Bệnh đau Mắt đỏ Kiêng Gì để Mau Khỏi? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đau mắt đỏ là tình trạng rất dễ bắt gặp ở mắt. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng thường gây ra nhiều phiền toái khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Vậy đau mắt đỏ kiêng gì để mau khỏi? Hãy cùng xem ngay bài viết dưới đây của Hệ thống y tế Thu Cúc để có câu trả lời nhé!
Menu xem nhanh:
- 1. Tổng quan về đau mắt đỏ
- 1.1 Đau mắt đỏ là gì?
- 1.2 Nguyên nhân
- 1.3 Triệu chứng
- 2. Đau mắt đỏ kiêng gì?
- 2.1 Về thực phẩm
- 2.2 Về sử dụng thuốc
- 2.3 Một số điều kiêng kỵ
1. Tổng quan về đau mắt đỏ
1.1 Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là cái tên dân gian thường gọi của bệnh viêm kết mạc. Đây là tình trạng màng trong suốt ở trên bề mặt nhãn cầu hoặc kết mạc mi bị viêm nhiễm. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, từ trẻ em cho đến người cao tuổi. Đồng thời, một người cũng có thể mắc bệnh nhiều lần trong đời.
Thông thường, đau mắt đỏ có thể tự khỏi trong khoảng một tuần nếu được chăm sóc đúng cách. Dù không quá nguy hiểm nhưng bệnh lý lại gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh. Đặc biệt, nguyên nhân bệnh nếu do virus, vi khuẩn gây ra thì sẽ rất dễ lây cho người khác.
1.2 Nguyên nhân
3 nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng đau mắt đỏ là:
– Do virus: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau mắt đỏ. Trong đó, chủ yếu là do nhóm virus Adeno. Trong trường hợp này, bệnh nhân nếu không giữ gìn cẩn thận sẽ rất dễ lây bệnh cho người khác. VD: Tiếp xúc với nước mắt, gỉ mắt,… của người bệnh.
– Do vi khuẩn: Tiêu biểu có thể kể đến như vi khuẩn Haemophilus Influenzae, Staphylococcus,… Ở trường hợp này, bệnh nhân cũng có thể lây bệnh cho người khác. Chủ yếu là thông qua đường tiếp xúc với nước mắt, gỉ mắt,… VD: Dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt.
– Do dị ứng: Chẳng hạn như dị ứng phấn hoa, bụi bẩn, lông chó mèo,… Tuy nhiên, trường hợp đau mắt đỏ do dị ứng thường không có nguy cơ lây lan cho người khác.
1.3 Triệu chứng
Triệu chứng của đau mắt đỏ rất đa dạng. Bệnh có khả năng lây sang cho người khác sau khi mắt có triệu chứng từ 3 đến 5 ngày. Dưới đây là một số những biểu hiện cụ thể thường gặp:
– Bệnh nhân thấy ngứa mắt, vùng mí mắt bị sưng đỏ. Mắt có tình trạng chảy nhiều gỉ. Buổi sáng khi thức dậy, gỉ mắt có thể dính chặt vào lông mi khiến mắt khó mở ra được. Mắt bị cộm và phải dụi mắt nhiều lần.
– Trong một số trường hợp có thể nổi hạch ở trước tai của bệnh nhân. Gỉ mắt dạng sợi và có màu trắng (nếu do virus) hoặc màu vàng/xanh (nếu do vi khuẩn). Kèm theo đó là hiện tượng ngứa và chảy nước mắt.
– Đối với trẻ nhỏ, các con còn có thể xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, ho, sổ mũi,…
Nếu thấy các triệu chứng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn mà không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời.
Vậy, đau mắt đỏ kiêng gì? Nội dung dưới đây sẽ mang đến câu trả lời cho bạn ngay bây giờ.
2. Đau mắt đỏ kiêng gì?
Đối với người bị đau mắt đỏ, điều quan trọng nhất là nên để cho mắt được nghỉ ngơi. Kèm theo đó là một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý. Đồng thời, cũng nên tránh một số điều kiêng kỵ sau đây:
2.1 Về thực phẩm
– Kiêng thực phẩm có tính nóng:
Bệnh nhân đau mắt đỏ nên tránh sử dụng những loại thực phẩm có tính nóng. Ví dụ như hành, hẹ, tỏi, ớt, thịt chó, thịt dê,… Chúng có thể gây ra nóng, rát và khiến cho tình trạng đau mắt đỏ trở nên tệ hơn.
– Kiêng thực phẩm có mùi tanh:
Một số loại thực phẩm có mùi tanh điển hình như cá, cua, tôm, ốc. Mùi tanh trong các loại thực phẩm này sẽ khiến người đau mắt đỏ cảm thấy khó chịu. Đồng thời cũng có thể làm cho tình trạng nhiễm trùng trở nên trầm trọng hơn. Đôi khi kéo dài thời gian phục hồi của người bệnh.
– Kiêng ăn rau muống:
Rau muống là một loại thực phẩm khá tốt trong các bữa ăn hàng ngày. Song người bị đau mắt đỏ nên hạn chế ăn loại rau này. Trong rau muống có chất khiến mắt sản sinh ra nhiều ghèn. Điều này khiến bạn khó giữ gìn vệ sinh cho đôi mắt. Đồng thời làm tình trạng bệnh tiến triển phức tạp hơn.
– Kiêng dùng chất kích thích:
Như chúng ta đều biết, rượu, bia, đồ uống có ga hay thuốc lá đều có hại cho sức khỏe. Đặc biệt, nếu sử dụng chúng khi đang bị đau mắt đỏ lại càng có thể khiến bệnh nặng hơn. Thậm chí gây ra các biến chứng khôn lường sau này.
Lý giải là bởi nicotin trong thuốc lá sẽ khiến mắt của người bệnh phải điều tiết nhiều hơn. Trong khi đó, rượu bia làm cho mắt kích ứng nhiều. Tất cả làm cho mắt đang bị tổn thương vốn cần được nghỉ ngơi lại bị buộc phải làm việc nhiều hơn.
– Kiêng ăn mỡ động vật:
Mỡ động vật được đánh giá là không tốt cho một đôi mắt đang bị bệnh. Theo các chuyên gia, lượng mỡ trong máu tăng cao có thể làm chậm khả năng bình phục ở mắt. Cùng với đó là gia tăng triệu chứng đau mắt đỏ.
Chính vì vậy, dầu thực vật nên là sự lựa chọn ưu tiên trong mỗi bữa ăn.
2.2 Về sử dụng thuốc
Khi bị đau mắt đỏ, việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện là hoàn toàn không nên. Nó thậm chí có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu dùng quá liều hoặc không đúng cách.
Nếu muốn khỏi bệnh nhanh, người bệnh tốt nhất nên đến kiểm tra trực tiếp cùng bác sĩ chuyên khoa. Sau đó uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ nếu cần. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về và tự uống tại nhà.
2.3 Một số điều kiêng kỵ
Thứ nhất, hạn chế để mắt làm việc quá sức. Đặc biệt là khi làm việc với màn hình máy tính, điện thoại hay xem ti vi. Việc làm việc với màn hình điện tử quá lâu sẽ khiến mắt phải điều tiết nhiều. Hoàn toàn không tốt cho người đang bị đau mắt đỏ.
Thứ hai, hạn chế đi đến nơi có nhiều bụi bẩn. Giữ gìn vệ sinh cho mắt nhất có thể. Nên đeo kính râm để bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng khăn bịt kín mà hãy để cho mắt được thông thoáng. Có như vậy mới giúp hỗ trợ điều trị bệnh một cách hiệu quả.
Thứ ba, không dùng chung vật dụng vệ sinh cá nhân với người khác. Bởi đau mắt đỏ và bệnh rất dễ lây lan. Dùng chung thiết bị cá nhân có thể khiến cho bệnh lây từ người này sang người khác. Bên cạnh đó, để đề phòng lây lan thì người bệnh cũng không nên đi học hay đi làm khi bị đau mắt đỏ.
Tóm lại, đau mắt đỏ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Nó có thể tự khỏi sau khoảng một tuần nếu được chữa trị đúng cách. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp xảy ra biến chứng hoặc gây khó chịu kéo dài cho bệnh nhân.
Do đó, ngoài việc bảo vệ mắt thì người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị đúng cách.
Như vậy, trên đây là câu trả lời của Hệ thống y tế Thu Cúc TCI cho câu hỏi “đau mắt đỏ kiêng gì?” Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc đã có cho mình những thông tin cần thiết. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào, hãy liên hệ với chúng tôi sớm để được giải đáp bởi các chuyên gia nhé!
Từ khóa » đau Mắt đỏ Có Sao Không
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Bị đau Mắt đỏ Bao Lâu Sẽ Khỏi Hẳn? - Vinmec
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Bệnh đau Mắt đỏ
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Mắt đỏ | Bệnh Viện đa Khoa Sóc Sơn
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Đau Mắt đỏ Lây Qua đường Nào Và Cách Phòng Tránh
-
Giải đáp Thắc Mắc: Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Sao Không?
-
Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Đau Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Giác Với Chứng đau Mắt, đỏ Mắt Hậu COVID-19
-
F0 Bị đỏ Mắt: Triệu Chứng Không Nên Chủ Quan
-
Bệnh Mắt Hậu Covid-19 Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Nhân đau Mắt đỏ Xong Bị Mờ Mắt Cần Làm Gì?
-
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?