Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay có nhiều hóa chất có thể gây phản ứng cho da và dẫn đến bệnh viêm da tiếp xúc. Các chất này có thể có trong xà phòng, mỹ phẩm, nước hoa, trang sức, cây trồng tại nhà...
1. Bênh viêm da tiếp xúc là gì
2. Triệu chứng của bênh viêm da tiếp xúc
- Khi nào nên đi khám bác sĩ
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc
- Yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm da tiếp xúc
4. Biến chứng của bệnh viêm da tiếp xúc
5. Điều trị bênh viêm da tiếp xúc
- Chẩn đoán
- Điều trị
- Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
6. Phòng chống bênh viêm da tiếp xúc
7. Bác sĩ điều trị
8. Chia sẻ của bệnh nhân
1. Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc có ban đỏ và ngứa và gây ra bởi sự tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dễ kích ứng da. Loại ban này không lây nhiễm và không đe dọa tính mạng nhưng có thể làm bạn rất khó chịu.
Để điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả, bạn cần phải biết những chất có thể gây ra phản ứng ở da và tránh tiếp xúc với chúng. Nếu bạn hạn chế tuyệt đối không tiếp xúc với chúng thì ban da sẽ tự khỏi trong vòng 2-4 tuần. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm dịu da với băng hay gạc thấm ướt, kem chống ngứa hay các biện pháp tự chăm sóc da tại nhà khác.
Viêm da tiếp xúc là loại viêm da thường gặp, tuy không quá nguy hiểm nhưng lại đem đến cho người bệnh nhiều khó chịu. Để biết thêm một số loại viêm da khác, bạn có thể tham khảo tại BỆNH VIÊM DA.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc thường xảy ra ở vùng da có tiếp xúc trực tiếp với chất gây ra phản ứng da. Ban thường xuất hiện trong vòng vài phút đến vài giờ và kéo dài từ 2-4 tuần sau lần tiếp xúc.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm da tiếp xúc bao gồm:
- Đỏ da
- Ngứa
- Khô, nứt hay bong vảy da
- Những nốt sưng phồng ở da và mụn nước, thỉnh thoảng rỉ vỡ ra và đóng mày
- Da sưng, nóng và dễ nhạy cảm
Viêm da tiếp xúc ở tay
Viêm da tiếp xúc ở mặt
Mụn phồng ở da
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Bạn nên đến gặp bác sĩ để tư vấn khi:
- Ban da xuất hiện và làm bạn rất khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng các hoạt động sinh hoạt thường ngày
- Ban nổi đột ngột, đau và lan rộng dần
- Mặc cảm và tự ti khi có ban da nổi trên cơ thể
- Các triệu chứng không cải thiện sau 3 tuần
- Ban nổi ở mặt và cả vùng niệu – sinh dục
Hãy đến các trung tâm y tế ngay khi:
- Nghi ngờ da bị nhiễm trùng, có các triệu chứng như sốt và mủ chảy ra từ các mụn phồng ở da.
- Phổi, mắt hay đường thở ở mũi bị viêm nặng và gây cảm giác đau, vì các cơ quan này rất nhạy cảm với các chất dị ứng.
- Nghi ngờ ban da làm phá hủy lớp màng nhày ở miệng và đường tiêu hóa.
Lưu ý quan trọng: Bài viết này nhằm cung cấp kiến thức mang tính chất tham khảo. Nếu bạn hoặc người thân có triệu chứng hoặc những vấn đề còn mơ hồ, để hiểu rõ cụ thể trường hợp của bạn/ người thân, Hello Doctor hỗ trợ qua điện thoại hoặc nhắn tin trên facebook. Hello Doctor sẽ cố gắng hỗ trợ tốt nhất cho từng trường hợp một cách cụ thể.
Bác sĩ tham vấn thông tin:
✍ Các bác sĩ Da Liễu Hello Doctor
☎ Gọi Bác sĩ
유 Chat Bác sĩ trên Facebook
3. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc chủ yếu do việc tiếp xúc với chất dị ứng và gây ra các phản ứng quá mẫn trong cơ thể. Có thể có hàng ngàn loại chất dị ứng đã được biết đến. Một số trong đó có thể gây ra cả viêm da tiếp xúc kích thích và viêm da tiếp xúc dị ứng.
Viêm da tiếp xúc kích thích:
Đây là loại thường gặp nhất. Loại này là phản ứng của da không do dị ứng xảy ra khi chất kích thích da làm phá hủy lớp ngoài cùng bảo vệ da.
