BỆNH SỞI - Cục Y Tế Dự Phòng

Về trang chủ VI EN Trang chủ GIỚI THIỆU Lãnh đạo đơn vị Chức năng, nhiệm vụ Tổ chức và cơ chế hoạt động Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng TIN TỨC - SỰ KIỆN Tin địa phương Tin chuyên ngành Tin chỉ đạo Tin cũ HOẠT ĐỘNG Phòng chống bệnh truyền nhiễm Phòng chống bệnh không lây nhiễm Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học Y tế cộng đồng Đào tạo - Nghiên cứu khoa học Hợp tác quốc tế Chỉ đạo tuyến HỆ THỐNG VĂN BẢN Văn bản quy phạm pháp luật Thủ tục hành chính Văn bản chỉ đạo điều hành Văn bản dự thảo - góp ý HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ Thư điện tử công vụ Hệ thống văn bản điện tử vi en
  • home home
  • Trang chủ
  • GIỚI THIỆU
    • Lãnh đạo đơn vị
    • Chức năng, nhiệm vụ
    • Tổ chức và cơ chế hoạt động
    • Hệ thống tổ chức Y tế dự phòng
  • TIN TỨC - SỰ KIỆN
    • Tin địa phương
    • Tin chuyên ngành
    • Tin chỉ đạo
    • Tin cũ
  • HOẠT ĐỘNG
    • Phòng chống bệnh truyền nhiễm
    • Phòng chống bệnh không lây nhiễm
    • Quản lý tiêm chủng an toàn sinh học
    • Y tế cộng đồng
    • Đào tạo - Nghiên cứu khoa học
    • Hợp tác quốc tế
    • Chỉ đạo tuyến
  • HỆ THỐNG VĂN BẢN
    • Văn bản quy phạm pháp luật
    • Thủ tục hành chính
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Văn bản dự thảo - góp ý
  • HÀNH CHÍNH ĐIỆN TỬ
    • Thư điện tử công vụ
    • Hệ thống văn bản điện tử

Thứ hai, ngày 11 tháng 1 Năm 2021 9:12 AM

11 / 1 / 2021

Tin tức

Tin tức

  • Tin cũ

​BỆNH SỞI

01/07/2016 In bài viết

  • Video
  • Album

_ BỆNH SỞI (Morbilli) ICD-10 B05: Measles Bệnh sởi thuộc nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm. 1. Đặc điểm của bệnh: 1.1. Định nghĩa ca bệnh: - Ca bệnh lâm sàng: Sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), sổ mũi (chảy nước mũi). - Ca bệnh xác định: + Có kháng thể IgM đặc hiệu, hiệu giá cao trong máu bệnh nhân. + Phân lập được vi rút sởi từ bệnh nhân. 1.2. Chẩn đoán phân biệt với một số bệnh tương tự: Ban sởi cần được phân biệt với ban do một số bệnh khác: - Rubella: Là bệnh do vi rút, triệu chứng viêm long nhẹ. Đặc điểm lâm sàng nổi bật là sưng hạch ở sau tai, sau cổ, quai hàm. - Tinh hồng nhiệt: Là bệnh do độc tố của tụ cầu (streptococcus) gây nên. Khởi sốt cao, không có triệu chứng viêm long, cùng một lúc phát ban toàn thân. - Nhiễm vi rút đường ruột Coxsackie, ECHO: Sốt cao, nôn, không có triệu chứng viêm long trong thời kỳ trước phát ban. 1.3. Xét nghiệm: - Loại bệnh phẩm: + Máu, tốt nhất lấy từ ngày 4-28 sau phát ban. + Dịch mũi họng, lấy sớm trong thời kỳ viêm long. - Phương pháp xét nghiệm: + Xét nghiệm MAC-ELISA phát hiện kháng thể IgM đặc hiệu với sởi trong huyết thanh. Đây là phương pháp hay dùng nhất để chẩn đoán xác định ca bệnh. + Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang để phát hiện kháng nguyên vi rút trong dịch mũi họng hoặc phân lập vi rút trên nuôi cấy tế bào từ bệnh phẩm là chất tiết ở mũi họng, màng kết mạc mắt, máu, hoặc nước tiểu của bệnh nhân trước 3 ngày phát ban. Những xét nghiệm này ít sử dụng, thực hiện trong các nghiên cứu. 2. Tác nhân gây bệnh: - Là vi rút sởi (Polynosa morbillorum) là thành viên của giống Morbillivirus, thuộc họ Paramyxoviridae. Vi rút sởi chỉ có một kháng nguyên duy nhất. Vi rút có dạng hình cầu đường kính khoảng 100-250 nm. - Vi rút sởi chịu đựng kém ở môi trường bên ngoài, chúng chết ở ngoại cảnh trong vòng 30 phút, dễ bị bất hoạt bởi các thuốc sát trùng thường dùng 3. Đặc điểm dịch tễ học: - Sởi là một bệnh truyền nhiễm, gây dịch lưu hành rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới, nhất là trong thời kỳ trước tiêm chủng, bệnh phổ biến ở trẻ em. Trên 90% số người trước lứa tuổi 20 đã bị mắc bệnh sởi, rất hiếm người không bị mắc sởi. Ước tính hàng năm khoảng 100 triệu trường hợp mắc và 6 triệu người tử vong do sởi. - Sởi cũng là một bệnh lưu hành địa phương trong cộng đồng dân cư đô thị và là một bệnh xảy ra dịch có tính chu kỳ khoảng từ 2 - 3 năm hoặc lâu hơn tuỳ theo từng nước. - Bệnh sởi xảy ra cũng có tính theo mùa. Ở vùng khí hậu ôn đới, bệnh sởi xuất hiện nhiều vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân. Ở vùng nhiệt đới, bệnh xảy ra nhiều vào mùa khô. - Với việc thực hiện chương trình tiêm phòng sởi có hiệu quả, tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm 99% ở nhiều nước phát triển và chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ chưa được tiêm chủng hoặc ở trẻ lớn tuổi hơn, người lớn mới chỉ được tiêm 1 liều vắc xin. - Tình hình bệnh sởi ở Việt Nam thời kỳ trước khi tiêm 1 liều vắc xin sởi trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) cũng tương tự như ở các nước trên Thế giới. Bệnh sởi lưu hành ở mọi nơi trong cả nước và phổ biến ở trẻ em, nhất là ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh xuất hiện quanh năm nhưng thường xảy ra dịch vào những tháng đông - xuân. Việc gây miễn dịch phòng bệnh sởi bằng một liều vắc xin sởi sống giảm độc lực được bắt đầu trong Chương trình TCMR ở Việt Nam từ năm 1985 và tỷ lệ mắc bệnh sởi đã giảm xuống từ 91/100.000 dân năm 1986 xuống 2,35/100.000 năm 2006. Tuy nhiên, bệnh vẫn còn tản phát ở nhiều nơi và vẫn xảy ra dịch sởi với quy mô co nhỏ hơn thời kỳ chưa tiêm vắc xin sởi. Việt Nam đã cam kết với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương thực hiện các chiến lược loại trừ sởi vào năm 2010 với tỷ lệ mắc sởi không vượt quá 1/1.000.000 dân. 4. Nguồn truyền nhiễm: - Ổ chứa: Người. - Thời kỳ ủ bệnh: Thường là 12-14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. - Thời kỳ lây truyền: Từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu (thông thường khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban. Vi rút vắc xin không có khả năng lây truyền. 