc thông qua "thiết bị lệch sóng" mà phát lại chương trình phát sóng từ Anh.

Từ năm 1975, đài BBC cũng đã cung cấp các chương trình truyền hình của họ cho British Force Broadcasting Service Anh (BFBS), cho phép các thành viên của quân đội Anh phục vụ ở nước ngoài được xem bốn kênh truyền hình. Từ 27 tháng 3 năm 2013, BFBS sẽ mang phiên bản của BBC One và BBC Two, bao gồm các chương trình cho trẻ em từ CBBC, cũng như các chương trình từ BBC Three trên một kênh mới gọi là BFBS Extra.

Kể từ năm 2008, tất cả các kênh BBC có sẵn để xem trực tuyến thông qua dịch vụ BBC iPlayer. Tuy vậy dịch vụ này chỉ có sẵn tại nước Anh và không được phép xem tại nước ngoài.

Vào tháng 2 năm 2014, Tổng giám đốc Tony Hall công bố rằng các công ty cần tiết kiệm 100 triệu Bảng Anh. Vậy là vào tháng 3 năm 2014, đài BBC khẳng định kế hoạch biến BBC Three để trở thành một kênh truyền hình Internet.

Radio

[sửa | sửa mã nguồn]

BBC có mười đài phát thanh phục vụ toàn bộ Vương quốc Anh, cùng với sáu đài nằm trong "vùng quốc gia" (Wales, Scotland và Bắc Ireland), và 40 đài phát thanh địa phương khác phục vụ khu vực của nước Anh. Trong số mười đài quốc gia, có 5 đài chính và có sẵn trên FM và/hoặc PM cũng như DAB và trực tuyến. Đó là BBC Radio 1, cung cấp âm nhạc mới và là được chú ý bởi bảng xếp hạng âm nhạc của BBC; BBC Radio 2 phát nhạc hiện đại cho người lớn, nhạc đương đại, nhạc đồng quê và nhạc soul cùng nhiều thể loại khác; BBC Radio 3 phát âm nhạc cổ điển và nhạc jazz cùng với một số chương trình trò chuyện có tính chất văn hóa vào buổi tối; BBC Radio 4, tập trung vào chương trình thời sự, cùng với các chương trình bao gồm kịch và hài kịch; và BBC Radio 5 Live phát sóng các chương trình tin tức 24 giờ, thể thao và đối thoại.

Ngoài năm đài này, BBC cũng vận hành thêm năm trạm phát sóng trên DAB và trực tuyến. Những trạm này bổ sung và mở rộng cho năm trạm lớn và đã được đưa ra vào năm 2002. BBC Radio 1Xtra bắt cặp với Radio 1, phát các chương trình nhạc black mới và nhạc urban. BBC Radio 5 Live Sports bắt cặp với 5 Live và cung cấp thêm các chương trình phân tích về thể thao. BBC Radio 6 Music cung cấp các thể loại nhạc Alternative và được chú ý như là một bệ đỡ cho các nghệ sĩ mới.

BBC Radio 7, sau này đổi tên BBC Radio 4 Extra, cung cấp các chương trình tài liệu, hài kịch và chương trình cho trẻ em. Ngoài ra, các chương trình mới để bổ sung cho chương trình của Radio 4 cũng đã được giới thiệu như Ambridge ExtraDesert Island Discs revisited. BBC Asian Network, cung cấp các chương trình âm nhạc, trò chuyện và tin tức cho khu vực châu Á.

Cùng với các đài quốc gia, đài BBC cũng cung cấp 40 đài BBC Radio địa phương ở Anh và quần đảo Channel và được đặt tên bởi thành phố cụ thể và các khu vực xung quanh mà nó bao trùm (ví dụ như BBC Radio Bristol), quận hoặc khu vực (ví dụ như BBC Three Counties radio), hoặc khu vực địa lý (ví dụ như BBC Radio Solent bao gồm bờ biển trung tâm phía nam). Có thêm sáu trạm phát sóng ở những khu vực BBC gọi là "vùng quốc gia": Wales, Scotland và Bắc Ireland, bao gồm BBC Radio Wales (bằng tiếng Anh), BBC Radio Cymru (ở xứ Wales), BBC Radio Scotland (bằng tiếng Anh), BBC Radio nan Gaidheal (ở Scotland Gaelic), BBC Radio Ulster và BBC Radio Foyle.

Đài quốc gia Anh của BBC cũng được phát sóng tại quần đảo Channel và Isle of Man (mặc dù những vùng này nằm ở bên ngoài Vương quốc Anh), và trước đó có hai đài địa phương - BBC Guernsey và BBC Radio Jersey. Không có đài phát thanh địa phương của BBC, tuy nhiên, tại Isle of Man, một phần vì đảo từ lâu đã được phục vụ bởi các đài độc lập thương mại, Manx Radio, mà ra đời trước BBC Radio địa phương. Dịch vụ BBC trong các vùng này được cấp vốn từ phí bản quyền truyền hình được thiết lập ở mức tương tự như những người dân phải nộp ở Anh, mặc dù được thu tại địa phương. Đây là chủ đề của một số tranh cãi tại Isle of Man. Đảo không có dịch vụ BBC Radio địa phương, cũng như thiếu một dịch vụ tin tức truyền hình địa phương được cung cấp bởi BBC Channel Islands.

Đối với khán giả trên toàn thế giới, BBC World Service cung cấp tin tức, thời sự và thông tin bằng 28 ngôn ngữ, bao gồm cả tiếng Anh, trên toàn thế giới và có sẵn tại hơn 150 thành phố. BBC được phát sóng trên toàn thế giới bằng đài phát thanh sóng ngắn, DAB và trực tuyến và có một lượng khán giả hàng tuần ước tính là 192 triệu, và các trang web có một lượng khán giả là 38 triệu người mỗi tuần. Dịch vụ này được tài trợ bởi một khoản trợ cấp từ Quốc hội, quản lý bởi Bộ Ngoại giao, tuy nhiên sau khi Chính phủ xem xét chi tiêu trong năm 2011, nguồn kinh phí này sẽ bị cắt giảm, và nó sẽ được gây quỹ lần đầu tiên thông qua lệ phí truyền hình. Trong những năm gần đây, một số dịch vụ của BBC World bị cắt giảm; dịch vụ của Thái đã kết thúc vào năm 2006, cũng như các ngôn ngữ Đông Âu, với nguồn lực chuyển hướng vào hệ thống truyền hình tiếng Ả Rập của BBC.

Các chương trình của BBC cũng có sẵn với các dịch vụ khác và ở các nước khác. Kể từ năm 1943, đài BBC đã cung cấp chương trình phát thanh cho British Forces Broadcasting Service, mà phát sóng ở các nước mà quân đội Anh đóng quân. BBC Radio 1 cũng được phát tại Hoa Kỳ và Canada trên Sirius XM Radio (chỉ phát trực tuyến).

Tin tức

[sửa | sửa mã nguồn]
Phòng tin tức của BBC tại Broadcast House

BBC News là đài thu thập tin tức lớn nhất trên thế giới, cung cấp dịch vụ cho đài phát thanh trong nước cũng như mạng lưới truyền hình như BBC News, BBC Quốc hội (BBC Parliament) và BBC World News. Thêm vào đó, những tin tức này có sẵn trên các dịch vụ BBC Red Button và BBC News Online. Thêm vào đó, BBC đã phát triển những cách thức mới để truy cập BBC News, kết quả là đã đưa ra các dịch vụ trên BBC Mobile, khiến cho dễ tiếp cận với điện thoại di động và PDA, cũng như phát triển các thông báo bằng email, truyền hình kỹ thuật số, và trên các máy tính thông qua một thông báo trên máy tính

