Công Nghệ Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Xử Lý Nước Thải

6543 Lượt xem - Update nội dung: 13-07-2020 16:39

Đã kiểm duyệt nội dung

Ở một số bài viết trước, công ty môi trường Hợp Nhất đã giới thiệu đến bạn đọc cũng như Quý khách hàng – Qúy doanh nghiệp về quy trình xử lý của công nghệ sinh học xử lý nước thải hay cấu tạo của các bể: hiếu khí, kỵ khí, hiếu – kỵ khí,…

Hôm nay, ở bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn thêm một công nghệ sử dụng phương pháp sinh học nữa là: công nghệ sinh học nhỏ giọt còn được gọi với cái tên là Biofilter. Hy vọng rằng sau bài viết này, Quý doanh nghiệp có thêm sự lựa chọn mới để vừa xây dựng hệ thống xử lý nước thải của mình đạt tiêu chuẩn xả thải vừa tối ưu được chi phí đầu tư.

Đặc điểm của công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt - Biofilter

Công nghệ sinh học lọc nhỏ giọt là phương pháp sử dụng loại bể lọc sinh học có đặc điểm là các vật liệu tiếp xúc không được ngập nước.

Biophin nhỏ giọt dùng trong quá trình xử lý sinh hóa nguồn nước thải ô nhiễm hoàn toàn với thành phần và hàm lượng chất BOD của nước thải sau khi xử lý đạt 15 mg/l.

công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt xử lý nước thải

Bể biophin được xây dựng dưới dạng hình chữ nhật hay hình tròn có đáy kép và tường đặc. Đáy trên là một tấm đan đỡ các lớp vật liệu lọc, đáy dưới liền khối và phải không thấm nước. Chiều cao giữa hai lớp đáy dao động vào khoảng 0,4-0,6 m, đồng thời độ dốc hướng theo về máng thu I >= 0,01. Tường đặc của bể được làm cao hơn các lớp vật liệu lọc khoảng 0,5 m. Độ dốc của máng thu được thiết kế theo kết cấu và chiều dài của máng, nhưng vẫn phải đảm bảo là lớn hơn 0,0005.

Ngoài ra thì kích thước của lớp vật liệu lọc không được lớn hơn 25-30 mm và lưu ý rằng tải trọng tưới nước phải nhỏ 0,5-1,0 m3/(m3.VLL)

Các vật liệu lọc phải có độ rỗng và diện tích của mặt tiếp xúc trong cùng đơn vị thể tích phải là lớn nhất trong các điều kiện có thể. Nước đến lớp vật liệu lọc được chia thành các dòng hay các hạt nhỏ chảy thành các lớp mỏng khác nhau đi qua khe hở của lớp vật liệu lọc, đồng thời cũng cần đảm bảo tiếp xúc với các màng sinh học trên bề mặt vật liệu và được làm bởi các vi sinh vật của màng phân hủy hiếu khí và kỵ khí các thành phần của chất hữu cơ có trong nước.

Thành phần các chất hữu cơ sau khi phân hủy ở bể hiếu khí sinh ra CO2 và nước còn quá trình phân hủy ở bể kị khí phát sinh CH4 và CO2 có vai trò làm tróc các màng ra khỏi vật liệu mang để cuốn trôi theo dòng nước. Cùng với đó thì tại mặt giá mang là lớp vật liệu lọc lại sẽ hình thành các lớp màng mới.

Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều lần và hiện tượng này cũng theo đó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Kết quả của quá trình này là BOD có trong nguồn nước thải bị các vi sinh vật sử dụng làm chất dinh dưỡng và qua các quá trình phân hủy kỵ khí - hiếu khí: nước thải sẽ được làm sạch trước khi xả thải.

công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt xử lý nước thải

Một số lưu ý khi xử lý nước thải bằng công nghệ lọc sinh học

  • Nước thải ô nhiễm trước khi được đưa vào quy trình xử lý ở lọc phun (nhỏ giọt) cần phải qua hệ thống xử lý sơ bộ để tránh bị tắc nghẽn tại các khe trong vật liệu lọc.
  • Nước thải sau khi xử lý ở lọc sinh học thường chứa nhiều các chất lơ lửng bởi các mảnh vỡ của màng sinh học bị nước cuốn theo, vì vậy cần phải đưa vào bể lắng 2 và lưu ở đây một thời gian thích hợp vừa đủ để lắng cặn. Nước thải sau khi xử lý từ lọc sinh học thường chứa ít bùn cặn hơn ra từ aeroten.
  • Nồng độ bùn cặn ở quá trình lọc sinh học này thường nhỏ hơn 500 mg/l, không xảy ra một số hiện tượng lắng hạn chế và tải trọng bề mặt của bể lắng 2 sau lọc sinh học thường dao động vào khoảng 16-25 m3/m2.ngày.

​Chi tiết về công nghệ xử lý nước thải lọc sinh học nhỏ giọt này, hay những thắc mắc về dịch vụ xử lý nước thải tại Hợp Nhất, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0938.089.368 hoặc gửi về email để được hỗ trợ tư vấn.

Từ khóa » Cấu Tạo Của Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt