Bé Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Hiện Tượng Gì? Xử Lý Ra Sao?
Có thể bạn quan tâm
Bé nóng đầu nhưng không sốt là tình trạng khá phổ biến. Đứng trước điều này, nhiều bậc cha mẹ không biết xử lý hiện tượng này thế nào? Liệu đây có phải dấu hiệu của một bệnh lý gì không? và cách xử lý tình trạng này thế nào? Hãy theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp.
Giải thích hiện tượng bé nóng đầu nhưng không sốt
Hiện tượng bé nóng đầu nhưng không sốt thường xảy ra khi bé đang ngủ hoặc bất cứ thời điểm nào trong ngày. Rất nhiều trẻ có biểu hiện nóng đầu, nhưng tay chân lại mát, khi kẹp nhiệt kế để kiểm tra lại không hề sốt. Điều này khiến phụ huynh vô cùng lo lắng, không biết phải làm sao. Liệu đây có phải dấu hiệu của một bệnh kỳ nào đó không?
Có 4 nguyên nhân để giải thích cho hiện tượng bé nóng đầu nhưng không sốt. Cụ thể như sau:
- Do trẻ bị nóng đầu: Trẻ nhỏ thường có thân nhiệt nóng hơn so với người lớn. Bởi vậy, khi đưa tay sờ lên trán trẻ bạn sẽ cảm thấy nóng, nhưng thực tế bé lại không hề bị sốt. Hiện tượng này có thể là do đánh giá chủ quan của cha mẹ, thực chất bé không bị sao hết
- Do trẻ nhiệt, chảy máu chân răng: Đây là tình trạng khá phổ biến ở trẻ khiến thân nhiệt của trẻ tăng lên nhưng lại không phải là sốt
- Do thời tiết thay đổi: Cơ thể của trẻ dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường. Vì vậy, vào thời tiết nóng bức, thân nhiệt phát ra từ người trẻ sẽ cao hơn bình thường Hoặc do trẻ chạy nhảy, nô đùa nhiều bên ngoài khiến người nóng lên chứ thực chất không hề bị sốt
- Có thể trẻ chưa có hiện tượng, đầu mới chỉ nóng: Hiện tượng bé nóng đầu nhưng không sốt rất có thể là do lúc này cơ thể trẻ đã bị nhiễm virus. Chúng đang trong quá trình khởi phát cơ chế miễn dịch. Thông thường, biểu hiện ban đầu của bệnh là nóng đầu, kèm theo sổ mũi, hắt hơi, ho,… Mẹ cần theo dõi các biểu hiện của con để có biện pháp điều trị kịp thời
Các mẹ cần biết rằng, sốt là dấu hiệu mà cơ thể phản kháng lại với các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus. Vì vậy, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy hệ miễn dịch của trẻ đang phát huy đúng khả năng. Mẹ không nên quá lo lắng với hiện tượng này.
Khi trẻ có dấu hiệu nóng đầu, mẹ kẹp nhiệt độ, nếu nhiệt kế hiển thị từ 36 đến 37 độ C thì trẻ hoàn toàn bình thường. Trẻ sẽ bị sốt nếu nhiệt kế chỉ từ 37.5 độ C.
Tham khảo thêm:
- 11 Cách Hạ Sốt Cho Trẻ Bằng Phương Pháp Dân Gian Ngay Tại Nhà
Giải pháp khắc phục hiện tượng bé nóng đầu nhưng không sốt
Để khắc phục tình trạng bé nóng đầu nhưng không sốt, mẹ hãy áp dụng một số cách dưới đây:
Trang phục
Trẻ có nhu cầu vận động và vui chơi rất cao, vì vậy mẹ hãy chọn cho bé những bộ quần áo thoáng mát, chất liệu vải co giãn, dễ thấm hút để giữ cho cơ thể trẻ luôn khô ráo.
Vệ sinh môi trường sống
Môi trường sống xung quanh nên được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt là phòng ngủ của bé, cần được thoáng khí, nên mở cửa sổ vào một số thời điểm trong ngày để đón không khí ngoài trời.
Vệ sinh thân thể
Bé cần được vệ sinh, tắm rửa mỗi ngày. Nhất là khi bé vừa vui chơi ở ngoài trời nắng, mẹ cần lau người và thay quần áo cho bé. Khi tắm rửa cho trẻ, dù là thời tiết mùa hè thì mẹ cũng nên sử dụng nước ấm để vệ sinh thân thể cho bé. Điều này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
Hạn chế cho bé đi ngoài trời nắng
Việc chơi đùa ngoài trời nắng trong một thời gian dài có thể khiến trẻ bị nóng đầu, thậm chí trẻ còn có thể bị sốt, cảm, ho,…. Nhiều mẹ thường có quan niệm sai lầm rằng, tắm nắng sẽ giúp trẻ hấp thu vitamin D cũng như giúp bé đỡ xanh xao, nhợt da. Tuy nhiên, giờ tắm nắng tốt nhất cho trẻ chỉ kéo dài khoảng vài tiếng vào buổi sáng sớm (6h – 8h sáng) và chiều tà (5h – 6h chiều). Cho trẻ phơi nắng vào những thời điểm khác bé sẽ bị hứng nắng độc, gây hại cho cơ thể.
Xem thêm: Cách hạ sốt cho trẻ bằng rau diếp cá và lưu ý cần biết
Bổ sung dinh dưỡng thích hợp
Trẻ sơ sinh cần được bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu. Đồng thời mẹ cũng cần có chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng cường chất lượng sữa, giúp con bổ sung vi chất tăng kháng thể và phát triển khỏe mạnh. Dưới đây là một số thực phẩm có tính mát mà mẹ nên bổ sung:
Mẹ nên dung nạp các loại rau củ quả như: cam, quýt, thanh long, rau má, bí đỏ, bí đao, cải đắng, cải ngọt,… Những loại thực phẩm này không chỉ chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà còn có khả năng làm mát cơ thể, giải độc, đặc biệt rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ giúp bé tăng hấp thụ.
Bên cạnh những thực phẩm nên ăn, mẹ cũng cần hạn chế sử dụng các loại đồ ăn như: Thức ăn nhanh, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, tôm, cá biển, cua, ớt, xoài, sầu riêng, mít,…
Trên đây là những thông tin xoay quanh triệu chứng bé nóng đầu nhưng không sốt. Qua đây, hy vọng các bậc phụ huynh đã trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức, làm phong phú thêm cuốn “cẩm nang nuôi dạy con yêu”. Chúc bé luôn khỏe mạnh và chóng lớn!
Nên đọc thêm:
- Danh sách đồ sơ sinh cần sắm đầy đủ và tiết kiệm
- 11 nguyên nhân gây đau bụng quanh rốn ở trẻ và cách xử lý
- Giải mã 6 tư thế ngủ của trẻ thông minh
Từ khóa » đầu Nóng Chân Tay Bình Thường
-
Cách Chăm Sóc ĐÚNG Khi Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh đầu Nóng - Fitobimbi
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sốt Cao Lạnh Tay Chân - Hapacol
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Phân Biệt 6 Loại Sốt ở Trẻ Em, Ba Mẹ Cần Nắm | Jio Health
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng đầu Và Cách Xử Lý
-
Bé Bị Nóng Lòng Bàn Tay Và Lòng Bàn Chân Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Trẻ Sốt Chân Tay Lạnh Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không? - MarryBaby
-
Trẻ Sốt Không Rõ Nguyên Nhân Cha Mẹ Phải Làm Gì?
-
Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh Đầu Nóng - Pharma Kids
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Sốt Về Chiều ở Trẻ Em Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Khi Nào Thì Bị Sốt Nóng Lạnh Và ăn Gì để Mau Khỏi?
-
Cha Mẹ Làm Những Việc Này Khi Trẻ Sốt Có Thể Khiến Con Mất Mạng
-
Bé Bị Nóng đầu Nhưng Không Sốt Thì Phải Làm Sao?
-
Cách Xử Lý Trẻ Sốt Cao Chân Tay Lạnh