Kinh Nghiệm điều Trị Bệnh Sỏi Thận Bằng Kim Tiền Thảo
1. Tìm hiểu về cây kim tiền thảo
Nếu là người quan tâm tới các bài thuốc Nam, chắc hẳn mọi người đã từng biết về cây kim tiền thảo - giống cây thuộc họ đậu. Chúng còn được biết đến với tên gọi quốc tế là Desmodium styracifolium. Loại cây này có thân hình trụ và chỉ cao trung bình 0.4 - 0.5m, trên lá cây thường xuất hiện lông màu trắng bạc. Đây là đặc điểm giúp bạn dễ dàng nhận ra loài cây thảo này.
Cây kim tiền thảo thường được dùng làm thuốc nam
Ngoài ra, cây có thể mọc hoa ở nhiều vị trí, ví dụ như kẽ lá, ngọn cành và thường mọc thành từng chùm màu hồng. Nếu muốn chiêm ngưỡng hoa, mọi người nên đợi vào khoảng tháng 3 - tháng 5, giai đoạn này hoa nở rộ nhất.
Chắc hẳn nhiều bạn đang thắc mắc vì sao loại cây này loại được sử dụng khá phổ biến trong các phương thức Nam. Một số nghiên cứu cho thấy flavonoid, saponin hoặc desmodilacton là những thành phần được tìm thấy nhiều trong cây kim tiền thảo. Những thành phần kể trên có tác dụng trong việc điều trị bệnh, đặc biệt đối với bệnh nhân bị sỏi thận, sỏi tiết niệu,…
Thông thường, để làm một phương thuốc Nam, người ta sẽ sử dụng toàn bộ phần cây ở trên mặt đất. Thời điểm thích hợp để thu hoạch cây và chuẩn bị thuốc đó là mùa thu hoặc mùa hè. Mọi người nên lưu ý vấn đề này để lựa chọn thuốc đảm bảo chất lượng nhất.
2. Một số lợi ích của cây kim tiền thảo
Trên thực tế, cây kim tiền thảo sở hữu nhiều công dụng tuyệt vời và hỗ trợ điều trị sỏi thận tương đối tốt. Cụ thể, những bệnh nhân có viên sỏi kích thước nhỏ dưới 1cm được khuyến khích điều trị theo phương pháp này. Các bạn có sỏi thận, sỏi tiết niệu kích thước quá lớn nên nghiên cứu và điều trị theo các phương án khác để thu được hiệu quả cao nhất.
Bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu có thể sử dụng kim tiền thảo để điều trị bệnh
Một trong những công dụng của loại cây này đó là lợi tiểu, nếu sử dụng đúng cách thể tích nước tiểu tăng lên đáng kể, bên cạnh đó quá trình phát triển của sỏi thận, sỏi tiết niệu cũng được kiểm soát tốt hơn. Ngoài ra, khi sử dụng bài thuốc này, bạn cũng có thể điều trị tình trạng tiểu rắt hoặc tiểu buốt… Do tác dụng lợi tiểu của kim tiền thảo, chúng ta sẽ thường xuyên đi tiểu nhất là vào ban đêm và ảnh hưởng ít nhiều tới chất lượng giấc ngủ.
Các nghiên cứu cũng cho thấy loại cây này hỗ trợ đào thải canxi cặn cực kỳ hiệu quả, ngăn ngừa quá trình hình thành canxi oxalat diễn ra. Nhờ vậy, chúng ta sẽ hạn chế được sự phát triển của bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu,…
Ngoài ra, loài cây kể trên còn sở hữu tác dụng kháng viêm tốt, giúp quá trình đào thải sỏi thận ra ngoài diễn ra thuận lợi hơn. Đó là lý do vì sao bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu được khuyến khích áp dụng các bài thuốc Nam để kiểm soát và giảm nhẹ tình trạng bệnh.
3. Gợi ý một số bài thuốc từ cây kim tiền thảo dành cho bệnh nhân sỏi thận
Tùy vào vấn đề sức khỏe của bệnh nhân, chúng ta sẽ lựa chọn bài thuốc Nam phù hợp và đem lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt, bệnh nhân có sỏi trong hệ thống đường tiết niệu nên tham khảo một trong những bài thuốc dưới đây:
Có rất nhiều bài thuốc Nam từ kim tiền thảo
-
Sắc thuốc gồm: 30g kim tiền thảo, 15g dừa nước, 15g hạt mã đề, 15g kim ngân hoa
-
Sắc thuốc gồm: 30g kim tiền thảo, 10g xa tiền tử, 10g ô dược, 10 g thanh bì, 10g đào nhân, 12g ngưu tất
-
40g kim tiền thảo, 20g xa tiền thảo, 20g tỳ giải, 12g trạch tả, 12g uất kim, 12g ngưu tất, 8h kê nội kim.
