Giải đáp Thắc Mắc: Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Sao Không?
Có thể bạn quan tâm
Đau mắt đỏ là hiện tượng vô cùng phổ biến và đa số các trường hợp đều vô hại. Tuy nhiên, liệu mẹ bầu bị đau mắt đỏ khi mang thai có sao hay không? Trong bài viết bên dưới, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc này của bạn đọc.
Menu xem nhanh:
- 1. Mẹ bầu bị đau mắt đỏ khi mang thai có sao hay không?
- 1.1. Đau mắt đỏ do nhiễm virus
- 1.2. Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn
- 1.3. Đau mắt đỏ do dị ứng
- 1.4. Đau mắt do môi trường
- 2. Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai
- 2.1. Đau mắt đỏ do virus gây ra
- 2.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra
- 2.3. Đau mắt đỏ do dị ứng gây ra
1. Mẹ bầu bị đau mắt đỏ khi mang thai có sao hay không?
Mẹ bầu là đối tượng rất dễ bị đau mắt đỏ vì trong quá trình mang thai, nội tiết tố nữ thay đổi và hệ miễn dịch cũng yếu hơn nến rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công gây ra bệnh. Theo các bác sĩ, tình trạng đau mắt đỏ ở mẹ bầu không quá khác biệt so với ở người bình thường.
Thông thường, đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai thường tồn tại trong khoảng 7 ngày và có thể tự biến mắt. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể khiến các mẹ bầu cảm thấy khó chịu.
Khi bị đau mắt đỏ, mẹ bầu có thể gặp phải những triệu chứng như cộm mắt, lòng trắng mắt bị đỏ, sưng đau mắt, kích ứng mắt, ngứa mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nhiều ghèn,… Dấu hiệu đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Một số nguyên nhân chính gây ra bệnh đau mắt đỏ thường gặp nhất là:
1.1. Đau mắt đỏ do nhiễm virus
Thông thường, virus gây ra bệnh đau mắt đỏ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cả 2 mắt cùng một lúc. Nó dẫn đến một số biểu hiện như gây đỏ, ngứa mắt, ghèn kết vảy khi vừa ngủ dậy, mắt đỏ nhưng không có dịch nhầy chảy ra hoặc chỉ chảy một ít dịch nhầy.
1.2. Đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn
Bệnh đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn xảy ra khi mẹ bầu đeo kính áp tròng không đúng cách hoặc dụi tay vào mắt sau khi tiếp xúc với những vi khuẩn như Haemophilus, Staphylococcus, Influenzae. Khi bị đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, phụ nữ mang thai có thể gặp phải những triệu chứng như mắt bị đỏ, ghèn đóng vảy ở mắt cả ngày lẫn đêm, mi mắt có thể bị sưng, đi kèm với một số căn bệnh khác như đau họng, cảm lạnh, nhiễm trùng đường hô hấp.
1.3. Đau mắt đỏ do dị ứng
Những tình trạng như dị ứng với nấm mốc, bụi bẩn, lông thú cưng, dị ứng theo mùa cũng có thể là nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ ở mẹ bầu. Tuy nhiên, biểu hiện bệnh thường không quá nghiêm trọng, mẹ bầu có thể cảm thấy mắt hơi cộm xốn, ngứa hoặc chảy nước mắt nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn.
1.4. Đau mắt do môi trường
Môi trường cũng có thể trở thành nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai. Bởi vì cát và gió khi bay vào mắt có thể làm tổn thương mắt hoặc dẫn đến phản ứng viêm, từ đó khiến mẹ bầu bị đau mắt đỏ.
Bên cạnh đó, khi thai phụ va chạm mạnh ở mắt hoặc dụi mắt có thể gây trầy xước, chấn thương, viêm mắt. Đây chính là cơ hội để các loại virus, vi khuẩn xâm nhập và khiến mắt bị nhiễm trùng.
2. Cách điều trị bệnh đau mắt đỏ ở phụ nữ mang thai
Mặc dù đau mắt đỏ không phải là căn bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể khiến mẹ bầu cảm thấy vô cùng mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày. Do đó, nếu phát hiện mắc bệnh đau mắt đỏ, thai phụ cần phải điều trị ngay. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra bệnh, bác sĩ Nhãn khoa sẽ tư vấn cho chị em cách điều trị khác nhau:
2.1. Đau mắt đỏ do virus gây ra
Thông thường, bệnh đau mắt đỏ do virus gây ra có thể tự khỏi sau khoảng 1 tuần. Khi gặp phải tình trạng này, mẹ bầu có thể chườm lạnh để làm giảm phù nề và nhỏ nước mắt nhân tạo thường xuyên nhằm làm sạch, bảo vệ mắt.
2.2. Đau mắt đỏ do vi khuẩn gây ra
Nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu sẽ được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị dành cho phụ nữ mang thai. Bao gồm thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh và thuốc mỡ tra mắt.
2.3. Đau mắt đỏ do dị ứng gây ra
Nếu nguồn gốc gây ra bệnh đau mắt đỏ là do dị ứng, trước tiên mẹ bầu cần phải tránh xa tác nhân dị ứng đó và nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt. Trong trường hợp này, bác sĩ thường kê cho mẹ bầu nước mắt nhân tạo, thuốc giảm dị ứng để làm giảm cảm giác khó chịu, ngứa ở mắt. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về điều trị mà phải đi khám và tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ Nhãn khoa.
Đau mắt đỏ khi mang thai có thể mang đến nhiều sự phiền toái cho mẹ bầu nhưng hầu hết đều không nghiêm trọng và sẽ cải thiện khi được điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết này đã giúp chị em giải đáp được thắc mắc bị đau mắt đỏ trong thai kỳ có sao không, bớt lo lắng và yên tâm điều trị để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Từ khóa » đau Mắt đỏ Có Sao Không
-
Bệnh đau Mắt đỏ Và Những điều Bạn Nên Biết
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Nguyên Nhân, Phương Pháp điều Trị Và Cách ...
-
Bệnh đau Mắt đỏ: Triệu Chứng Và Cách điều Trị - Hello Bacsi
-
Bị đau Mắt đỏ Bao Lâu Sẽ Khỏi Hẳn? - Vinmec
-
Kiến Thức Cơ Bản Về Bệnh đau Mắt đỏ
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Mắt đỏ | Bệnh Viện đa Khoa Sóc Sơn
-
Đỏ Mắt: Các Nguyên Nhân Và Nguy Cơ Gây Giảm Thị Lực
-
Đau Mắt đỏ Lây Qua đường Nào Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh đau Mắt đỏ Kiêng Gì để Mau Khỏi? | TCI Hospital
-
Đau Mắt đỏ Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh đau Mắt đỏ ở Trẻ Em Cha Mẹ Cần Lưu ý
-
Đau Mắt - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Cảnh Giác Với Chứng đau Mắt, đỏ Mắt Hậu COVID-19
-
F0 Bị đỏ Mắt: Triệu Chứng Không Nên Chủ Quan
-
Bệnh Mắt Hậu Covid-19 Và Cách Phòng Tránh
-
Bệnh Nhân đau Mắt đỏ Xong Bị Mờ Mắt Cần Làm Gì?
-
BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?