Hướng Dẫn Trồng Cây Mãng Cầu Xiêm Hiệu Quả
Có thể bạn quan tâm
Cây mãng cầu xiêm có gốc ở Trung Mỹ. Ngoài một số nước ở châu Mỹ La Tinh thì một vài nơi khác trên thế giới đã trồng chuyên canh loại cây này theo hướng công nghiệp. Ở nước ta loại cây trồng này có giá trị kinh tế cao trong cơ cấu nông nghiệp. Được trồng chủ yếu ở Nam Bộ và rải rác ở Nam Trung Bộ.
Mục lục nội dung
- 1 Trồng cây mãng cầu xiêm trên đất nhiễm phèn
- 2 Kỹ thuật trồng mãng cầu
- 2.1 Chọn giống mãng cầu xiêm
- 2.2 Cây mãng cầu ghép bình bát
- 2.3 Làm đất trồng
- 2.4 Chăm sóc cây mãng cầu
- 2.5 Bón phân mãng cầu xiêm
- 2.6 Thời điểm và loại phân bón
- 3 Thụ phấn mãng cầu xiêm
- 4 Sâu bệnh trên cây mãng cầu
- 4.1 …
Trồng cây mãng cầu xiêm trên đất nhiễm phèn
Trái mãng cầu xiêm là thực phẩm quý nhờ vào khoáng và Vitamin. Có vị chua để ăn tươi mà được chế biến làm nước giải khát hay các loại kẹo mứt. Ở nhiều vùng phèn mặn bà con thường canh tác mãng cầu xiêm ghép bình bát.
Nhờ đó cây mãng cầu xiêm không tốn nhiều giờ lao động mà vẫn sinh trưởng được. Mỗi năm mãng cầu xiêm tháp có hai vụ trái và lượng thu đạt đến hơn ba mươi tấn trên một héc ta một năm.
Mãng cầu xiêm này mang lại lợi nhuận rất là lớn. Nguồn thu mà nó đem lại trên một héc ta là sáu trăm đến tám trăm triệu. Mãng cầu xiêm này thì đặc tính hợp được với đất nhiễm phèn. Đặc biệt là nước lên xuống, tận dụng ưu thế chống ngập úng nước lên xuống cho nên có thể thích nghi tốt.
Hiệu quả mãng cầu xiêm rất cao, so với làm ruộng thì gấp năm sáu lầm. Ở vùng nhiễm mặn thích hợp với các điều kiện thổ nhưỡng. Nên giống mãng cầu xiêm tháp cho trái sớm trái sai và đồng thời tuổi thọ của cây cũng kéo dài ít sâu bệnh.
Đây là loại trái được thị trường các tỉnh phía nam rất ưa chuộng trong các năm qua. Luôn giữ ở mức giá cao từ ba mươi đến bốn mươi ngàn một ký tại vườn. Mặc dù là loại cây dễ trồng nhưng bà con cũng cần lưu ý tuân thủ những quy trình kỹ thuật chăm sóc khắt khe. Để đảm bảo một vụ mùa bội thu.
Kỹ thuật trồng mãng cầu
Chọn giống mãng cầu xiêm
Để mãng cầu xiêm cho sản lượng cao thì việc quan trọng đầu tiên mà không thể bỏ qua. Đó là chọn giống.
Hiện nay chủ yếu có hai giống chua và ngọt. Do nhu cầu của thị trường cũng như thị hiếu của người tiêu dùng. Thì giống loại cơm trái có vị chua được đa số bà con chọn trồng.
Đây là loại trái có màu xanh đậm gai mọc dày ngắn và phần cơm có vị chua.
Trong giống mãng cầu thì chúng ta có hai cái giống chính đó là giống mãng cầu ngọt và chua. Thì hiệu quả kinh tế của hai cái giống này hiện nay có mặc dù nó có năng suất rất là cao. Thì đây là đặc điểm của cây mãng cầu và cái thứ hai nữa là giá thành nó cũng cao. Tức là nằm ở giá từ ba đến bốn mươi ngàn một ký.