Với những bài thuốc kể trên, bệnh nhân cần sắc lấy nước và duy trì uống hàng ngày. So với thuốc tây, các phương thuốc Nam cần nhiều thời gian hơn để phát huy tác dụng. Chính vì thế người bệnh phải thực sự kiên trì, dùng thuốc đều đặn.
4. Cẩn trọng khi điều trị sỏi thận bằng kim tiền thảo
Trên thực tế, các bài thuốc này từ kim tiền thảo khá lành tính, an toàn với sức khỏe bệnh nhân. Hầu hết các trường hợp sử dụng đều không gặp phải phản ứng phụ hay các vấn đề quá nghiêm trọng.
Bệnh nhân chú ý không nên uống thuốc quá liều lượng
Tuy nhiên, nếu dùng thuốc quá liều thì bạn có nguy cơ bị đau bụng, đầy bụng, thậm chí một số người bị suy gan do dùng thuốc quá liều lượng trong một thời gian dài. Tốt nhất chúng ta nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để dùng thuốc với liều lượng thích hợp. Đặc biệt, việc phối hợp dược liệu phải được thực hiện bởi thầy thuốc có chuyên môn chứ chúng ta không được tự ý thực hiện. Điều này vừa không đảm bảo hiệu quả điều trị, vừa tiềm ẩn nguy cơ gây một số vấn đề nghiêm trọng.
Sau khi dùng thuốc, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, bệnh nhân nên ngưng sử dụng và thông báo với bác sĩ điều trị để được xử lý kịp thời.
5. Nên theo dõi, điều trị sỏi thận, sỏi tiết niệu ở đâu?
Nhìn chung, việc sử dụng thuốc Nam từ kim tiền thảo chỉ hỗ trợ điều trị, bệnh nhân nên kết hợp với các phương thuốc Tây y và thường xuyên theo dõi sức khỏe tại các cơ sở y tế. Trong đó, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị có 26 năm kinh nghiệm.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC quy tụ đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại như: máy MRI, X-quang, siêu âm,... và Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và chứng chỉ CAP của Hội bệnh học Hoa Kỳ dành cho phòng LAB đạt chuẩn. Vì vậy, khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng khám và điều trị bệnh tại bệnh viện.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC có 26 năm kinh nghiệm điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu
Nếu có nhu cầu khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, Quý khách hàng có thể liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ, tư vấn.
Hy vọng rằng bài viết này đã mang tới cái nhìn tổng quát về công dụng của kim tiền thảo trong việc điều trị bệnh sỏi thận, sỏi tiết niệu. Chúng ta nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc và kiên trì sử dụng với liều lượng thích hợp.
Từ khóa » Củ Sòi Là Củ Gì
-
Cây Sòi - Dieutri.Vn
-
Cây Sòi: Nhiều Bộ Phận Với Các Công Dụng Trị Bệnh Thú Vị!
-
Cây Sòi: Dược Liệu Dân Gian Có Tác Dụng Sát Trùng, Lợi Tiểu
-
Cây Sòi - Đặc Điểm, Công Dụng Và Cách Dùng Bài Thuốc
-
Công Dụng Của Cây Sòi Trong Việc Phòng Trị Bệnh
-
Sồi – Wikipedia Tiếng Việt
-
Lá Sói Rừng – Vị Thuốc Tiêu Viêm, Giảm đau Mạnh Như Tân Dược
-
Lợi ích Sức Khỏe Của Vỏ Cây Sồi (Oak Bark) - Nguyên Liệu Y Dược
-
Lợi Ích Của Chồi Non Cây Sồi Đối Với Việc Chăm Sóc Da
-
Công Dụng Của Lá Lốt Và Những điều Cần Biết - Sở Y Tế Nam Định
-
Nội Soi Tán Sỏi Niệu Quản: Ưu điểm, Chỉ định Thực Hiện, Phục Hồi
-
Nội Soi Mật Tụy Ngược Dòng (ERCP): Quy Trình, Biến Chứng Có Thể ...
-
BỆNH SỞI - Cục Y Tế Dự Phòng