5. Phương thức lây truyền: Bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết của mũi họng bệnh nhân. Đôi khi có thể lây gián tiếp qua những đồ vật mới bị nhiễm các chất tiết đường mũi họng của bệnh nhân. Bệnh sởi có tính lây truyền cao nhất, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi nào đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu sởi trong quần thể dân cư. 6. Tính cảm nhiễm và miễn dịch: Tất cả những người chưa bị mắc bệnh sởi hoặc chưa được gây miễn dịch đầy đủ bằng vắc xin sởi đều có cảm nhiễm với bệnh sởi. Sau khi mắc bệnh sởi tự nhiên sẽ được miễn dịch bền vững. Bệnh sởi nguy hiểm nhất đối với trẻ em nhỏ tuổi (< 3 tuổi). Bệnh sởi làm suy yếu sức đề kháng của cơ thể cho nên thường kèm theo biến chứng như phế quản phế viêm, viêm tai, tiêu chảy gây nên bởi vi khuẩn gây bệnh có điều kiện. Những bệnh này khi mắc cùng bệnh sởi có diễn biến rất nặng. Trẻ em được sinh từ người mẹ trước đây đã bị bệnh sởi thì trẻ đó sẽ được miễn dịch thụ động do kháng thể mẹ truyền cho trong khoảng từ 6 đến 9 tháng tuổi hoặc lâu hơn tùy thuộc vào số lượng kháng thể mẹ tồn dư trong thời gian có thai và tỷ lệ giảm kháng thể trong máu mẹ. Kháng thể mẹ còn tồn tại ở trẻ em sẽ ngăn cản sự đáp ứng miễn dịch khi tiêm vắc xin sởi ở lứa tuổi này. Nếu gây miễn dịch cho trẻ vào lúc 15 tháng tuổi thì sẽ đạt được tỷ lệ đáp ứng miễn dịch cao từ 94 -98%. Việc gây miễn dịch lại bằng một liều bổ sung có thể làm tăng mức độ miễn dịch tới 99%. Trẻ em sinh ra từ người mẹ đã được gây miễn dịch bằng vacxin sởi thì trẻ đó cũng có kháng thể thụ động của mẹ truyền cho, nhưng chỉ ở mức độ thấp và vẫn còn cảm nhiễm với bệnh sởi. Vì vậy, những trẻ này cần được gây miễn dịch sớm hơn. 7. Các biện pháp phòng, chống dịch: 7.1. Biện pháp dự phòng: - Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với các bà mẹ và thầy cô giáo, cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sởi để cộng tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc xin sởi cho trẻ em. - Tiêm chủng mũi 1 cho tất cả trẻ em từ 9 - 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Thực hiện chiến dịch tiêm vacxin sởi bổ sung cho trẻ ở lứa tuổi cao hơn ở vùng nguy cơ cao (nơi vẫn còn vi rút sởi lưu hành, tỷ lệ tiêm chủng thấp…), tăng cường giám sát bệnh. 7.2. Biện pháp chống dịch: - Tổ chức : Báo cáo khẩn cấp khi có dịch xảy ra cho cơ quan y tế dự phòng để chủ động phòng chống dịch. - Chuyên môn : Cách ly bệnh nhân là không thực tế. Tuy nhiên, nếu có thể, trẻ em bị mắc bệnh sởi không được đến trường ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhân sởi ở trong bệnh viện phải được cách ly đường hô hấp từ lúc bắt đầu viêm long cho đến ngày thứ 4 của phát ban để khỏi lây sang bệnh nhân khác. - Không cần thiết sát khuẩn tấy uế đồng thời đối với các chất thải của bệnh nhân đang mắc sởi. - Tổ chức tiêm chủng cho tất cả những đối tượng cảm nhiễm. Việc gây miễn dịch cho người tiếp xúc bằng vắc xin chỉ có tác dụng phòng bệnh nếu được tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi phơi nhiễm. Tùy thuộc vào lượng vacxin sẵn có cần cân nhắc và chỉ định dùng ngay từ lúc bắt đầu có bệnh nhân ở nơi có tỷ lệ tiêm vắc xin sởi thấp, ưu tiên tiêm cho lứa tuổi nhỏ có nguy cơ cao. - Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện các chiến lược loại trừ bệnh sởi vào năm 2010: + Duy trì tỷ lệ tiêm vắc xin sởi cho trẻ 9-11 tháng tuổi đạt trên 90%. + Năm 2002 và 2003, đã triển khai trên toàn quốc chiến dịch tiêm vắc xin sởi bổ sung mũi 2 cho trẻ từ 9 tháng đến 10 tuổi đạt trên 99%. + Tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong lịch tiêm chủng thường xuyên. + Thực hiện các chiến dịch tiêm bổ sung vùng nguy cơ cao. + Xây dựng và củng cố hệ thống giám sát bệnh sởi tin cậy. 7.3. Nguyên tắc điều trị: - Không có điều trị đặc hiệu. - Tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt. - Vệ sinh răng miệng, da, mắt. - Điều trị triệu chứng: Hạ nhiệt, giảm ho. - Điều trị các biến chứng: Nếu có bội nhiễm viêm phổi, viêm tai dùng kháng sinh thích hợp. 7.4. Kiểm dịch y tế quốc tế: Những người đến vùng có lưu hành bệnh sởi cần phải được tiêm chủng.

Admin

Chia sẻ:

Tin tức liên quan

BỆNH SỐT PHÁT BAN

_

Xem chi tiết Next

BỆNH TAY - CHÂN - MIỆNG

_

Xem chi tiết Next

BỆNH SỐT RÉT

_

Xem chi tiết Next

BỆNH THAN

_

Xem chi tiết Next
  • Tin nổi bật
  • Tin chỉ đạo
  • Tin địa phương

Tin tức nổi bật

Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm

Tình hình phản ứng sau tiêm chủng quý II năm 2024

Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện đề nghị các đơn vị tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thong ke Top

Từ khóa » Củ Sòi Là Củ Gì