Internet

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự hiện diện trực tuyến của BBC bao gồm một trang web tin tức và lưu trữ. Nó đã được ra mắt với tên BBC Online, trước khi được đổi tên thành BBCi, sau đó là bbc.co.uk, trước khi nó được đổi tên lại thành BBC Online. Trang web được tài trợ bởi Lệ phí giấy phép nhưng sử dụng công nghệ GeoIP, cho phép quảng cáo được xuất hiện trên trang web khi được truy cập từ bên ngoài của Vương quốc Anh. BBC tuyên bố trang web này là" trang web dựa trên nội dung phổ biến nhất châu Âu " và nói rằng 13,2 triệu người ở Anh truy cập trang web mỗi ngày. Theo hệ thống TrafficRank của Alexa, trong tháng 7 năm 2008 BBC Online là trang web bằng tiếng Anh phổ biến thứ 27 trên thế giới và thứ 46 trong danh sách tất cả các trang web phổ biến nhất.

Trung tâm của trang web này là trang chủ, bố trí theo hình thức mô-đun. Người dùng có thể lựa chọn mô-đun nào và thông tin nào được hiển thị trên trang chủ, từ đó cho phép người dùng cá nhân hóa nó. Hệ thống này lần đầu tiên được bắt đầu thử nghiệm vào tháng 12 năm 2007, trở thành chính thức vào tháng 2 năm 2008 và đã trải qua một số thay đổi về mặt thẩm mỹ kể từ đó. Trang chủ sau đó đã liên kết với một số các trang web khác, chẳng hạn như BBC News Online, Thể thao (Sport), Thời tiết (Weather), truyền hình và radio. Là một phần của trang web, mỗi chương trình trên hệ thống truyền hình hoặc Radio của BBC đều có trang riêng của mình, với các chương trình lớn hơn sẽ có website riêng.

Phần lớn các trang web cho phép người dùng xem và nghe lại phần lớn các chương trình truyền hình và phát thanh trong bảy ngày sau khi phát sóng sử dụng nền tảng BBC iPlayer. Nền tảng này được ra mắt vào ngày 27 tháng 7 năm 2007, và ban đầu sử dụng công nghệ ngang hàng (peer-to-peer) và công nghệ DRM để cung cấp nội dung phát thanh và truyền hình trong bảy ngày và cho phép sử dụng ngoại tuyến đến 30 ngày. Ngoài ra, thông qua việc tham gia vào nhóm Creative Archive Licence, bbc.co.uk cho phép tải một cách hợp pháp một số chương trình thông qua internet.

BBC thường cho cách chương trình học tập như là một phần của dịch vụ trực tuyến, hoạt động các dịch vụ như BBC Jam,  Learning Zone Class Clips và cũng hoạt động các dịch vụ như BBC Webwise và First Click được thiết kế để dạy mọi người làm thế nào để sử dụng internet. BBC Jam là một dịch vụ trực tuyến miễn phí, truyền qua kết nối băng thông rộng và hẹp, cung cấp nguồn tài nguyên tương tác chất lượng cao được thiết kế để khuyến khích việc học ở nhà và trường. Các nội dung ban đầu đã sẵn có vào tháng 1 năm 2006 tuy nhiên BBC Jam đã bị đình chỉ vào ngày 20 tháng năm 2007 do cáo buộc bởi Ủy ban châu Âu cho rằng nó đã làm tổn hại đến lợi ích của bộ phận thương mại của truyền hình

Trong những năm gần đây một số công ty và các chính trị gia lớn đã phàn nàn rằng BBC Online nhận được quá nhiều sự tài trợ từ giấy phép truyền hình, có nghĩa là các trang web khác không thể cạnh tranh với một số lượng lớn các nội dung miễn phí không đi kèm quảng cáo có sẵn trên BBC Online. Một số học giả cho rằng số tiền lệ phí giấy phép cho BBC Online nên được giảm hoặc được thay thế bởi sự tài trợ từ quảng cáo hoặc đăng ký hàng tháng, hoặc giảm số lượng nội dung có sẵn trên trang web. Để đáp trả lại BBC đã thực hiện một cuộc điều tra, và bây giờ đã khởi động một kế hoạch để thay đổi cách thức cung cấp các dịch vụ trực tuyến. BBC Online bây giờ sẽ cố gắng để lấp đầy vào những khoảng trống trên thị trường, và sẽ hướng người dùng tới các trang web khác (Ví dụ, thay vì cung cấp thông tin về các sự kiện ở địa phương và thời gian biểu, người sử dụng sẽ được hướng tới các trang web bên ngoài đã cung cấp thông tin). Một phần của kế hoạch này bao gồm đóng một số trang web, và chuyển hướng nguồn tiền để phát triển các bộ phận khác.

Vào ngày 26 tháng 2 năm 2010, tờ The Times cho rằng Mark Thompson, Tổng giám đốc BBC, đề xuất rằng thông tin web của BBC sẽ giảm 50%, với số lượng nhân viên bộ phận trực tuyến và ngân sách sẽ giảm 25% trong một nỗ lực để tái cấu trúc quy mô hoạt động của BBC và cho các đối thủ thương mại nhiều cơ hội hơn. Ngày 02 tháng 3 năm 2010, đài BBC thông báo sẽ cắt giảm chi tiêu cho trang web 25% và đóng cửa BBC 6 Music và Asian Network, như là một phần trong kế hoạch của Mark Thompson để làm cho BBC "nhỏ hơn, phù hợp với thời đại số hơn ".

Truyền hình tương tác

[sửa | sửa mã nguồn]

BBC Red Button là tên thương hiệu cho dịch vụ truyền hình kỹ thuật số tương tác của BBC, trong đó có sẵn thông qua Freeview (truyền hình số mặt đất), cũng như Freesat, Sky (vệ tinh), và Virgin Media (truyền hình cáp). Không như Ceefax, hệ thống đối tác của dịch vụ analog, BBC Red Button có khả năng hiển thị đầy đủ màu sắc hình ảnh, video, chương trình và có thể được truy cập từ bất kỳ kênh BBC nào. Dịch vụ này cung cấp tin tức, thời tiết và thể thao 24 giờ mỗi ngày, và còn cung cấp thêm các tính năng liên quan đến các chương trình cụ thể tại thời điểm đó. Ví dụ như người xem có thể chơi gameshow ở nhà, để đưa ra tiếng nói cũng như phiếu bầu về ý kiến ​​với các vấn đề, vốn thường được dùng bên cạnh các chương trình như Question Time. Tại một số thời điểm trong năm, khi nhiều sự kiện thể thao diễn ra, một số tin tức về các môn thể thao ít chính thống thường xuyên được đặt trên Red Button cho khán giả xem. Thông thường, các tính năng khác được bổ sung liên quan đến các chương trình đang được phát sóng vào lúc đó, chẳng hạn như việc phát sóng tập phim hoạt hình Dreamland của Doctor Who trong tháng 11 năm 2009.

Hoạt động thương mại

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: BBC Worldwide

BBC Worldwide Limited là một công ty con của BBC, chịu trách nhiệm về việc khai thác thương mại các chương trình của BBC và các tài sản khác, bao gồm một số đài truyền hình trên toàn thế giới. Nó được hình thành sau việc tái cấu trúc BBC Enterprise, vào năm 1995.

