Nội Soi Tán Sỏi Niệu Quản: Ưu điểm, Chỉ định Thực Hiện, Phục Hồi
Nội soi tán sỏi niệu quản được xem là một trong những phương pháp can thiệp ít xâm lấn, giúp xử lý sỏi hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ ứ nước thận, viêm đài bể thận, ứ mủ thận, suy thận cấp… Người bệnh được điều trị bằng phương pháp này ít đau đớn, giảm chảy máu, hồi phục nhanh và dễ chăm sóc.
Nội soi tán sỏi niệu quản là gì?
Nội soi tán sỏi niệu quản là phương pháp can thiệp ít xâm lấn theo đường dẫn nước tiểu tự nhiên của cơ thể. Phương pháp này đạt tỷ lệ lấy sạch sỏi cao, thời gian nằm viện chỉ khoảng 24 giờ và nhanh hồi phục. (1)
Nhờ những ưu điểm nêu trên, các phương pháp nội soi tán sỏi đang ngày một phổ biến, thay thế phần lớn phương pháp mổ hở truyền thống.
Trước khi chỉ định tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi, bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp thăm khám và chẩn đoán hình ảnh như: tổng phân tích nước tiểu, chụp X-quang bộ niệu không chuẩn bị, siêu âm, CT scan hệ niệu…
Phân loại
Theo các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, kỹ thuật tán sỏi phụ thuộc vào kích thước, vị trí của viên sỏi (2). Cụ thể:
Nội soi lấy sỏi sau phúc mạc
Đây là một trong phương pháp điều trị sỏi niệu quản ít xâm lấn được thực hiện đầu tiên vào năm 1979 và chứng minh được ưu thế so với các phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể hay nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống soi cứng.
Phương pháp này được chỉ định cho sỏi ở vị trí ⅓ trên, kích thước >10mm, từng thất bại với các biện pháp điều trị nội khoa. Tuy nhiên, với các trường hợp sau đây, người bệnh sẽ không được chỉ định tán sỏi sau phúc mạc: có tiền sử phẫu thuật khu vực thắt lưng, rối loạn đông máu và chống chỉ định với phương pháp gây mê…
Sau gây mê, người bệnh được đặt nằm nghiêng một góc 90 độ về bên không có sỏi và được bác sĩ tạo đường vào khoang sau phúc mạc để tiếp cận với niệu quản. Khi đã xác định được vị trí sỏi, bác sĩ sẽ mở dọc niệu quản ở đầu trên của viên sỏi để lấy ra, đặt thông niệu quản dẫn lưu hố thận. Niệu quản được khâu lại, rút trocar và đóng vết mổ.
Nội soi tán sỏi niệu quản bằng ống soi mềm
Nội soi tán sỏi niệu quản bằng ống soi mềm là một trong những phương pháp điều trị ít xâm lấn, được ứng dụng cho người bệnh bị sỏi niệu quản có kích thước khoảng 1,5cm. Phương pháp tán sỏi và đưa ra ngoài bằng con đường tự nhiên này mang đến nhiều ưu điểm như tỷ lệ sạch sỏi cao, ít bị sót sỏi, bảo tồn tối đa chức năng thận, hạn chế nhiễm trùng, ít đau và không để lại sẹo nên đảm bảo tính thẩm mỹ…
Phương pháp tán sỏi niệu quản bằng ống soi mềm được chỉ định cho trường hợp tán sỏi ngoài cơ thể không thành công hoặc dùng để hỗ trợ lấy phần sỏi vụn sót lại, nhưng không phù hợp với người bệnh bị hẹp niệu quản, hẹp niệu đạo hoặc đang bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Tương tự như nội soi tán sỏi sau phúc mạc, phương pháp này cũng có thời gian nằm viện ngắn.
Người bệnh được đặt thông niệu quản khoảng 10 ngày trước khi tán sỏi. Vào ngày phẫu thuật, sau khi người bệnh được gây mê sẽ nằm theo tư thế sản khoa và đưa ống mềm nội soi vào niệu quản tán sỏi thành từng mảnh nhỏ bằng sóng laser. Mảnh sỏi được bơm rửa, lấy ra ngoài bằng rọ. Nếu kiểm tra được sỏi đã lấy sạch, bác sĩ rút ống soi mềm, đặt thông niệu quản ngược dòng và hoàn tất quá trình phẫu thuật.
Nội soi tán sỏi niệu quản bằng ống soi cứng
Kỹ thuật này sử dụng các ống soi nhỏ, cứng, cho phép bác sĩ có thể đưa các dụng cụ vào bên trong tạo ra các tia laser để phá vỡ các viên sỏi đang nằm ở vị trí ⅓ giữa hoặc ⅓ dưới của niệu quản. Phương pháp này có thể mang đến tỷ lệ sạch sỏi đến 99%.
Người bệnh không có chống chỉ định ngoại khoa sẽ được áp dụng kỹ thuật này trong điều trị sỏi niệu quản. Sau khi được vô cảm bằng cách gây mê nội khí quản hoặc gây tê tủy sống, người bệnh cũng được đặt nằm ngửa theo tư thế sản khoa và luồn dây dẫn vào đường tiểu, tiếp cận viên sỏi ở niệu quản. Viên sỏi sẽ được tia laser tần số cao nghiền nát ra thành nhiều mảnh vụn và hút ra bên ngoài.
Chỉ định thực hiện tán sỏi niệu quản khi nào?
Việc áp dụng phương pháp tán sỏi nào tùy thuộc vào đặc điểm của viên sỏi trong niệu quản như: vị trí, kích thước, tính chất… Theo đó, nội soi tán sỏi niệu quản được các bác sĩ tiết niệu chỉ định khi:
- Kích thước viên sỏi vào khoảng từ 0,6 – 2 cm
- Đã áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa khoảng 1 tuần nhưng không cải thiện, tình trạng người bệnh không có chuyển biến tích cực
- Người bệnh đã được áp dụng các biện pháp tán sỏi khác nhưng không thành công hoặc còn sót sỏi
- Sỏi được điều trị bằng các biện pháp khác nhưng không di chuyển xuống, nằm ở vị trí khó di chuyển hoặc nằm trên polyp
- Người bệnh không gặp các vấn đề về rối loạn đông máu, không chống chỉ định với các biện pháp gây mê, không bị hẹp đường tiết niệu và bị viêm đường tiết niệu.
Ưu điểm so với các phương pháp khác
Tuy phương pháp nội soi tán sỏi niệu quản không thay thế hoàn toàn phương pháp mổ mở truyền thống, nhưng được đánh giá là một trong những tiến bộ của nền y học hiện đại với nhiều ưu điểm vượt trội.
So với phương pháp mổ mở
- Phương pháp tán sỏi nội soi giúp người bệnh ít đau đớn, giảm chảy máu, nhanh hồi phục và dễ chăm sóc
- Hiệu quả tán sạch sỏi cao, ít gây biến chứng, đảm bảo tính thẩm mỹ
- Người bệnh không cần nằm viện dài ngày, tiết kiệm chi phí, không mất nhiều thời gian chăm sóc và nhanh chóng trở lại với cuộc sống bình thường
So với tán sỏi ngoài cơ thể
- Hiệu quả tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi có thể lên tới hơn 90% do tiếp cận trực tiếp với viên sỏi
- Người bệnh không phải tán sỏi nhiều lần do sỏi đã được lấy sạch hơn so với tán sỏi ngoài cơ thể
- Không cần mất thời gian chờ đợi mảnh vụn sỏi thoát qua niệu quản từ 7-15 ngày
- Tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại, giảm ảnh hưởng đến công việc
Rủi ro, biến chứng có thể gặp phải
Việc tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi cũng có thể tiềm ẩn một số nguy cơ cho sức khỏe của người bệnh như:
Thủng niệu quản
Tỷ lệ biến chứng này đã giảm nhờ sự hỗ trợ của các máy soi mềm hơn, kích thước nhỏ hơn cũng như kinh nghiệm của phẫu thuật viên cũng được nâng cao. Tuy nhiên thủng niệu quản vẫn là một biến chứng phức tạp và có nguy cơ gây hẹp niệu quản về sau.
Hẹp niệu quản
Đây là thương tổn thứ phát gây nên do sỏi, thao tác của bác sĩ hoặc do mảnh sỏi vỡ còn lại ở thành niệu quản sau điều trị. Vụn sỏi chèn vào thủng niệu quản được xem là yếu tố nguy cơ của hẹp niệu quản. Người bệnh có thể cần phải đặt ống thông JJ từ 4 – 6 tuần, nếu thấy có tổn thương niêm mạc niệu quản trong quá trình nội soi.
Sỏi dưới niêm mạc
Biến chứng này khá phổ biến do sỏi đi vào trong thành niệu quản khi nội soi. Việc lấy sỏi này rất khó khăn, có thể gây thủng niệu quản, u nang, xơ hẹp. Nếu xảy ra tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bằng laser và đặt thông niệu quản kéo dài.
Viên sỏi “đi lạc”
Đa số các trường hợp sỏi rơi ra ngoài niệu quản thường là vô hại và không cần phải điều trị. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể gây nên biến chứng nhiễm trùng, dẫn đến áp xe quanh phúc mạc.
