Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý
Có thể bạn quan tâm
Đau mắt đỏ ở trẻ em là bệnh rất thường gặp hiện nay.. Trong những ngày thời tiết chuyển mùa cũng như nơi sống thấp và ẩm ướt thì bệnh rất phổ biến.. Bài viết sau đây phòng khám Pasteur sẽ giúp quý phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh đau mắt đỏ là gì? các dấu hiệu triệu chứng cũng như cách phòng ngừa và chăm sóc trẻ khi mắc bệnh. Việc phát hiện và điều trị bệnh đau mắt đỏ càng sớm càng tốt nhằm tránh bệnh lây truyền sang người khác và giúp hạn chế tổn thương gây ra ở vùng mắt.
Mục lục
- 1 Đau mắt đỏ ở trẻ là gì
- 2 Dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt đỏ
- 3 Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
- 4 Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
- 5 Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
- 6 Khi nào đưa trẻ đi tái khám đau mắt đỏ
- Phòng khám Pasteur luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
1 Đau mắt đỏ ở trẻ là gì
Bệnh đau mắt đỏ hay còn gọi là Viêm kết mạc mắt thường do siêu vi gây ra. Kết mạc mắt là lớp màng niêm mạc lót bên trong mí mắt trên và dưới và nhãn cầu phía trước, bình thường có màu trắng trong, khi bị viêm nhiễm, kết mạc mắt sung huyết, đỏ.
2 Dấu hiệu và triệu chứng của đau mắt đỏ
- Cộm, xốn, đau, ngứa mắt: Trẻ thường quấy khóc, khó chịu do cảm giác khó chịu ở mắt.
- Chảy nước mắt, đổ ghèn: Ghèn mắt có thể màu trắng sữa, vàng nhạt hoặc xanh nhạt, đặc hoặc lỏng.
- Mắt đỏ, sưng: Kết mạc mắt sung huyết, đỏ, có thể kèm theo sưng mí mắt.
- Sợ ánh sáng: Trẻ có thể nheo mắt, nhắm chặt mắt khi tiếp xúc với ánh sáng.
- Nổi hạch trước tai: Đây là dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang chống lại tác nhân gây bệnh.
Bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em tuy lành tính nhưng không phải không có biến chứng. Một số biến chứng hiếm gặp của đau mắt đỏ là: Viêm giác mạc sợi, viêm giác mạc đốm, viêm giác mạc sâu, viêm mủ túi lệ,… nguy hiểm hơn có thể gây sẹo giác mạc, suy giảm thị lực.
3 Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ
Nguyên nhân gây đa mắt đỏ
Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu do virus Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra. Bệnh thường gặp vào mùa nắng nóng, khi giao mùa, khi mưa nhiều, thời tiết ẩm thấp. Vào thời điểm này, cơ thể mệt mỏi, sức đề kháng yếu, bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, rất dễ khiến bệnh bùng phát. Ngoài ra trẻ rất hay có thói quen dụi mắt, khi tiếp xúc với đồ vật không đảm bảo vệ sinh, sau đó đưa tay dụi mắt cũng rất dễ khiến bé bị đau mắt đỏ. Bé nếu tiếp xúc hay chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm cũng rất cao. Vì thế cha mẹ phải thường xuyên để ý bé, thường xuyên vệ sinh tay chân sạch sẽ cho bé. Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua:
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh
- Chạm vào những đồ vật của người bệnh như tay nằm cửa, bàn ghế. Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như khăn mặt, gối, chậu rửa mặt.
- Dùng chung nguồn nước nhiễm bệnh. Tiếp xúc chung nguồn nước với người bị bệnh như ở hồ bơi
- Hay dụi mắt
- Những nơi đông người như bệnh viện, nơi công cộng, trường học là môi trường rất dễ khiến bệnh lây lan.
