Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Là Gì? Đặc điểm Của Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt
Có thể bạn quan tâm
Contents
- 1 Bể lọc sinh học nhỏ giọt là gì? Khái niệm bể lọc sinh học chính xác nhất!
- 2 Phân loại bể lọc sinh học nhỏ giọt hiện nay:
- 3 Cấu tạo của bể lọc nước sinh học nhỏ giọt:
- 3.1 1. Cấu tạo bể lọc nhỏ giọt có lớp vật liệu ngập trong nước thải:
- 3.2 2. Cấu tạo bể lọc nước thải nhỏ giọt Biophin:
- 4 Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
- 5 Ưu và nhược điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
- 5.1 Ưu điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
- 5.2 Nhược điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
Bể lọc sinh học nhỏ giọt là gì? khá nhiều người còn mông lung về loại bể xử lý chất thải này. Chính vì vậy, để có thể hiểu chỉ tiết về bể lọc sinh học là gì?, nguyên lý hoạt động của nó ra sao? các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết nhất nhé!
Liên Há»: 0333088889Xem thêm: Bể UASB là gì? những điều cần biết về bể UASB
Bể lọc sinh học nhỏ giọt là gì? Khái niệm bể lọc sinh học chính xác nhất!
Bể lọc sinh học nhỏ giọt là loại bể lọc sinh học với vật liệu tiếp xúc không ngập nước. Biôphin nhỏ giọt dung để xử lý sinh hóa nước thải hoàn toàn với hàm lượng BOD của nước sau khi xử lý đạt 15 mg/l. Bể lọc sinh học nhỏ giọt đã được dùng để xử lý nước thải hơn 100 năm qua. Bể lọc nhỏ giọt đầu tiên xuất hiện ở Anh năm 1893, hiện nay được sử dụng ở hầu khắp các nước với các trạm xử lý nước thải công nghiệp công suất nhỏ.
Phân loại bể lọc sinh học nhỏ giọt hiện nay:
Hiện nay trên thị trường có 2 loại bể lọc sinh học nhỏ giọt đó là:
- Lọc nhỏ giọt có lớp vật liệu ngập trong nước thải
- Lọc nhỏ giọt có lớp vật liệu không ngập trong nước thải(hay còn gọi là bể lọc nhỏ giọt biophin)
Cấu tạo của bể lọc nước sinh học nhỏ giọt:
1. Cấu tạo bể lọc nhỏ giọt có lớp vật liệu ngập trong nước thải:
- Nước thải được đưa vào bể lọc theo phương nằm ngang chảy qua khe hở của lớp vật liệu lọc.
- Đáy bể được thiết kế các lỗ để thu nước thải sau khi chảy qua lớp vật liệu lọc.
- Trong lớp vật liệu lọc BOD bị khử chuyển hóa NH4+ NO3-.
Vị trí của lọc nhỏ giọt trong hệ thống xử lý nước thải: Trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải, các bộ lọc nhỏ giọt thường xếp giữa bể lắng thứ cấp và hệ thống làm trong nước như hình dưới đây. Quá trình này là phương pháp xử lý màng sinh học cố định được thiết kế để triệt tiêu BOD và chất rắn lơ lửng.
2. Cấu tạo bể lọc nước thải nhỏ giọt Biophin:
- Các vật liệu có độ rỗng và diện tích lớn nhất (nếu có thể).
- Nước thải được phân phối đều trên bề mặt vật liệu.
- Nước thải sau khi tiếp xúc với vật liệu tạo thành các hạt nhỏ chảy thành màng nhỏ luồng qua khe hở của lớp vật liệu lọc.
- Ở bề mặt vật liệu lọc các khe hở giữa chúng các cặn bẩn được giữ lại tạo thành màng – Màng sinh học.
- Lượng oxi cần thiết để oxi hóa chất bẩn đi từ đáy lên.
- Những màng vi sinh đã chết sẽ đi cùng nước thải ra khỏi bể.
Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến: Giải pháp cho các bài toán xử lý nước thải bệnh viện. Mô hình xử lý: bể lọc sinh học với vật liệu lọc tiếp xúc không ngập nước. Nước thải đưa vào xử lý được phân thành các màng nhỏ chảy qua lớp vật liệu đệm sinh học, dưới tác dụng của các vi sinh vật phân hủy hiếu khí trên lớp màng vật liệu các chất hữu cơ có trong nước thải được loại bỏ. Toàn bộ quá trình xử lý sinh học diễn ra trong tháp dạng kín có thông khí tự nhiên, do vậy, không phải sục khí bằng máy bơm khí như các công nghệ khá mà vẫn đảm bảo duy trì được sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật. Nước thải sau quá trình xử lý được tách bùn tại bể lắng Lamell và đưa vào bể khử trùng trước khi ra khỏi hệ thống. Bùn thải được xử lý ở bể phân hủy yếm khí. Ưu điểm của công nghệ mới này là chi phí đầu tư thấp; tốn ít diện tích đất cho xây dựng bể xử lý; quy trình vận hành đơn giản và hoàn toàn tự động; vật liệu và thiết bị cho hệ thống đều sẵn có trong nước. Hiện nay, công nghệ đã được chuyển giao đưa vào thi công lắp đặt tại một số bệnh viện, các nhà máy chế biến thực phẩm và cho kết quả tốt. Có thể nói, đây là giải pháp cho bài toán môi trường tại các bệnh viện hiện nay.
Ưu và nhược điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
Ưu điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
- Quá trình oxi hóa rất nhanh nên rút ngắn được thời gian xử lí.
- Điều chỉnh được thời gian lưu nước và tốc độ dòng chảy.
- Xử lí hiệu quả nước cần có quá trình khử nitrat hoặc phản nitrat hóa.
- Nước ra khỏi bể lọc sinh học thường ít bùn cặn hơn bể aroten.
- Tải trọng thủy lực cao, chịu được sự thay đổi đột ngột từ nước đầu vào
Nhược điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt:
- Không khí ra khỏi bể lọc thường có mùi hôi thối.
- Khu vực xung quanh bể thường có nhiều ruồi muỗi.
- Chi phí đầu tư, bảo trì cao.
- Hay xảy ra hiện tượng tắc nghẽn.
Với những thông tin chúng tôi vừa chia sẻ ở trên. Hy vọng là các bạn sẽ phần nào hiểu hơn về bể lọc sinh học nhỏ giọt này.
Nguyễn Văn ThôngXem thêm: Bể Aerotank là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể Aerotank
Tôi là nhân viên môi trường Hà Nội từ năm 22-01-2011 nay chuyên về lĩnh vực hút bể phốt, thông tắc cống, hầm cầu nên tôi quyết định tạo trang blog này chia sẽ những kiến thức hữu ích của tôi biết tại Blog.
Mọi thắc mắc góp ý cứ gửi về
Hotline : 0333088889
Email : hbptrongoi@gmail.com
Từ khóa » Cấu Tạo Của Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt
-
Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động
-
Bể Lọc Sinh Học Cao Tải: Cấu Tạo Và Nguyên Lý Hoạt động - Xử Lý Nước
-
Bể Lọc Sinh Học Là Gì? Cấu Tạo,phân Loại Bể Trong Xử Lý Nước Thải
-
Bể Lọc Sinh Học Là Gì? Phân Loại, Nguyên Lý Hoạt động
-
Bể Lọc Sinh Học Là Gì? Các Loại Bể Lọc Sinh Học Thông Dụng
-
Công Nghệ Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Xử Lý Nước Thải
-
Tất Tần Tật Về Công Nghệ Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt.
-
Công Nghệ Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt - Phần 1 - Thuận Phú Group
-
Bể Lọc Sinh Học Trong Xử Lý Nước Thải - Nước Lành
-
Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt | Nguồn Sống Xanh
-
Tìm Hiểu Về Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bể ...
-
Công Nghệ Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Xử Lý Nước Thải - Bách Khoa
-
Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt, ưu Nhược điểm Của Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt.