Nhận Biết Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng đầu Và Cách Xử Lý

Trẻ bị nóng đầu

Trẻ bị nóng đầu là dấu hiệu thường gặp mẹ cần theo dõi

Thế nào là trẻ bị nóng đầu

Đôi khi trẻ trẻ thức dậy vào buổi sáng, trưa, chiều, tối hay đêm tỉnh dậy quấy khóc, mẹ đưa tay lên trán con và phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng. Mẹ có thể đo nhiệt độ cho con ngay lúc đấy nhưng chỉ thấy bé bị nóng đầu nhưng không sốt, chân tay có thể vẫn mát, lạnh.

Vì thế khi cảm thấy trẻ bị ấm đầu, nóng đầu chỉ là triệu chứng chủ quan của mẹ, kiểm tra thân nhiệt của con bằng giác quan của mẹ lên vùng trán, đầu của con.

Cảm giác bé bị nóng ở vùng đầu có thể xuất hiện khi nhiệt độ cơ thể bé vẫn bình thường hoặc bé chỉ mới tăng thân nhiệt lên dưới 38 độ. Khi thân nhiệt tăng trên 38 độ thì cảm giác trán trẻ sẽ nóng rực lên.

Bé bị nóng đầu có thể là triệu chứng báo hiệu ban đầu rằng cơ thể trẻ không khỏe, có sự xuất hiện của vi khuẩn, vi rút làm cho thân nhiệt trẻ bắt đầu tăng lên.

Nguyên nhân trẻ bị nóng đầu

Có rất nhiều mẹ cực kì nhạy cảm có thê cảm nhận được sự khác biệt bất thường nhỏ nhất của con nhưng có nhiều mẹ cũng rất hoang mang không biết được tại sao bé bị nóng đầu. Mẹ cùng tham khảo một số nguyên nhân sau đây nhé!

Trẻ bị nóng đầu nhưng không sốt

Đôi khi trẻ hay bị nóng đầu nhưng khi mẹ kiểm tra nhiệt độ thì thân nhiệt bé hoàn toàn bình thường thì đó có thể do:

  • Trẻ sơ sinh bị nóng đầu: Trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có thân nhiệt cao hơn trẻ lớn hơn và người lớn chúng ta. Vì vậy, đôi khi mẹ lúc nào cũng có cảm giác con bị nóng, đầu ấm ấm nhưng thực tế cơ thể trẻ hoàn toàn bình thường không có dầu hiệu bất thường nào.

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu

Trẻ sơ sinh bị nóng đầu có thể do thân nhiệt bình thường ở trẻ

  • Bé nóng đầu do mọc răng: khi đó đầu bé chỉ hơi ấm và chân tay trẻ mát.
  • Bé nô đùa, nghịch ngợm nhiều khiến thân nhiệt tăng lên
  • Không khí nóng hay thời tiết nắng nóng
  • Cơ thể mẹ đang bị nóng nên có thể khi chạm vào con cũng sẽ cảm thấy nóng
  • Bé chưa bị sốt, đầu chỉ ấm ấm: Có thể lúc này bé đã nhiễm các tác nhân vi rút, vi khuẩn và cơ thể đang khới phát cơ chế miễn dịch. Thông thường trẻ sẽ có những triệu chứng kèm theo như hắt hơi, sổ mũi, ho húng hắng và sau đó trẻ sẽ bắt đầu sốt.

Trẻ bị sốt nóng đầu

Khi trẻ bị sốt nóng đầu là khi thân nhiệt trẻ > 38 độ. Trẻ sốt thì do nhiều nguyên nhân nhiễm vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng, nấm khác nhau. Khi sốt thân nhiệt trẻ sẽ tăng cao nhất là vùng đầu, trán vì bộ não là cơ quan nhạy cảm với nhiệt độ nhất.

Các bệnh lý viêm hô hấp như viêm phế quản ở trẻ, viêm phổi, viêm họng, viêm amidan…đều có thể gây nên triệu chứng nóng đầu sốt cho trẻ. Thông thường khi viêm nhiễm hô hấp trẻ sẽ thường bị nóng đầu sổ mũi, ho, đau họng…

Trẻ bị nóng đầu chân tay lạnh

Thông thường khởi phát cơn sốt trẻ sẽ cảm thấy lạnh, nhiệt độ tăng lên dần, toàn thân trẻ sẽ thấy nóng, cuối cùng là vã mồ hôi, toàn thân trẻ mát dần và cắt sốt.

Vì thế đôi lúc mẹ sẽ thấy trẻ nóng đầu nhưng chân tay mát. Khi chân tay trẻ lạnh đầu vẫn nóng, sốt đặc biệt là trẻ trở nên tím tái dần mẹ hãy nhanh chóng đưa ngay trẻ đến bệnh viện để được xử lý.

Khi trẻ mọc răng đầu trẻ cũng hơi ấm và chân tay thì rất mát, trẻ không hề sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.

Trẻ bị nóng đầu phải làm sao?

Khi phát hiện đầu trẻ hơi ấm nóng mẹ thực hiện ngay các bước xử lý sau đây:

  • Kiểm tra thân nhiệt của trẻ bằng nhiệt kế: Cảm giác bằng tay của mẹ có thể không chính xác vì thế mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể trẻ bằng nhiệt kế chuyên dụng để biết được bé có bị sốt hay không
  • Nếu thân nhiệt của trẻ hoàn toàn bình thường, mẹ có thể không cần quá lo lắng nhưng cũng cần theo dõi, kiểm tra xem có thể bé có đang mọc răng không hoặc bé ấm đầu sổ mũi, hắt hơi, ho…thì đó có thể là dấu hiệu báo trước bé có thể khởi phát sốt ngay sau đó. Lúc này mẹ nên chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt paracetamol đúng hàm lượng theo độ tuổi của trẻ đề phòng trẻ bị sốt nóng đầu vào ban đêm. Khi trẻ đơn thuần nóng đầu do thời tiết, nhiệt độ không khí thì nên lau bớt mồ hôi, cho trẻ ngồi nghỉ ở phòng thoáng mát.
  • Nếu bé bị sốt nóng đầu kiểm tra nhiệt độ trên 38,5 độ mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt và theo dõi thêm diễn biến bệnh của trẻ. Hạ nhiệt cho bé bằng cách chườm ấm, cởi bỏ bớt quần áo.
  • Khi trẻ bị sốt nóng đầu chân tay lạnh toát, tím tái mẹ hãy giữ ấm cho bé và đưa ngay tới bệnh viện.
  • Lưu ý khi trẻ nóng đầu mẹ nên tắm cho trẻ bằng nước ấm và tắm nhanh vì có thể khi đó sức đề kháng của trẻ còn yếu trẻ dễ bị nhiễm lạnh.

Nóng đầu là triệu chứng khá thường gặp ở trẻ nhỏ và là dấu hiệu không nên bỏ qua vì đó có thể báo trước những thay đổi bất thường về sức khở của trẻ. Bài viết trên đây hy vọng đã giải đáp đầy đủ cho các mẹ khi bắt gặp triệu chừng trẻ bị nóng đầu cần xử lý ra sao.

Dược sĩ Thu Hà

Từ khóa » đầu Nóng Chân Tay Bình Thường