4 Chăm sóc trẻ bị đau mắt đỏ
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, cần phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám chẩn đoán và điều trị. Phần lớn các trường hợp là điều trị ngoại trú, phụ huynh lưu ý: + Cho trẻ uống thuốc theo toa bác sĩ (hạ sốt, giảm đau, giảm ngứa) + Thuốc nhỏ mắt an toàn cho trẻ thường là neomycin hay tobramycin (không được sử dụng thuốc nhỏ mắt có corticoid vì nguy cơ bội nhiễm và tăng nhãn áp). + Cách nhỏ mắt: đối với trẻ lớn hợp tác, chỉ cần bảo trẻ nằm yên, mở mắt, phụ huynh có thể dùng một tay cái tỳ kéo mí mắt dưới xuống, tay kia nhỏ thuốc nhỏ mắt, thường 2 giọt mỗi bên, trung bình một ngày 6-8 lần. Đối với trẻ nhỏ, phải giữ yên đầu trẻ, kéo mí mắt dưới xuống để nhỏ thuốc nhỏ mắt (thường cần có người phụ giúp). + Mắt thứ hai thường bị bệnh sau 48 giờ nên phải nhỏ cả hai mắt. + Vệ sinh rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9% + Cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng bình thường và nâng đỡ thể trạng. + Tránh các yếu tố kích ứng: bụi, lông thú,… + Cách ly tương đối trẻ và giữ vệ sinh chung. Trẻ lớn có thể cho mang kính bảo vệ mắt, ngăn ngừa lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình. + Tái khám mỗi 2-3 ngày, theo hẹn của bác sĩ.
5 Cách phòng ngừa bệnh đau mắt đỏ
Khi trẻ bị đau mắt đỏ, quý vị cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám và điều trị. Thông thường, điều trị sẽ được thực hiện ngoại trú. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị đau mắt đỏ ở trẻ:
1. Cho trẻ uống thuốc theo toa của bác sĩ như hạ sốt, giảm đau, giảm ngứa.2. Sử dụng thuốc nhỏ mắt an toàn cho trẻ như neomycin hoặc tobramycin. Tránh sử dụng thuốc nhỏ mắt có corticoid để tránh nguy cơ bội nhiễm và tăng nhãn áp.3. Khi nhỏ mắt cho trẻ lớn, chỉ cần bảo trẻ nằm yên, mở mắt, sau đó dùng một tay kéo mí mắt dưới xuống và tay kia nhỏ thuốc nhỏ mắt. Thường là 2 giọt mỗi bên, trung bình một ngày 6-8 lần. Đối với trẻ nhỏ, cần giữ yên đầu trẻ và kéo mí mắt dưới xuống để nhỏ thuốc nhỏ mắt (thường cần có người phụ giúp).4. Mắt thứ hai thường bị bệnh sau 48 giờ nên cần nhỏ thuốc cho cả hai mắt.5. Vệ sinh rửa mắt bằng dung dịch nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%.6. Đảm bảo trẻ ăn chế độ dinh dưỡng bình thường và nâng đỡ thể trạng.7. Tránh các yếu tố kích ứng như bụi, lông thú,…8. Cách ly tương đối trẻ và duy trì vệ sinh chung. Trẻ lớn có thể đeo kính bảo vệ mắt để ngăn ngừa lây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình.9. Tái khám mỗi 2-3 ngày theo hẹn của bác sĩ.
- Rửa tay thường xuyên: Dạy trẻ rửa tay đúng cách bằng xà phòng và nước sạch.
- Vệ sinh cá nhân: Dùng riêng khăn mặt, khăn tắm, không dùng chung vật dụng cá nhân.
- Vệ sinh môi trường: Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh khói bụi.
- Hạn chế tiếp xúc: Tránh cho trẻ tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ.
- Tăng cường sức đề kháng: Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.
6 Khi nào đưa trẻ đi tái khám đau mắt đỏ
- Sau 2-3 ngày: Nếu triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn.
- Khi có dấu hiệu nặng: Đau nhức nhiều, sợ ánh sáng, nhìn mờ, có mủ vàng hoặc xanh.
Phòng khám Pasteur luôn sẵn sàng đồng hành cùng bạn trong việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.
- Tìm hiểu bệnh kawasaki ở trẻ
- Bệnh tay chân miệng ở trẻ và cách chăm sóc
- Táo bón ở trẻ em và cách khắc phục
Bác sĩ Nguyễn Thành Trung
Từ khóa » đau Mắt đỏ Có Sao Không
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Bị đau Mắt đỏ Bao Lâu Sẽ Khỏi Hẳn? - Vinmec
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Bệnh đau Mắt đỏ
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Mắt đỏ | Bệnh Viện đa Khoa Sóc Sơn
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Đau Mắt đỏ Lây Qua đường Nào Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh đau Mắt đỏ Kiêng Gì để Mau Khỏi? | TCI Hospital
-
Giải đáp Thắc Mắc: Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Sao Không?
-
Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Giác Với Chứng đau Mắt, đỏ Mắt Hậu COVID-19
-
F0 Bị đỏ Mắt: Triệu Chứng Không Nên Chủ Quan
-
Bệnh Mắt Hậu Covid-19 Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Nhân đau Mắt đỏ Xong Bị Mờ Mắt Cần Làm Gì?
-
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?