Cách Xử Lý Trẻ Sốt Cao Chân Tay Lạnh
Có thể bạn quan tâm
- Đối tác Hot
- RSS
- Đăng ký
- Đăng nhập
- Bệnh viện
- Phòng khám
- Bác sĩ
- Gói khám
- Tin sức khoẻ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cẩm nang tiêm chủng
- Tra cứu
- Tra cứu bệnh
- Tra cứu thuốc
- Tra cứu từ điển y khoa
- Tra cứu phẫu thuật
- Tra cứu xét nghiệm y khoa
- Tra cứu thảo dược
- Đối tác Hot
- RSS
- Trang chủ
- Thông Tin Sức Khỏe
- Cách xử lý trẻ sốt cao chân tay lạnh
Mục lục:
- Nội dung chính
- 1. Sốt cao Chân tay lạnh ở trẻ là gì?
- 2. Nguyên nhân khiến bé sốt cao tay chân lạnh
- 3. Các dấu hiệu nhận biết của sốt giúp bạn an tâm rằng con mình bệnh không nặng
- 4. Các dấu hiệu nhận biết của sốt giúp bạn nhận ra rằng con mình đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn
- 5. Cách xử trí và chăm sóc bé sốt tay chân lạnh
- 6. Cách phòng ngừa trẻ bị sốt tay chân lạnh
1. Sốt cao Chân tay lạnh ở trẻ là gì?
Sốt cao là một triệu chứng, chân tay lạnh là hệ quả của sốt. Đa số trẻ sốt tay chân lạnh nằm trong trường hợp này:
- Sốt được tạo ra bởi hệ miễn dịch của cơ thể dưới sự chỉ đạo của trục Não bộ- vùng hạ đồi. Vùng hạ đồi nhận diện có tình trạng nhiễm khuẩn, thì sẽ đặt một “setpoint” bắt cơ thể phải tăng nhiệt độ lên (sốt). Hệ miễn dịch lúc này sẽ phóng thích các chất khiến các mạch máu ở chân và tay co lại, nên bố mẹ sẽ thấy trẻ lạnh tay chân.
- Tuy nhiên, khi cơ thể đã đạt đến con số của “Setpoint” thì mạch máu sẽ dãn ra, bố mẹ sẽ thấy tay chân bé hồng lên, có khi có cả đốm đỏ lấm tấm, bé vã mồ hôi, không cảm thấy lạnh nữa.
Sốt cao và chân tay lạnh là hệ quả của siêu vi.
- Một số trường hợp sốt cao tay chân lạnh lại là dấu hiệu của tình trạng nhiễm siêu vi. Siêu vi tấn công vào Não bộ và các mạch máu nhỏ của tay chân của bé. Đây là một tình trạng nghiêm trọng, bé có thể bị Viêm màng não hoặc một tình trạng nhiễm trùng máu.
- Vì vậy, cách tốt nhất khi gặp trường hợp trẻ bị sốt cao tay chân lạnh bạn phải mang trẻ đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác.
2. Nguyên nhân khiến bé sốt cao tay chân lạnh
Sốt thường xuất phát từ nguyên nhân do sự tấn công của các loại vi – rút, vi khuẩn gây bệnh cho trẻ như: thủy đậu, siêu vi gây cúm, sốt xuất huyết, chân tay miệng,… Một số trẻ sốt là do mọc răng, cảm nắng hoặc sốt sau tiêm.
Trẻ em sốt cao chân tay lạnh kéo dài dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: sốt cao co giật, rối loạn hô hấp,…
3. Các dấu hiệu nhận biết của sốt giúp bạn an tâm rằng con mình bệnh không nặng
- Có màu da bình thường
- Nói chuyện- sinh hoạt bình thường/ cười
- Trẻ tỉnh hoặc nếu bạn gọi thì dậy nhanh chóng và dễ dàng
- Khóc mạnh, phản xạ bình thường
- Môi và lưỡi không khô, không khát nước
4. Các dấu hiệu nhận biết của sốt giúp bạn nhận ra rằng con mình đang trong tình trạng nghiêm trọng hơn
- Con bạn dưới 6 tháng tuổi, sốt trên 39 độ
- Da nhợt nhạt hay thậm chí tím tái
- Không trả lời bạn như bình thường/ không cười/ khóc nhiều trong vài giờ
- Khó đánh thức bé dậy
- Không muốn làm gì, nằm im lìm, li bì
- Môi và lưỡi khô, mắt- thóp trũng
- Có vài cơn lạnh run
- Khi bé thở thấy bụng phình, ngực lõm
- Cổ cứng
- Mụn nước trên da
- Nổi mẩn khi đè ép
5. Cách xử trí và chăm sóc bé sốt tay chân lạnh
Khi thấy con có biểu hiện sốt cao chân tay lạnh, bố mẹ ngay lập tức nên thực hiện các biện pháp hạ sốt để bé dễ chịu hơn như:
- Đưa trẻ tới nơi thoáng mát dễ chịu
- Mặc cho bé quần áo chất liệu cotton thoáng mát, mềm mại với khả năng thấm hút mồ hôi tốt
- Lau người cho trẻ bằng khăn ấm
- Cho trẻ uống nhiều nước để tránh bị Mất nước và hạ thân nhiệt.
Đặc biệt đối với trẻ sốt cao thì bố mẹ cần theo dõi thường xuyên nhiệt độ của trẻ để kịp thời xử lý. Nếu như bé sốt dưới 38 độ thì mẹ có thể áp dụng các biện pháp ngoài da như lau khăn ấm hoặc dùng miếng dán hạ sốt để hạ nhiệt. Tuy nhiên, nếu trẻ sốt co trên 38°5C thì bố mẹ nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.Khi trẻ sốt cao chân tay lạnh, bố mẹ không nên vì giữ ấm chân tay bé mà mặc thêm quần áo hay quấn chăn có thể gây nguy hiểm. Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt 2 tiếng mà trẻ không hạ sốt thì nên đưa bé tới bệnh viện ngay để được chuẩn đoán và điều trị kịp thời.
6. Cách phòng ngừa trẻ bị sốt tay chân lạnh
Để trẻ ít bị sốt thì bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ từ trong ra ngoài. Cụ thể là:
- Cho trẻ ăn uống đầy đủ Dinh dưỡng để con phát triển đúng theo lứa tuổi.
- Đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, cân đối thời gian học tập và vui chơi để cơ thể và sức đề kháng phát triển.
- Giữ gìn môi trường sốt của trẻ sạch sẽ, trong lành và thoáng đãng.
- Cho trẻ tiếp xúc vui chơi ở ngoài trời nhiều để được tiếp xúc với nhiều tác nhân gây bệnh đồng thời tăng cường miễn dịch từ bên trong.
Khi trẻ bị sốt chân tay lạnh, mẹ nên bình tĩnh theo dõi nhiệt độ, diễn biến tình hình bệnh của bé. Từ đó có những biện pháp xử lý kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nguy hiểm.
Cử nhân Điều dưỡng Lê Thị Thúy Đã kiểm duyệt nội dung Chủ đề: nhi sốt sức khỏe của trẻ trẻ bị sốt chăm sóc trẻ bị sốt chân tay lạnh sốt cao chân tay lạnh trẻ 3 tháng tuổi sốt mồ hôi tay chân lạnh dấu hiệu sốt cách chăm sóc trẻ bị sốtTừ khóa » đầu Nóng Chân Tay Bình Thường
-
Cách Chăm Sóc ĐÚNG Khi Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh đầu Nóng - Fitobimbi
-
Bé Nóng đầu Nhưng Không Sốt Là Hiện Tượng Gì? Xử Lý Ra Sao?
-
Cách Chăm Sóc Trẻ Sốt Cao Lạnh Tay Chân - Hapacol
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? - Vinmec
-
Phân Biệt 6 Loại Sốt ở Trẻ Em, Ba Mẹ Cần Nắm | Jio Health
-
Nhận Biết Dấu Hiệu Trẻ Bị Nóng đầu Và Cách Xử Lý
-
Bé Bị Nóng Lòng Bàn Tay Và Lòng Bàn Chân Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Trẻ Sốt Chân Tay Lạnh Có Nguy Hiểm đến Tính Mạng Không? - MarryBaby
-
Trẻ Sốt Không Rõ Nguyên Nhân Cha Mẹ Phải Làm Gì?
-
Trẻ Bị Sốt Chân Tay Lạnh Đầu Nóng - Pharma Kids
-
Hướng Dẫn Chăm Sóc Trẻ Bị Sốt
-
Trẻ Sốt Cao Tay Chân Lạnh Có Nguy Hiểm Không? | TCI Hospital
-
Sốt Về Chiều ở Trẻ Em Cảnh Báo Bệnh Gì?
-
Khi Nào Thì Bị Sốt Nóng Lạnh Và ăn Gì để Mau Khỏi?
-
Cha Mẹ Làm Những Việc Này Khi Trẻ Sốt Có Thể Khiến Con Mất Mạng
-
Bé Bị Nóng đầu Nhưng Không Sốt Thì Phải Làm Sao?