Cảnh Giác Với Chứng đau Mắt, đỏ Mắt Hậu COVID-19
Có thể bạn quan tâm
Theo các chuyên gia y tế, tại Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về COVID-19 ảnh hưởng đến mắt. Tuy nhiên, một phân tích tổng hợp năm 2021 của Nasiri, trong 7.300 bệnh nhân COVID-19 đến 11% trường hợp có những biểu hiện ở mắt, thường gặp là viêm kết mạc, khô mắt, đỏ mắt, chảy nước mắt và ngứa. Trong đó, 30% bệnh nhân mắc di chứng COVID-19 kéo dài có các triệu chứng khô mắt, nặng mắt, đau mắt.
Thực tế thời gian gần đây, tại các phòng khám mắt liên tục tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân bị đau mắt hậu COVID-19. Đa số F0 có triệu chứng đỏ mắt, thường gặp nhất là viêm kết mạc. Nguyên nhân chính khiến F0 bị đau, đỏ mắt sau khi khỏi bệnh là virus nhân lên trong niêm mạc mắt.
Bệnh nhân bị viêm kết mạc hậu COVID-19 thường có biểu hiện đỏ mắt ở các phần màu trắng của mắt, không gây khó chịu hoặc mắt có thể bị đau, cảm giác ngứa hoặc cộm, chảy nhiều nước mắt và gỉ mắt kèm nhức mắt.
F0 đã khỏi nhưng vẫn còn ho, rát họng sẽ dứt hẳn cơn ho kéo dài với mẹo dùng chanh theo cách này
3 nguyên nhân khiến F0 bị tiêu chảy, làm thế nào để xử lý dứt điểm
F0 test nhanh: Vì sao người 3 ngày âm tính, người 15 ngày vẫn dương tính?
Ngoài ra, COVID-19 có thể ảnh hưởng lên võng mạc và hắc mạc (phần phía sau nhãn cầu) thông qua tình trạng thiếu máu, viêm mạch, tổn hại tế bào nội mô mạch máu võng mạc, dẫn đến tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc, nặng hơn là tắc động mạch võng mạc, gây mù không hồi phục.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra một số trường hợp bệnh nhân hậu COVID-19 có tình trạng đau mắt đỏ không đơn thuần báo hiệu bệnh về mắt nguy hiểm hơn như viêm màng bồ đào trước (một tình trạng viêm phần trước nhãn cầu) do bệnh lý đáp ứng viêm hệ thống đa cơ quan; bệnh vi mạch võng mạc liên quan đến tình trạng rối loạn đông máu sau khỏi bệnh.
F0 cần làm gì để phòng tránh bệnh về mắt do hậu COVID-19?
Viêm kết mạc là bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp, nguyên nhân do virus hoặc vi khuẩn, đôi khi do một số tác nhân dị ứng, có thể điều trị và phòng tránh được. Cụ thể:
- Vệ sinh mắt bằng nước muối sinh lý 0.9% (loại 10 ml) để vệ sinh mắt. Nước muối sinh lý có tác dụng rửa trôi virus và các yếu tố gây viêm khỏi bề mặt nhãn cầu, giúp sự hồi lưu nước mắt và hồi phục nhanh hơn trong các trường hợp đau đỏ mắt.
- Khi mắc COVID-19 hay đã khỏi bệnh cần hạn chế nhìn điện thoại, máy tính, các thiết bị điện tử trong thời gian dài, tránh bị mỏi mắt, tổn thương võng mạc.
- Người bệnh hậu COVID-19 có tình trạng đau mắt đỏ, xuất hiện đỏ, cộm, nhức nhiều ngày sau khi đã âm tính tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc. Tốt nhất nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị đúng cách, tránh biến chứng nặng.Hậu COVID-19: Hội chứng mệt do rối loạn nội tiết và cách ứng phó
Xem thêm video đang được quan tâm:
10 loại thực phẩm tốt cho phổi sau mắc COVID-19
Từ khóa » đau Mắt đỏ Có Sao Không
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Bị đau Mắt đỏ Bao Lâu Sẽ Khỏi Hẳn? - Vinmec
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Bệnh đau Mắt đỏ
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Mắt đỏ | Bệnh Viện đa Khoa Sóc Sơn
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Đau Mắt đỏ Lây Qua đường Nào Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh đau Mắt đỏ Kiêng Gì để Mau Khỏi? | TCI Hospital
-
Giải đáp Thắc Mắc: Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Sao Không?
-
Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Đau Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
F0 Bị đỏ Mắt: Triệu Chứng Không Nên Chủ Quan
-
Bệnh Mắt Hậu Covid-19 Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Nhân đau Mắt đỏ Xong Bị Mờ Mắt Cần Làm Gì?
-
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?