Cách Chăm Sóc ĐÚNG Khi Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh đầu Nóng - Fitobimbi
Có thể bạn quan tâm
Một trong những triệu chứng phổ biến khiến trẻ khó chịu và các bậc phụ huynh vô cùng lo lắng đó là “trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng”. Bài viết này của Fitobimbi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, cách hạ sốt cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh.
- Trẻ sơ sinh bị sốt mẹ nên ăn gì, kiêng gì để con hết bệnh?
- Trẻ bị sốt nên ăn cháo gì?
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là gì?
Hệ miễn dịch của trẻ sẽ tạo kháng thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể, thân nhiệt của trẻ tăng cao, hay còn gọi là sốt. Khi đó, hệ thần kinh trung ương sẽ điều khiển để nhiệt thoát ra ngoài qua da bằng cách phóng các chất làm cho mạch máu ở tay và chân co lại.
Trẻ sẽ có biểu hiện sốt, chân tay lạnh và đầu nóng. Thông thường, cơn sốt đến một mức độ giới hạn thì mạch máu sẽ giãn ra, tay chân không còn lạnh và đầu không bị nóng nữa. Ngoài ra, trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng còn có thể do mắc một số bệnh cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.
Nguyên nhân trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có thể do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân thường được đề cập đến bao gồm:
Nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến gây sốt cao ở trẻ em. Trẻ có thể bị sốt cao do nhiễm trùng, đặc biệt là các bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa hoặc tai mũi họng.
Sốt do phản ứng miễn dịch: Khi cơ thể trẻ chiến đấu chống lại nhiễm trùng, hệ miễn sẽ phản ứng bằng cách tăng nhiệt độ để tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Theo đó, nhiệt độ ở phần trên cơ thể như đầu sẽ tăng lên, trong khi mạch máu ở tay, chân co lại để giữ nhiệt dẫn đến tay, chân bị lạnh.
Một số nguyên nhân khác: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có thể do mọc răng, say nắng… Cũng có trẻ sau khi tiêm chủng, cơ thể sẽ phản ứng với kháng nguyên trong vắc-xin bằng cách kích hoạt hệ miễn dịch và gây sốt.
Triệu chứng trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng ở mức độ nhẹ thường sẽ kèm theo một số triệu chứng, cụ thể như sau:
- Thân nhiệt dưới 38 độ C
- Môi, lưỡi không bị khô
- Chân, tay chỉ hơi lạnh
- Màu sắc da vẫn bình thường
- Trẻ tỉnh táo, nói cười bình thường
- Khả năng ăn uống có thể như ngày bình thường
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng mức độ nghiêm trọng sẽ kèm theo một số biểu hiện như:
- Tay, chân lạnh hơn so với những phần còn lại của cơ thể
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao (trên 39 độ C), đặc biệt là vùng đầu, trán, cổ
- Da mặt của trẻ tím tái, môi, má có thể đỏ hơn bình thường
- Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, cơ thể mềm, ngủ li bì, đổ mồ hôi nhiều, khóc liên tục
- Mắt lõm, môi và lưỡi khô hơn, ngực lõm, bụng phình ra khi thở, có thể thở nhanh hơn ngày thường
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có nguy hiểm không?
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nếu không được chăm sóc đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Mất nước: Mất nước nghiêm trọng sẽ khiến trẻ bị sốc, ảnh hưởng đến tuần hoàn và chức năng của các cơ quan khác. Cơ thể thiếu nước cũng có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận, gây suy thận cấp tính, hoặc mất nước kèm theo mất điện giải có thể gây rối loạn nhịp tim và co giật.
Co giật: Những cơn co giật dưới 5 phút thường không ảnh hưởng đến não cũng như các vấn đề sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, nếu cơn co giật kéo dài hơn 5 phút có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng do thiếu oxy hay rối loạn tuần hoàn.
Rối loạn hô hấp: Rối loạn hô hấp do sốt cao rất nguy hiểm, có thể gây thiếu oxy cho các cơ quan trong cơ thể, tổn thương não và nội tạng, suy hô hấp, viêm phổi, co giật, sốc nhiễm trùng, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Ảnh hưởng đến não: Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến não (thiếu oxy lên não, tổn thương, phù não, trí tuệ kém phát triển, vận động, hành vi kém hơn trẻ khác…) và các cơ quan khác trong cơ thể.
Tử vong: Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn đến sốc nhiễm trùng, suy hô hấp, phù não, rối loạn tuần hoàn, mất nước, rối loạn điện giải, co giật kéo dài, thậm chí là tử vong.
Khi nào nên đưa trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng đến bệnh viện?
Trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy, khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị, tránh biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng. Cụ thể:
- Trẻ sốt trên 38 độ C, ngủ li bì, lừ đừ, khó đánh thức
- Trẻ sốt cao, nôn nhiều, chân tay lạnh, run hoặc xuất hiện co giật
- Trẻ bị chảy máu cam, chảy máu ở lợi, có thể nôn ra máu, phát ban
- Phía thóp trước của trẻ bị phồng lên, cổ có dấu hiệu cứng lại
- Nếu trẻ sốt đến ngày thứ 3, 4 và chân tay lạnh, cha mẹ cần đưa ngay đến bệnh viện
- Trẻ không bú, không ăn hay uống bất cứ thứ gì, da tím tái, phân có màu đen như bã cà phê
Cách hạ sốt và chăm sóc cho trẻ đầu nóng chân tay lạnh
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng, cha mẹ nên biết cách xử lý đúng đắn để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là các bước cụ thể giúp hạ sốt cho trẻ trong tình huống này để cha mẹ tham khảo.