Lộn niệu quản
Tuy rất hiếm xảy ra, nhưng tình trạng tổn thương và lộn niệu quản vẫn có thể xuất hiện khi tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi. Tai biến này thường xảy ra khi viên sỏi nằm ở ⅓ trên niệu quản và phẫu thuật viên dùng rọ để lấy sỏi ra bên ngoài. Do đó, các bác sĩ phẫu thuật thường tán nhỏ sỏi trước khi lấy ra để rọ kéo làm lộn niệu quản do kích thước sỏi quá lớn.
Đứt niệu quản
Đây là biến chứng nghiêm trọng nhất. Thường xảy ra khi sỏi được lấy ra ngoài, nhất là những mảnh sỏi to, đi qua đoạn niệu quản dài, hoặc một số đoạn niệu quản hẹp, có cấu trúc yếu nhất. Ngoài ra, ở một số người có bất thường về giải phẫu đường tiết niệu cũng rất dễ bị đứt niệu quản khi được thực hiện tán sỏi nội soi. Khi gặp trường hợp này, bác sĩ cần phải mở tái tạo niệu quản, đặt stent trong vài tháng. Tuy nhiên, dù đã được xử lý, người bệnh vẫn có thể đối mặt với nguy cơ hẹp niệu quản về sau.
Biến chứng sau khi tán sỏi
Ngoài những tai biến trong quá trình tán sỏi, người bệnh có thể gặp một số biến chứng khi tán sỏi như:
- Chảy máu: Niêm mạc niệu quản có cấu trúc khá dày (nhất là đoạn nối vào bàng quang) với 6 lớp tế bào, nên dễ chảy máu sau khi được đặt ống soi và tán sỏi.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu: Nhiều nghiên cứu cho rằng, tỷ lệ này vào khoảng 2-5% do nhiều nguyên nhân như: dụng cụ tán sỏi không đảm bảo yếu tố vô trùng, vi khuẩn theo ống soi từ niệu đạo lên niệu quản, thời gian tán sỏi lâu…
- Hẹp niệu quản: Tình trạng này thường xảy ra khi niệu quản bị tổn thương như thủng, viêm hoặc đứt… Tỷ lệ người bệnh bị hẹp niệu quản sau tán sỏi nội soi không có triệu chứng lâm sàng vào khoảng 3,7%.
- Tắc niệu quản cấp tính: Nguyên nhân là do máu đông, vụn sỏi hay niêm mạc niệu quản bị phù nề… Người bệnh bị tắc niệu quản cấp tính sau phẫu thuật sẽ có triệu chứng đau quặn thận.
Chuẩn bị trước khi phẫu thuật
Để đảm bảo cho quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện một số biện pháp cận lâm sàng và tư vấn chi tiết về việc chuẩn bị tán sỏi niệu quản:
- Thực hiện các biện pháp chẩn đoán phân biệt trên lâm sàng, xét nghiệm nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh (chụp CT scan xoắn ốc không thuốc cản quang, CT scan hệ niệu), phân tích thành phần cấu tạo sỏi…
- Nếu người bệnh đang dùng một số loại thuốc như thuốc chống đông, thuốc làm giảm khả năng kết tập tiểu cầu… bác sĩ sẽ yêu cầu ngưng sử dụng trong 1 tuần. Hoặc người bệnh sử dụng liều thấp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch, gây mê.
- Sau khi được các bác sĩ tư vấn chi tiết, phân tích ưu và nhược điểm của từng phương pháp, giải thích quy trình thực hiện, người bệnh sẽ được ký giấy đồng ý phẫu thuật.
- Trước ngày phẫu thuật, người bệnh sẽ được yêu cầu nhịn ăn khoảng 6 giờ và nhịn uống trong khoảng 2 giờ. Người bệnh sẽ được tiêm một mũi thuốc kháng sinh và bước vào cuộc phẫu thuật nội soi tán sỏi niệu quản.
Thời gian hồi phục là bao lâu?
Nội soi tán sỏi niệu quản được xem là một bước tiến đáng kể của phương pháp can thiệp ít xâm lấn, giúp nâng cao hiệu quả điều trị và góp phần cải thiện chất lượng chăm sóc người bệnh.
Thời gian phục hồi có thể không giống nhau với tất cả mọi người. Nhưng nhìn chung là ngay trong ngày phẫu thuật, người bệnh đã có thể xuống giường đi lại nhẹ nhàng. Các ống dẫn lưu sẽ được rút vào ngày thứ 2. Sau khi được siêu âm kiểm tra lại tình trạng sỏi niệu quản vào ngày thứ 3, người bệnh đã có thể được xuất viện. Khoảng 1 tuần sau khi phẫu thuật, người bệnh đã có thể trở lại với với cuộc sống hàng ngày và những hoạt động thường nhật.