Nên xem: Làm bông sầu riêng - Cách làm sầu riêng ra bông - hoa nhiều, theo ý muốnVậy bà con cũng trồng mãng cầu ở trên vùng đất mặn. Nó giúp cho con tăng hiệu quả mà so giống trồng khác.
Cây mãng cầu ghép bình bát
Ghép hiện là cách nhân giống hay gặp trong trồng mãng cầu xiêm vùng phèn.
Gốc ghép là cây bình bát đây là loại cây sinh trưởng tốt ở những vùng ngập úng. Có khả năng sống sót trong điều kiện mưa lũ, thích nghi trong môi trường phèn mặn ngập nước.
Cây mãng cầu xiêm ghép sẽ sinh trưởng tốt nhờ bộ rễ của gốc ghép.
Bà con có thể đi nhổ những cây bình bát mọc ở ngoài ruộng, ngoài đồng. Cho nó khoảng chừng năm đến sáu tấc rồi mình đem về trồng. Khoảng tám đến mười tháng là mình ghép được. Trước khi ghép mình mở da bề ngang một cm rưỡi, bề đứng hai cm.
Mở da mãng cầu cũng vậy, ghép xong lấy dây quấn lại. Quấn phải chừa mắt ra, nếu không sẽ chậm phát triển. Từ lúc mình ghép đến đâm chồi ra là khoảng từ 25 đến 30 ngày là cái chồi nó đâm ra.
Cây vừa to khỏe mau lớn như cây gốc vừa cho trái ngon ngọt hơn cả mãng cầu xiêm. Đối với cây trên vùng đất phèn thì lượng mưa chuẩn nhất vào khoảng 1800 mm. Và độ pH từ 5 đến 6,5.
Làm đất trồng
Chuẩn bị tốt khâu làm đất sẽ quyết định rất lớn đến năng xuất. Bà con cần đào mương tạo liếp để trôi phèn và làm cao tầm trồng trọt.
Trước tiên khi mà mà bắt đầu trồng cây bình bát là mình xây cái mô. Thì chiều cao của cái mô nó khoảng là từ ba đến bốn tấc, tức nghĩa là từ ba đến bốn mươi cm. Và bề rộng của cái mô thì nó cũng khoảng từ sáu đến 8 tấc, nghĩa là sáu đến tám mươi cm.
Thì cái kích thước, mật độ khoảng cách mình trồng hợp lý thì nó phải là 4 x 4. Có nghĩa là cây cách cây bốn mét, hai hàng cách bốn mét. Nói chung là cây này thì nó chịu được thủy triều lên xuống. Nhưng mà nếu mình để ngập úng lâu dài quá thì nó cũng không tốt.
Thì làm sao mà phải tạo điều kiện mà cho nó thấm nước được tốt nhất. Mương thì cũng tùy theo mình là mình trồng liếp đôi hay liếp đơn. Thí dụ như liếp đôi thì mương khoảng một đến hai mét. Còn liếp đơn thì khoảng tám tấc đến một mét.
Một điều đặc biệt mãng cầu xiêm có thể cho trái quanh năm. Nếu được chăm sóc đầy đủ và đúng mức thì năng suất và lợi nhuận và giống này mang lại là khá cao.
Chăm sóc cây mãng cầu
Nước tưới
Cây hay trồng đầu mùa mưa, tháng tư tháng năm. Để đỡ tưới cây ở giai đoạn đầu. Tuy vậy cây cũng trồng ở những vùng chủ động việc tưới quanh năm.
Giai đoạn xử lý ra hoa trước khi tuốt lá cần cắt nước từ hai mươi đến hai mươi lăm ngày. Và tưới lại giai đoạn từ bảy đến mười ngày sau khi bấm cành. Lượng tưới vò giai đoạn sau đậu trái có thể từ tưới nhẹ đến tưới giữ ẩm. Với chu kì từ hai đến năm lần một ngày tùy vào độ ẩm của đất.
Nên xem: Kỹ thuật chiết cành CHANH ''cực đơn giản'' ra rễ cực nhanhTrong mùa khô thì bà con thấy là độ pH nó rất là cao. Nếu bà con ta tưới thì cái công việc tưới cũng rất là cực. Do đó mà trong cái giai đoạn này thì bà con nên chú ý là chúng ta xử lý nguồn nước. Tức là ta tăng cường cái vôi để mà làm tăng pH trên mương nước. Để từ đó ta lấy lượng nước cho cây mãng cầu để giúp cho khôi phục vào trong mùa nắng. Để ta chuẩn bị trước cho vụ trái cho vụ mới.
Bón phân mãng cầu xiêm
Phân bón có ý nghĩa quan trọng quyết định trực tiếp tới năng suất. Liều lượng bón phân cho cây tùy thuộc vào nhiều yếu tố như loại đất, thành phần dinh dưỡng trong đất. Trong quy trình trồng và chăm sóc cây mãng cầu xiêm
Tuổi cây cũng như số trái trên cây mà bà con chỉnh lượng phân bón cho phù hợp. Đặc biệt trong giai đoạn đầu trái và phát triển trái. Thì việc bón phân hữu cơ trong giai đoạn này là rất cần thiết. Liều lượng có thể từ mười đến mười lăm ký một cây. Để giúp phát triển tốt cũng như tăng độ màu mỡ của đất.
Thời điểm và loại phân bón
Từ lúc trồng đến khi bắt đầu cho trái, giai đoạn này nó khoảng trên một năm. Mình bón bốn mươi gam urê hoặc DAP mình pha với cái thùng mười lít tưới cho một gốc. Thì định kỳ là hai tháng mình tưới một lần.
Hoặc nữa là mình lấy NPK 20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8. Liều lượng là một lạng trên một gốc, thì ba tháng như vậy mình bón một bận. Sau khi thu hoạch thì mình chủ yếu là mình bón phân có lượng đạm lân. Ví dụ như mình xài NPK 20 – 20 – 15 hoặc 16 – 16 – 8. Liều lượng của nó là từ 0,3 đến một ký trên một gốc.
Còn cái thứ hai nữa là lúc trước khi cây ra hoa, chủ yếu là bón lân và kali. Để cho nó chia hóa mầm hoa. Hạn chế lượng đạm thấp để không ra lá non, đọt non.
Và thứ ba nữa là lúc đậu trái, ta chủ yếu bón đạm và kali cao. Thì cái liều lượng bón nó là nó khoảng từ một đến một ký rưỡi một gốc. Loại phân có thể bón là NPK 17 – 10 – 17.
Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm cái lần thứ nhất mình bón khi mà hoa nó nở là khoảng ba mươi ngày. Và sau đó định kỳ thì một tháng mình bón một lần.
Thụ phấn mãng cầu xiêm
Cây mãng cầu xiêm đậu trái tỷ lệ tương đối kém.
Thì cho nên nó thì mình cần thụ phấn cho nó, mình chọn hoa để lấy phấn thụ. Chọn hoa đó ở những đoạn ngọn, cành nhỏ, khả năng mang trái thấp. Thì mình lấy cái hoa đó thụ cho những hoa khác. Thường thì một hoa lấy phấn như vậy mình thụ được cho sáu đến tám hoa khác.
Nên xem: Trồng lan dendro bằng gì tốt nhấtKỹ thuật trồng cây mãng cầu xiêm như thế này thì mình lấy phấn thường là mình lấy lúc chiều tối. Khoảng sáu bảy giờ là thời điểm đó mình lấy phấn, mình lấy hoa đó rồi. Bỏ vào cái hộp giấy rồi tới sáng thì mình rũ phấn ra. Cho hoa thụ phấn ra cái ly hay chén gì cũng được.
Dùng cây cọ mềm hoặc là mình lấy que quấn bông gòn, thụ thì mình xoay đều trong cái hoa đó. Để mà nó thụ ra trái được đồng đều. Thụ phấn thời điểm mà thích hợp nhất là khoảng tám đến chín giờ sáng.
Tình hình sâu bệnh ở mãng cầu rất hay gặp, nhất là lúc nuôi quả. Gây hại nhất vẫn là rệp và các loại sâu ruồi. Gây nên hiên tượng rụng trái làm giảm chất và sản lượng mãng cầu xiêm thương phẩm.
Ngoài việc hút nhựa và hại trái còn tạo điều kiện cho một số bệnh xâm nhập. Nguy hiểm nhất là bệnh thán thư, làm hại nhiều trên trái. Lúc đầu là các đốm màu nâu nhỏ, trong điều kiện ẩm ướt vết lan dần ra toàn bộ trái.
Sâu bệnh trên cây mãng cầu
Cây mãng cầu này nói chung vấn đề sâu bệnh của nó cũng rất nhiều. Nhưng mà nó có xuất hiện một số cái chủ yếu như thế này. Thứ nhất là con sâu đục trái và cái thứ hai là con ruồi đục trái. Thứ ba nữa là bệnh thán thư trái.
Bệnh đặc biệt này xuất hiện mạnh vào mùa mưa, mà đặc biệt là những vườn mà có ẩm độ cao. Nguyên nhân gây nên bệnh này là do nấm, làm cho trái có vết nâu đen. Sau đó lớn lên lan dần ra, trái thối.
Biện pháp phòng trừ là làm sao phải tỉa vườn tạo cho độ thông thoáng. Thứ hai nữa là hay quan sát để mình nhận ra bất thường kịp thời. Thì mình có thể đưa ra các biện pháp xử lý cho nó hợp lý.
Thứ ba nữa là mình thu những trái bị bệnh đem đi tiêu hủy. Thứ tư là thuốc hóa học, nhất là các loại thuốc gốc đồng. Và phải luân phiên thay đổi các loại thuốc đó.
Bà con cũng cần loại bỏ những trái không đều, méo mó, bị sâu. Để tăng tỉ lệ trái loại một cũng như là tăng năng suất.
Bên cạnh đó cần tỉa cành để cây mãng cầu xiêm duy trì thể trạng, tạo quả tốt.
Sau khi trồng hai đến ba năm sẽ cho trái, hái khi thấy vỏ đã đổi sang màu hơi vàng. Là loại trái nhiều nước cần lưu ý lót lá hoặc rơm đệm để không bị hư dập.
…
Bên cạnh việc khuyến khích bà con áp dụng đúng các kỹ thuật canh tác. Khuyến cáo bà con nên áp dụng bộ tiêu chí trong canh tác là yếu tố quan trọng. Để trái mãng cầu xiêm vươn đến những thị trường tiềm năng hơn.
Theo: Thủy Tiên
Rate this postTừ khóa » Cây Mãng Cầu Xiêm Bị Vàng Lá
-
Biện Pháp Quản Lý Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Mãng Cầu Xiêm
-
"Thuốc Thần" Cứu Cây Mãng Cầu Xiêm Khỏi Bệnh Cháy Lá | VTC16
-
Bệnh Thối Rễ, Chết Cành Hại Cây Mãng Cầu Xiêm Và Biện Pháp Phòng Trị
-
Khống Chế được Bệnh Trên Mãng Cầu Xiêm - Báo Hậu Giang
-
Phòng Và Trị Bệnh Trên Cây Mãng Cầu Xiêm Archives - Fman
-
Top 20 Mãng Cầu Xiêm Bị Vàng Lá Hay Nhất 2022 - XmdForex
-
Sự Thật Về Lá Mãng Cầu Xiêm Trị Ung Thư - Dược Liệu Thái Sơn
-
Bỏ Tay Vài Biện Pháp Nâng Cao Năng Suất Mãng Cầu Xiêm
-
Bệnh Rụng Lá Non Mãng Cầu, Làm Thế Nào Khắc Phục Hiệu Quả Nhất?
-
BỆNH THỐI RỄ, CHẾT CÀNH GÂY HẠI CÂY MÃNG CẦU XIÊM
-
Mãng Cầu Xiêm Chết Hàng Loạt - Báo Nông Nghiệp Việt Nam
-
Vị Thuốc Mãng Cầu Xiêm | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Mãng Cầu Xiêm - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Năng Suất 40 Kg 1 Cây