Một số người có phản ứng cơ thể rất mạnh sau lần tiếp xúc đầu tiên với các chất kích thích. Một vài trường hợp lại chỉ xuất hiện triệu chứng sau nhiều lần tiếp xúc. Thậm chí sau một thời gian, một số người không còn phản ứng với những chất này.
Một số chất kích thích như:
- Các dung môi hòa tan
- Chất cồn chùi rửa
- Các loại chất tẩy lau chùi
- Dầu gội hay các chất keo, gel tạo mẫu tóc
- Chất ô nhiễm không khí như bụi, mùn cưa hay lông
- Cây cỏ
- Các loại phân bón và thuốc trừ sâu
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Loại viêm da này xảy ra khi chất kích thích này là dị nguyên với cơ thể (tức là chất có thể gây các phản ứng dị ứng, quá mẫn kích thích hoạt động quá mức của hệ miễn dịch trong cơ thể). Loại này thường chỉ ảnh hưởng lên cơ quan có tiếp xúc với dị nguyên. Nhưng nó có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, gia vị, thuốc hay trong quá trình làm các thủ thuật y khoa.
Cơ thể bạn có thể phản ứng quá nhạy cảm với các chất dị nguyên mạnh chỉ sau một lần tiếp xúc đầu tiên. Với những chất dị nguyên yếu hơn có thể sẽ phải sau nhiều lần tiếp xúc hay sau vài năm mới có thể khởi phát phản ứng dị ứng bộc phát triệu chứng ra bên ngoài. Một khi bạn đã có triệu chứng dị ứng với một chất kích thích thì thậm chí chỉ cần một lượng rất nhỏ của chất này cũng có thể gây phản ứng quá mẫn trong cơ thể.
Các chất dị nguyên thường gặp như:
- Hóa chất có trong trang sức, khóa của túi xách, thắt lưng và một số vật dụng khác
- Một số thuốc như kháng sinh
- Chất dầu thơm từ thực vật, thường có trong các sản phẩm như nước hoa, mỹ phẩm, nước súc miệng và gia vị.
- Hóa chất thường có trong các chất bảo quản, tẩy uế hay giặt giũ
- Các sản phẩm dùng cho cơ thể như chất khử mùi, sữa tắm, thuốc nhuộm tóc, mỹ phẩm và sơn móng tay.
- Một số loại cây như cây thường xuân và cây xoài có chứa một loại chất dị ứng cực mạnh có tên là “urushiol”
- Các chất có trong không khí như phấn hoa và thuốc phun xịt trừ sâu
- Các sản phẩm có thể gây phản ứng da dưới ánh nắng (viêm da tiếp xúc dị ứng ánh sáng) như kem chống nắng hay thuốc.
Ở trẻ em, bệnh có thể bùng phát sau khi tiếp xúc với một số vật dụng như tã, khăn giấy em bé, kem chống nắng hay quần áo.
Yếu tố nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc
Một số nghề hay các công việc sau có thể làm tăng nguy cơ gây viêm da tiếp xúc như:
- Cán bộ y tế và nha khoa
- Công nhân làm việc với kim loại
- Công nhân xây dựng
- Thợ làm tóc hay chuyên gia về mỹ phẩm
- Thợ cơ khí
- Thợ lặn hay vận động viên bơi lội, vì có tiếp xúc chất cao su có trong mặt nạ hay kính bơi
- Người làm vệ sinh, quét dọn
- Người làm vườn, làm nông
- Đầu bếp
4. Biến chứng và tác hại của bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc có thể dẫn tới nhiễm trùng da nếu bạn cứ gãi hay làm trầy xước vùng da bị ảnh hưởng, và còn làm da ẩm ướt hay dễ chảy mủ. Những điều kiện này rất dễ phát triển vi khuẩn hay nấm gây ra nhiễm trùng.
Bệnh viêm da tiếp xúc tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng những triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh:
- Viêm da tiếp xúc khiến cho da bị đỏ, phồng rộp không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mà các vùng da đó còn dễ bị tổn thương và bị viêm hay mắc các bệnh về da liễu khác.
- Viêm da tiếp xúc gây ra cảm giác ngứa ngáy khó chịu khiến cho người bệnh mệt mỏi, mất tập trung trong công việc.
5. Các phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc
Chẩn đoán
Bác sĩ có thể chẩn đoán xác định viêm da tiếp xúc qua việc hỏi bệnh về các triệu chứng, hỏi về các chất có thể gây phản ứng da, và thăm khám da để xác định kiểu loại và mật độ của ban da.