- Lấy khăn hoặc chăn mỏng quấn cho chân tay của trẻ để giữ ấm và cải thiện lưu thông máu. Tuy nhiên, không nên quấn quá chặt và nhiều lớp gây khó chịu cho trẻ.
- Dùng nước ấm lau người và cho trẻ uống nhiều nước để tránh tình trạng mất nước, đồng thời giúp hạ thân nhiệt và trẻ cảm thấy dễ chịu.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, không nên tự ý cho trẻ dùng aspirin vì có thể gây nguy hiểm.
- Thường xuyên đo nhiệt độ của trẻ, cho trẻ mặc quần áo thoáng mát và nghỉ ngơi nhiều hơn.
Cách phòng tránh trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hợp lý, giữ ấm cơ thể đúng cách, tiêm phòng đầy đủ, thường xuyên theo dõi sức khỏe, khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục thể thao… là một số vấn đề chính mà cha mẹ nên chú ý để giảm nguy cơ trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng.
Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống: Hướng dẫn trẻ rửa tay bằng xà phòng, nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, đảm bảo môi trường sống của trẻ luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chú ý đảm bảo chế độ ăn uống của trẻ được cân bằng với đầy đủ nhóm thực phẩm như chất xơ, khoáng chất, protein, vitamin. Thêm nữa, nên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày để duy trì sự cân bằng điện giải và ngăn ngừa tình trạng thiếu nước.
Giữ ấm cơ thể đúng cách: Cho trẻ mặc quần áo phù hợp với thời tiết, chú ý giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh và thoáng mát trong mùa nóng. Đồng thời, đảm bảo nhiệt độ phòng của trẻ luôn dễ chịu, không quá nóng cũng không quá lạnh.
Theo dõi sức khỏe: Thường xuyên theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ, nhất là khi cơ thể có dấu hiệu không được khỏe như những ngày thường. Cha mẹ cũng nên đặc biệt chú ý khi trẻ có các triệu chứng bất thường như mệt mỏi, lờ đờ, khó thở…
Rèn luyện thể dục thể thao: Các hoạt động thể dục thể thao sẽ giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể của trẻ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên đảm bảo trẻ có được giấc ngủ chất lượng để cơ thể phục hồi và phát triển toàn diện.
Tiêm phòng đầy đủ: Đảm bảo trẻ được tiêm phòng đầy đủ theo lịch tiêm chủng quốc gia. Các loại vaccine quan trọng bao gồm vaccine phòng cúm, sởi, thủy đậu và một số vaccine phòng bệnh lý khác có thể gây sốt cao.
Điều trị kịp thời các bệnh lý: Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý tiềm ẩn. Nếu trẻ bị bệnh, nên điều trị kịp thời và đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh biến chứng nguy hiểm.
Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây nhiễm: Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người hay tiếp xúc với nguồn lây nhiễm khác, nhất là trong mùa dịch. Hướng dẫn trẻ đeo khẩu trang và dùng nước sát khuẩn tay khi ra ngoài hay tiếp xúc với người bệnh.
Giáo dục trẻ các biện pháp phòng ngừa: Dạy trẻ những kiến thức cơ bản về cách phòng tránh bệnh, như rửa tay đúng cách, không tiếp xúc gần với người bệnh. Ngoài ra, khuyến khích trẻ nghiêm túc thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân hằng ngày.
Hiểu rõ nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị sốt chân tay lạnh đầu nóng là điều quan trọng giúp cha mẹ chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của con một cách hiệu quả. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho con yêu.
Nên đọc thêm:
- Trẻ tiêm phòng không bị sốt có tốt không?
- Trẻ em bao nhiêu độ là sốt? Nhiệt độ cơ thể trẻ em là bao nhiêu
- Trẻ sốt tay chân lạnh có nên đi tất và đắp chăn không?
Từ khóa » đầu Nóng Chân Tay Bình Thường
-
Bé Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Hiện Tượng Gì? Xử Lý Ra Sao?
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sốt Cao Lạnh Tay Chân - Hapacol
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Phân Biệt 6 Loại Sốt ở Trẻ Em, Ba Mẹ Cần Nắm | Jio Health
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng đầu Và Cách Xử Lý
-
Bé Bị Nóng Lòng Bàn Tay Và Lòng Bàn Chân Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Trẻ Sốt Chân Tay Lạnh Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không? - MarryBaby
-
Trẻ Sốt Không Rõ Nguyên Nhân Cha Mẹ Phải Làm Gì?
-
Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh Đầu Nóng - Pharma Kids
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Sốt Về Chiều ở Trẻ Em Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Khi Nào Thì Bị Sốt Nóng Lạnh Và ăn Gì để Mau Khỏi?
-
Cha Mẹ Làm Những Việc Này Khi Trẻ Sốt Có Thể Khiến Con Mất Mạng
-
Bé Bị Nóng đầu Nhưng Không Sốt Thì Phải Làm Sao?
-
Cách Xử Lý Trẻ Sốt Cao Chân Tay Lạnh