Công ty này sở hữu và quản lý một số đài truyền hình thương mại trên khắp thế giới, hoạt động tại một số vùng lãnh thổ và trên một số nền tảng khác nhau. Kênh BBC Entertainment chiếu chương trình giải trí cho người xem ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và Trung Đông, cùng với BBC Worldwide, BBC America và BBC Canada (Liên doanh với Corus Entertainment) chiếu chương trình tương tự ở khu vực Bắc Mỹ và BBC UKTV trong khu vực Úc và châu Á. Công ty cũng phát sóng hai kênh dành cho trẻ em, kênh CBeebies quốc tế và BBC Kids, một liên doanh với Knowledge Network Corporation, phát sóng các chương trình thuộc thương hiệu CBeebies và BBC Knowledge. Công ty cũng điều hành kênh BBC Knowledge, phát sóng các chương trình học tập và thực tế, và BBC Lifestyle, phát sóng các chương trình dựa trên các chủ đề thực phẩm, lối sống và sức khỏe. Ngoài ra, BBC Worldwide còn chạy một phiên bản quốc tế của kênh BBC HD và cung cấp các phiên bản HD của kênh BBC Knowledge và BBC America.

BBC Worldwide cũng phân phối kênh tin tức quốc tế 24 giờ BBC World News. Kênh này tách khỏi BBC Worldwide để duy trì tính trung lập của đài, nhưng vẫn được phân phối bởi BBC Worldwide. Kênh này là kênh còn tồn tại lâu đời nhất của loại hình này, và có 50 văn phòng tin tức nước ngoài và phóng viên ở hầu hết các nước trên thế giới. Theo một thống kê chính thức, nó có thể đưa đến hơn 294 triệu hộ gia đình, nhiều hơn đáng kể so với ước tính 200 triệu của CNN. Ngoài các kênh quốc tế này, BBC Worldwide cũng sở hữu, cùng với Scripps Networks Interactive, mạng lưới 10 kênh của UKTV. Các kênh này chứa chương trình của BBC được phát lại trên các kênh tương ứng: Alibi cho phim truyền hình tội phạm; Drama, kênh phim, ra mắt vào năm 2013; Dave; Eden cho thiên nhiên; Gold cho hài kịch; Good Food nấu nướng; Home cho nhà và vườn; Really cho chương trình dành cho phụ nứ; Watch cho giải trí; và Yesterday cho lịch sử.

Ngoài các kênh này, nhiều chương trình của BBC được bán qua BBC Worldwide với các đài truyền hình nước ngoài với phim hài, phim tài liệu và các bộ phim lịch sử được phổ biến nhất. Ngoài ra, tin tức truyền hình BBC xuất hiện hàng đêm trên nhiều trạm dịch vụ phát thanh truyền hình công cộng ở Hoa Kỳ, cũng như lặp lại các chương trình của BBC như EastEnders, và New Zealand trên TVNZ 1.

Ngoài chương trình, BBC Worldwide còn sản xuất các tài liệu để đi kèm với các chương trình. Công ty duy trì cánh tay xuất bản của BBC, BBC Các tạp chí, đã công bố Radio Times cũng như một số tạp chí hỗ trợ các chương trình của BBC như BBC Top Gear, BBC Good Food, BBC Sky vào ban đêm, BBC Lịch sử, BBC Wildlife và BBC Music. Tạp chí BBC đã được bán cho Exponent Private Equity vào năm 2011, kết hợp nó với Origin Publishing (trước đây thuộc sở hữu của BBC Worldwide giữa 2004 và 2006) để thành lập Công ty Truyền thông Trực tuyến.

BBC Worldwide cũng xuất bản sách, đi kèm với các chương trình như Doctor Who dưới thương hiệu BBC Books, phần xuất bản đa số của Random House. Các album nhạc, sách nói và các phần của chương trình phát sóng radio cũng được bán dưới nhãn hiệu BBC Records, với đĩa DVD cũng được bán và được cấp phép với số lượng lớn cho người tiêu dùng ở Anh và nước ngoài dưới nhãn hiệu 2 Entertain. Lập trình lưu trữ và bản ghi âm cổ điển được bán dưới thương hiệu BBC Legends.

