Tìm Hiểu Về Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt Và Nguyên Lý Hoạt động Của Bể ...

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là bể như thế nào? Trong số chúng ta có rất nhiều người chắc chắc không hiểu và cũng không biết nó là gì. Bể lọc sinh học thường được sử dụng ở các hệ thống xử lý nước thải đặc biệt là ở ngành y tế.

Vậy bể lọc sinh học nhỏ giọt là gì? nguyên lý hoạt động của nó như thế nào? Nó có tầm quan trọng như thế nào đối với công nghệ xử lý nước thải như thế nào? Để muốn biết thêm thông tin về bể thì hãy theo dõi bài viết của chúng tôi dưới đây.

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là gì?

Bể lọc sinh học nhỏ giọt là bể trong các mô hình xử lý nước thải với vật liệu tiếp xúc không ngập nước. Với Biophin nhỏ giọt dùng để chúng ta xử lý hóa nước thải hoàn toàn với giảm hàm lượng BOD của nước sau khi bể xử lý đạt 15mg/l. Bể sinh học là công trình được con người tạo ra, xử lý nước thải qua một lớp vật liệu rắn được bao bọc bằng một lớp vi sinh vật thuật tính.

Bể lọc sinh học nhỏ giọt đã được sử dụng để xử lý nước thải trong nhiều năm trở lại đây. Bể lọc nhỏ giọt đầu tiên được một người Anh phát minh ra vào năm 1893, hiện nay được sử dụng ở hầu hết trên toàn thế giới, và được sử dụng khá nhiều tại các trạm xử lý nước thải y tế công suất nhỏ và vừa.

bể lọc sinh học nhỏ giọt chất lượng nhất

Cấu tạo của bể lọc sinh học nhỏ giọt

Hiện nay đang có 2 loại bể lọc sinh học với những cấu tạo khác nhau và cũng có những ưu điểm khác nhau.

Bể lọc sinh học có cấu tạo như sau:

  • Phần chứa vật liệu lọc
  • Hệ thống điều khiển nước đảm bảo nước chảu toàn bộ bề mặt bể
  • Hệ thống thu và dẫn nước đi sau khi lọc xong
  • Hệ thống dẫn và phân phối khí cho bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học nhỏ giọt có cấu tạo như sau:

  • Bể lọc vận tốc chậm
  • Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh
  • Bể lọc cao tốc
  • Bể lọc thô
  • Bể lọc hai pha

Vị trí của bể lọc sinh học nhỏ giọt trong hệ thống xử lý nước thải y tế: Trong hầu hết các hệ thống xử lý nước thải thì các bộ lọc nhỏ giọt thường xếp giữa bể lắng thứ cấp của hệ thống. Quá trình này là phương pháp xử lý màng sinh học cố định được tạo ra để tiêu diệt và giảm chỉ số BOD và các dòng chất rắn lơ lửng có trong nước thải.

Bể lọc vận tốc chậm Có hình trụ hoặc hình chữ nhật, hệ thống nước thải được nạp nước thải theo chu kỳ. Và chỉ có khoảng 0.6 đến 1.2m nguyên liệu lọc ở phía trên có thêm bùn hoạt tính sinh vật. Còn ở lớp dưới thì có thêm các vi khuẩn nitrat hóa. Khử bỏ BOD trong nước thải và cũng cho ra nước thải nitrat cao.

Bể lọc cao tốc

Có lưu lượng nạp nước thải, và chất thải có độ hữu cơ cao. Khác với bể lọc vận tốc nhanh ở điểm có chiều sâu cột lọc.

Nguyên liệu lọc ở đây là plastic, do đó thường nhẹ hơn đá sỏi của nước thải

Bể lọc thô

Lưu lượng nạp chất hữu cơ của bể này lớn hơn 1,6kg/m3.d, lưu lượng nước thải của bể là 187m3/m2.d là bể lọc thô. Dùng để xử lý sơ bộ nước thải trong bể trước khi được đưa đến giai đoạn xử lý thứ cấp.

Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh

Ở bể này thì thường có hình trụ tròn, lưu lượng nạp chất hữu cơ cao hơn. Nước thải được bơm hoàn lưu liên tục để trở lại bể lọc và nạp liên tục nước vào bể. Việc hoàn lưu nước thải, giảm được các vấn đề liên quan đến mùi hôi và ruồi Pyschoda.

Bể lọc hai pha

Thường được sử dụng để xử lý nước thải có hàm lượng chất ô nhiễm cao vượt mức cho phép. Và cần nitrat hóa đạm trong nguồn nước thải này. Ở giữa 2 bể lọc thường được trang bị thêm bể lắng, để loại bỏ bớt chất rắn sinh ra trong bể lọc đầu tiên. Bể lọc đầu tiên thường dùng để khử bớt BOD còn bể thứ hai thì để nitrat hóa nước thải.

toàn cảnh bể lọc sinh học

Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học nhỏ giọt

Công nghệ lọc sinh học nhỏ giọt cải tiến: Giải pháp cho các bài toán xử lý nước thải bệnh viện.

Mô hình xử lý: Bể lọc sinh học với vật liệu lọc được tiếp xúc không ngập nước.

Nước thải đưa vào xử lý được phân thành các màng lọc nhỏ chảy qua lớp vật liệu đệm từ sinh học. Dưới tác dụng của các loại vi sinh vật phân hủy hiếu khí trên lớp màng vật liệu lọc và các chất hữu cơ có trong nước thải hoàn toàn được loại bỏ.

Toàn bộ quá trình xử lý theo phương pháp sinh học được diễn ra trong tháp dạng kín có thông thoát khí tự nhiên, vì thế nên không cần phải trang bị máy sục khí hay bất cứ công nghệ tạo khí nào cả. Nhưng vẫn duy trì được lượng sinh vật chất lượng và phát triển vô cùng nhanh chóng.

Nước thải sẽ được tách bùn tại bể lắng và đưa vào bể khử trùng để đi ra khỏi hệ thống. Bùn thải được xử lý ở bể phân hủy yếm khí của hệ thống.

Hiện nay, công nghệ này đã được lắp đặt trại một số bệnh viện và trạm y tế, các nhà máy chế biến thức phẩm và đã đem lại kết quả khá tốt. Đây sẽ là giải pháp cho bài toán xử lý nước thải y tế tại bệnh viện hiện nay.

Ưu và nhược điểm của bể lọc sinh học nhỏ giọt

Ưu điểm của bể lọc sinh học cao tải

  • Quá trình oxy hóa rất nhanh nên có thể rút ngắn được thời gian xử lý
  • Điều chỉnh được thời gian lưu nước và tốc độ dòng chảy của nước thải
  • Xử lý tốt các dạng nước thải cần nitrat hóa
  • Nước được đưa ra khỏi bể sẽ ít bùn và cặn hơn
  • Chịu được sự thay đổi đột ngột khi đổ nước thải vào

Nhược điểm của bể

  • Chi phí đầu tư cao
  • Nguy cơ tắc nghẽn cao
  • Khí thoát ra thường có mùi hôi và gây khó chịu
  • Là nơi cư trú của các loại ruồi muỗi gây bệnh

Xem thêm >>> COD trong nước thải là gì?

Trên đây là những thông tin chúng tôi muốn đưa tới cho bạn về bể lọc sinh học nhỏ giọt cũng với nguyên lý hoạt động của bể. Chúng tôi mong rằng với những thông tin chúng tôi mang lại sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về các hoạt động của bể. Nếu gặp nó bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn kỹ lưỡng hơn.

 

Từ khóa » Cấu Tạo Của Bể Lọc Sinh Học Nhỏ Giọt