Chăm sóc sau phẫu thuật
Việc chăm sóc sau phẫu thuật tán sỏi niệu quản có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh phục hồi sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ tái hình thành sỏi. Theo đó, các chuyên gia tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu thận học, Hệ thống BVĐK Tâm Anh, khuyến cáo người bệnh nên:
- Dùng thuốc kháng sinh, giảm đau theo đúng chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.
- Vận động phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ
- Tuân thủ lịch hẹn tái khám
- Đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa khi có các triệu chứng bất thường như: tiểu máu, khó tiểu, nước tiểu ít, ớn lạnh, sốt cao, buồn nôn, nôn…
- Xây dựng thực đơn lành mạnh, giàu rau xanh, trái cây. Giảm thực phẩm giàu muối và chất đạm có nguồn gốc động vật
- Uống nhiều nước, tương đương 8-10 ly (300 ml mỗi ly)/ngày để tránh tái hình thành sỏi. Bởi tỷ lệ hình thành sỏi ở người từng bị sỏi đường tiết niệu thường cao hơn người khác. Cụ thể, nguy cơ hình thành sỏi lần thứ 2 vào khoảng 15% sau 1 năm, 40% sau 5 năm và 80% sau 10 năm.
Trung tâm Tiết niệu Thận học, hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ các chuyên gia đầu ngành, Nội khoa và Ngoại khoa, giỏi chuyên môn, tận tâm. Giám đốc Trung tâm – Thầy thuốc ưu tú PGS.TS.BS Vũ Lê Chuyên, Phó giám đốc – Thầy thuốc ưu tú BS.CKII Tạ Phương Dung, Trưởng khoa Tiết niệu – TS.BS Nguyễn Hoàng Đức… là những cây đại thụ trong ngành Tiết niệu Thận học Việt Nam. Các chuyên gia, bác sĩ của Trung tâm luôn tự tin làm chủ những kỹ thuật mới nhất, phát hiện sớm và điều trị hiệu quả các bệnh lý về thận và đường tiết niệu, giúp người bệnh rút ngắn thời gian nằm viện, hạn chế nguy cơ tái phát, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại hàng đầu trong nước và khu vực; Phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế; Cùng với khu nội trú và dịch vụ cao cấp 5 sao… Trung tâm Tiết niệu Thận học nổi bật với các dịch vụ thăm khám, tầm soát và điều trị tất cả các bệnh lý đường tiết niệu. Từ các thường gặp cho đến các cuộc đại phẫu thuật kỹ thuật cao. Có thể kể đến phẫu thuật nội soi sỏi thận, ghép thận, cắt bướu bảo tồn nhu mô thận; cắt thận tận gốc; cắt tuyến tiền liệt tận gốc; cắt toàn bộ bàng quang tạo hình bàng quang bằng ruột non; cắt tuyến thượng thận; tạo hình các dị tật đường tiết niệu…
Để đặt lịch khám và nội soi tán sỏi niệu quản với các chuyên gia đầu ngành tại Trung tâm Tiết niệu Thận học, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể đặt hẹn trực tuyến qua các cách sau đây:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TPHCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TPHCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Tán sỏi niệu quản bằng phương pháp nội soi mang đến rất nhiều lợi ích cho người bệnh so với phương pháp mổ mở truyền thống hay tán sỏi ngoài cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh cần phải được thăm khám bởi các chuyên gia về tiết niệu và thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế uy tín, sở hữu trang thiết bị hiện đại để giúp điều trị bệnh hiệu quả, an toàn, giảm nguy cơ biến chứng hoặc phải tán sỏi nhiều lần.
Từ khóa » Củ Sòi Là Củ Gì
-
Cây Sòi - Dieutri.Vn
-
Cây Sòi: Nhiều Bộ Phận Với Các Công Dụng Trị Bệnh Thú Vị!
-
Cây Sòi: Dược Liệu Dân Gian Có Tác Dụng Sát Trùng, Lợi Tiểu
-
Cây Sòi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Bài Thuốc
-
Công Dụng Của Cây Sòi Trong Việc Phòng Trị Bệnh
-
Sồi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lá Sói Rừng – Vị Thuốc Tiêu Viêm, Giảm đau Mạnh Như Tân Dược
-
Lợi ích Sức Khỏe Của Vỏ Cây Sồi (Oak Bark) - Nguyên Liệu Y Dược
-
Lợi Ích Của Chồi Non Cây Sồi Đối Với Việc Chăm Sóc Da
-
Công Dụng Của Lá Lốt Và Những điều Cần Biết - Sở Y Tế Nam Định
-
Kinh Nghiệm điều Trị Bệnh Sỏi Thận Bằng Kim Tiền Thảo
-
Nội Soi Mật Tụy Ngược Dòng (ERCP): Quy Trình, Biến Chứng Có Thể ...
-
BỆNH SỞI - Cục Y Tế Dự Phòng