Tranh cãi

[sửa | sửa mã nguồn]

Trung Quốc và Hồng Kông đình chỉ phát sóng kênh BBC World News

[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 2 năm 2021, một quyết định của Ofcom (một cơ quan của chính phủ Vương quốc Anh) yêu cầu hủy bỏ giấy phép và ngừng phát sóng của kênh truyền hình CGTN.[11] Thêm vào đó việc đài BBC đưa tin về cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở Trung Quốc. Chính hai sự việc đó dẫn đến Trung Quốc có động thái ra lệnh cấm phát sóng BBC World News tại nước này. Theo một tuyên bố từ Cơ quan Quản lý Phát thanh và Truyền hình Quốc gia Trung Quốc, các bản tin của BBC World News về Trung Quốc đã "vi phạm các nguyên tắc trung thực và công bằng trong báo chí" và cũng "làm tổn hại đến lợi ích quốc gia của Trung Quốc".[12][13]

Tại Hồng Kông, kênh truyền hình RTHK (Hồng Kông) đã đình chỉ phát sóng kênh BBC World News sau khi lệnh cấm có hiệu lực ở Trung Quốc[14]

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Logo sử dụng từ 1958 đến 1963 Logo sử dụng từ 1958 đến 1963
  • Logo sử dụng từ 1963 đến 1971 Logo sử dụng từ 1963 đến 1971
  • Logo sử dụng từ 1971 đến 1988 Logo sử dụng từ 1971 đến 1988
  • Logo sử dụng từ 1988 đến 3 tháng 10 năm 1997 Logo sử dụng từ 1988 đến 3 tháng 10 năm 1997
  • Logo sử dụng từ 4 tháng 10 năm 1997 Logo sử dụng từ 4 tháng 10 năm 1997
  • Logo sử dụng từ 20 tháng 10 năm 2021 Logo sử dụng từ 20 tháng 10 năm 2021

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d “BBC annual report 2016/17” (PDF).
  2. ^ “BBC - BBC Charter and Agreement - Inside the BBC”. www.bbc.co.uk (bằng tiếng Anh). Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 11 năm 2018. Truy cập ngày 15 tháng 11 năm 2018.
  3. ^ “BBC History – The BBC takes to the Airwaves”.
  4. ^ “BBC: World's largest broadcaster & Most trusted media brand”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2016.
  5. ^ “Prospect”. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 11 năm 2011. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2016.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  6. ^ “About the BBC”. Lưu trữ bản gốc ngày 16 tháng 1 năm 2010. Truy cập ngày 7 tháng 5 năm 2022.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  7. ^ “BBC Full Financial Statements 2013/14” (PDF).
  8. ^ Andrews, Leighton (2005). Harris, Phil; Fleisher, Craig S., eds. "A UK Case: Lobbying for a new BBC Charter". The handbook of public affairs (SAGE). pp. 247–48. ISBN 978-0-7619-4393-8
  9. ^ “BBC - Governance - Annual Report 2013/14”.
  10. ^ “BBC Annual Report & Accounts 2008/9: FINANCIAL PERFORMANCE”. Bản gốc lưu trữ ngày 30 tháng 10 năm 2009. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2016.
  11. ^ “Anh rút giấy phép, ngừng phát sóng CGTN ngay lập tức”. Báo Thanh Niên. 4 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  12. ^ “BBC News banned in China, one week after CGTN's license withdrawn in the UK”. CNN. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.
  13. ^ “Anh rút giấy phép kênh CGTN, Trung Quốc cáo buộc BBC đưa 'tin giả'”. znews.vn. 5 tháng 2 năm 2021. Truy cập ngày 2 tháng 7 năm 2022.
  14. ^ “Chinese video for Hong Kong anniversary shows PLA troops with new mortar”. South China Morning Post (bằng tiếng Anh). 30 tháng 6 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 7 năm 2022.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về BBC.
  • Trang chính thức của BBC (tiếng Anh)
  • BBC News Tiếng Việt
  • BBC News World Edition (Tin tức Quốc tế BBC) (tiếng Anh)

Từ khóa » Tiếng Anh Của Từ Phát Thanh Viên