Mãng Cầu Xiêm - Cách Trồng Và Chăm Sóc Cho Năng Suất 40 Kg 1 Cây

Mục lục nội dung

  • 1 Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm
    • 1.1 Chăm sóc mãng cầu xiêm giai đoạn cây non
    • 1.2 Giai đoạn trưởng thành
  • 2 Khắc phục cây mãng cầu xiêm thiếu dinh dưỡng gốc và rễ bị tổn thương

Kỹ thuật trồng mãng cầu xiêm

Ở Việt Nam, cây mãng cầu xiêm được trồng phổ biến là mãng cầu hạt và mãng cầu tháp gốc Bình Bát. Mãng cầu tháp phù hợp với những vùng đất nhiễm phèn hoặc ngập nước. Còn đất cao ráo thì trồng bằng hạt sẽ đạt hiệu quả cao hơn.

Chăm sóc mãng cầu xiêm giai đoạn cây non

  • Đối với cây mãng cầu trồng bằng hạt. Trước khi trồng cần lên liếp, mặt liếp cao hơn mực nước lũ chừng 2 – 3 tấc.
  • Có mương thoát nước và đê bao để tránh ngập úng. Liếp trồng mãng cầu có bề ngang từ 5 – 6 thước.
  • Để thích hợp trồng theo hai hàng song song. Hoặc theo kiểu 5 -6. Khoảng cách trồng cây cách cây 2 thước, hàng cách hàng 3,5 thước.
  • Khi đặt cây giống, nên lên mô hoặc bón lót phân hữu cơ hoai mục để rễ non phát triển.
  • Thời điểm trồng phù hợp nhất là đầu mùa mưa.
  • Sau khi trồng từ 5 – 6 tháng, mãng cầu bén rễ. Lúc này nên bón thêm phân NPK với liều lượng cân đối để cây phát triển. Trong năm đầu, bón 100g NPK cho 1 gốc.
  • Cây đã thụ trái, bón 2-3kg/cây/năm vào đầu và cuối mùa mưa.
  • Bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc phân chuồng, để cây phát triển tốt, sai trái.
Nên xem: Sâu đục thân cây đào thì khắc phục thế nào mới đúng cách?

Giai đoạn trưởng thành

Sau khi trồng được 2 năm, mãng cầu bắt đầu cho hoa và ra trái. Hoa mãng cầu có nhụy cái trưởng thành trước. Cánh hoa khi nở hé ra rất ít, không có mùi thơm và mọc chúc xuống. Nên không thu hút được côn trùng. Do đó bà con cần thụ phấn bằng tay. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định tỷ lệ đậu quả và có được trái lớn, tròn, đều.

Khi thụ phấn bằng tay, nên lấy những hạt phấn ở những hoa ngoài bìa tán cây. Hoặc ở các cành nhỏ. Vì các cành này không mang nổi trái cây tới khi thu hoạch. Chọn hoa mọc ở thân hoặc các cành to để thụ phấn. Để sau này có được tái lớn và ít bị hư cây. Mãng cầu ra hoa gần như quanh năm nên việc thụ phấn cần được thực hiện thường xuyên. Tốt nhất cách khoảng 4 ngày thụ phấn 1 lần.

cây mãng cầu xiêm

Cây mãng cầu ít sâu bệnh, phổ biến nhất là sâu chích hút. Ngoài việc sử dụng các loại thuốc đặc trị, bà con nên cắt tỉa cành lá thường xuyên. Tạo độ thông thoáng, phòng chống sâu bệnh.

Cây mãng cầu dễ trồng, nhanh thu hoạch, chi phí đầu tư thấp. Rất phù hợp với điều kiện kinh tế của bà con nông dân.

Khắc phục cây mãng cầu xiêm thiếu dinh dưỡng gốc và rễ bị tổn thương

Vườn mãng cầu xiêm, trái non 1 kg biểu hiện bị vàng trái, không rụng, chậm phát triển. Bị 15 ngày, chưa dùng thuốc gì. Hỏi nguyên nhân và cách khắc phục?

Nên xem: Các loại thuốc trừ sâu ăn lá rau cải ngọt

TS Đinh Văn Đức cho rằng trái mãng cầu xiêm bị vàng, chậm phát triển là do cây bị thiếu dinh dưỡng và rất có thể gốc và rễ cây bị tổn thương do nấm bệnh gây ra. Biện pháp khắc phục như sau:

– Đối với cây mãng cầu xiêm sau khi cây đậu trái vẫn cần bón phân để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây nuôi trái, trong đó đặc biệt chú ý đến bón PHÂN CHUỒNG HOAI MỤC và PHÂN KALI, ngoài ra cần sử dụng các PHÂN BÓN LÁ để phun bổ sung dinh dưỡng vào chiều mát cho cây trong thời gian nuôi trái.

– Chú ý tưới đủ nước cho cây nhất là thời gian nắng nóng.

– Ngoài ra cũng cần kiểm tra gốc cây nếu thấy có vết bệnh gây hại cần sử dụng thuốc trừ bệnh gốc hoạt chất: FOSETYL ALUMINIUM hoặc MANCOZEB + xxxLAXYL hoặc THIOPHANAT METHYL,…để phun trừ theo nồng độ khuyến cáo gi trên nhãn thuốc.

Hợp tác với 3N/VTC16

Rate this post

Từ khóa » Cây Mãng Cầu Xiêm Bị Vàng Lá