BỆNH THỐI RỄ, CHẾT CÀNH GÂY HẠI CÂY MÃNG CẦU XIÊM

BỆNH THỐI RỄ, CHẾT CÀNH GÂY HẠI CÂY MÃNG CẦU XIÊM VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ !!!

TRIỆU CHỨNG BỆNH – Bệnh thối rễ: Lá vàng nhợt nhạt, héo úa và rụng dần trên một số hay phần lớn các cành dẫn đến hiện tượng cây bị trơ cành, chết dần từng cành, thương tổn thân và sau đó chết cả  cây. Rễ tơ và rễ cái đều bị hoại tử, thối đen lốm đốm. – Bệnh chết cành: Những cành nhỏ bên ngoài ngọn cành chết trước, sau đó tấn công ngược vào cành chính, gây chết những cành lớn hơn.

Bề mặt vết bệnh hơi lõm xuống vỏ cành nứt dọc, hệ thống mạch dẫn hóa nâu hay có những sọc đen chạy dọc thân hay cành mãng cầu xiêm.

NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH        Bệnh thối rễ do nấm khuẩn  và tuyến trùng gây ra. Khi có sự xuất hiện đồng thời của tuyến trùng và nấm thì bệnh thối rễ sẽ xảy ra nặng hơn. Bệnh chết cành do nấm Diaphorthe phaseolorum gây chết nhánh và cành nhỏ của cây mãng cầu xiêm và nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây chết nhánh, loét cành và thân cây mãng cầu xiêm. Ngoài ra, cũng còn một số tác nhân không sinh học là lạm dụng thuốc làm chín trái, khai thác tối đa, triệt để trái trên cây.

GIẢI PHÁP PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI RỄ, CHẾT CÀNH… *** Biện pháp canh tác – Sử dụng cây giống sạch bệnh, trồng với khoảng cách thích hợp. – Thường xuyên cắt tỉa và tiêu hủy cành bị sâu bệnh. – Cây mãng cầu xiêm cần được bón phân đầy đủ, cân đối và hợp lý vào các giai đoạn phát triển của cây. – Cần thoát nước cho cây vào mùa mưa và tưới nước đầy đủ vào mùa khô.-  Phải phủ gốc (lá mãng cầu xiêm khô, rơm rạ, cỏ khô) hay bồi bùn để giữ ẩm cho đất vào mùa khô. – Hàng năm, bổ sung vôi để cải thiện độ pH của đất và cung cấp thêm canxi cho cây, nên bón vào đầu và cuối mùa mưa. – Tránh để quá nhiều trái trên cây, hạn chế tạo vết thương cho vỏ hay thân cây. Cần cô lập, cách ly với những vườn bị nhiễm để tránh sự phát tán của nấm khuẩn, tuyến trùng từ vườn này sang vườn khác thông qua nguồn nước. – Trồng cây họ đậu hay cây vạn thọ xen canh trong vườn để lấy nguồn phân xanh và phòng trừ tuyến trùng.

*** Biện pháp sinh học – Bón phân hữu cơ ủ hoai mục và chế phẩm Trichoderma cho vườn.

* Xử Lý Tuyến Trùng gây hại:

Sử dụng chế phẩm vi sinh TKS – NEMA Săn Tuyến Trùng.

– Phòng bệnh: 500g pha 200 lít nước hoặc 1kg/400 lít tưới đều ướt gốc.

– Khi rễ đã xuất hiện bướu rễ, u sưng dùng Nấm Săn Tuyến Trùng Rễ liều gấp đôi, 1kg pha 200 lít nước tưới đều ướt gốc.

Có thể dùng Nấm Săn Tuyến Trùng Rễ rãi trực tiếp hoặc trộn chung với phân chuồng phân hữu cơ bón gốc.

* Xử lý nấm khuẩn gây hại:

Sử dụng chế phẩm khuẩn đối kháng TKS – PSEUDOMONAS

Phòng định kỳ: 35 – 40 ngày/ lần. Pha 1 kg/400 lít nước phun ướt đều cành, lá hoặc đổ gốc.

Khi có dấu hiệu bệnh: pha 1kg/200 lít nước, phun và kết hợp đổ gốc.

Làm 2 – 3 lần liên tục cách nhau 5 – 7 ngày/lần.

Lưu ý: đổ 4 – 10 lít /gốc tùy theo tuổi cây.

SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH THỦY KIM SINH

Từ khóa » Cây Mãng Cầu Xiêm Bị Vàng Lá