Chuẩn đoán bằng phương pháp Test miếng dán
Bác sĩ cũng có thể làm test miếng dán để xác định bạn có thật sự bị dị ứng với một số chất. Loại test này có thể hiệu quả trong trường hợp nguyên nhân gây ban dị ứng chưa rõ hay ban da thường xuyên tái phát. Trong test này, một lượng nhỏ các loại chất dị nguyên khác nhau sẽ được đặt trong miếng dán và sau đó dán trên da và thường là ở lưng. Miếng dán cần để trong 2-3 ngày, do đó bạn cần giữ cho vùng lưng khô ráo. Sau đó bác sĩ sẽ xem các phản ứng của da dưới miếng dán và xem xét có cần làm thêm các xét nghiệm khác hay không.
Điều trị bệnh
Nếu các biện pháp chăm sóc tại nhà không làm giảm các triệu chứng, bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc như:
- Kem hay chất bôi ngoài da: chúng sẽ giúp làm dịu ban da của viêm da tiếp xúc và cần thoa lên da 1-2 lần mỗi ngày trong vòng 2-4 tuần.
- Thuốc uống: trong trường hợp nặng hơn, bác sĩ cần kê thêm thuốc kháng viêm uống để làm giảm các triệu chứng viêm, thuốc kháng để làm giảm ngứa hay thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn.
Thay đổi lối sống và biện pháp khắc phục
Để làm giảm ngứa và giảm viêm da, bạn hãy thử dùng các phương pháp sau:
- Tránh tiếp xúc với các chất kích thích hay dị nguyên: trước hết bạn cần xác định những chất có thể gây phản ứng da mới có thể tránh được chúng. Bác sĩ có thể đưa bạn một danh sách liệt kê các chất này và các sản phẩm có chứa chúng mà bạn cần tránh.
- Nếu bạn bị dị ứng với kim loại hay đá quý, bạn vẫn có thể đeo chúng nhưng cần tìm cách tránh cho chúng tiếp xúc trực tiếp với da.
- Bôi kem chống ngứa lên vùng da bị ảnh hưởng
- Dùng thuốc chống ngứa dạng uống: trong trường hợp ngứa dữ dội.
- Đắp khăn hay gạc mát và ẩm vào vùng da có ban để làm dịu da, giữ từ 15-30 phút và lặp lại nhiều lần mỗi ngày.
- Không gãi và cần cắt móng tay. Nếu bạn vẫn không thể chịu được ngứa da, hãy che phủ vùng ngứa da bằng gạc hay miếng băng.
- Có thể ngâm mình tắm trong nước mát và nên tắm với loại sữa tắm làm từ bột yến mạch.
- Giữ bàn tay sạch: chùi và lau khô nhẹ nhàng sau mỗi lần rửa tay. Nên dùng chất dưỡng ẩm da tay mỗi ngày. Và nên chọn những loại găng tay phù hợp với mục đích sử dụng. Ví dụ: nên dùng găng tay loại nhựa plastic khi tay phải tiếp xúc với nước thường xuyên.
6. Phòng chống bệnh viêm da tiếp xúc
Các cách phòng bệnh chung bao gồm:
- Tránh tiếp xúc với những chất kích ứng da hay những chất dị nguyên. Bạn cần biết và xác định những chất này để có thể hạn chế tiếp xúc với chúng để tránh gây phản ứng cho cơ thể.
- Rửa sạch da: bạn cần loại bỏ những chất gây kích ứng da bằng cách rửa sạch da ngay sau khi biết mình có tiếp xúc với những chất này. Dùng loại xà phòng dịu nhẹ hoặc không có mùi thơm với nước ấm. Rửa sạch hoàn toàn và nếu cần nên giặt sạch những vật dụng như quần áo có tiếp xúc với các chất này.
- Mang những vật bảo hộ như găng tay, mặt nạ, kính bảo hộ và những vật khác có thể che chắn, bảo vệ bạn khỏi những chất kích ứng, bao gồm cả những thuốc tẩy rửa lau nhà.
- Nên thoa kem che chắn cho da vì những sản phẩm này có thể tạo ra một lớp bảo vệ da khỏi những chất kích thích.
- Dùng chất dưỡng ẩm giúp bảo tồn tốt lớp ngoài cùng của da và giữ cho da mềm mại.
- Chăm sóc vật nuôi trong nhà và cây cỏ
Khi bệnh gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bạn và các biện pháp chữa trị tại nhà tỏ ra không hiệu quả, bạn nên đi khám bác sĩ để được khám và có phương pháp điều trị thích hợp. Bạn có thể liên hệ đặt khám với các bác sĩ của Hello Doctor chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và giúp đỡ qua số điện thoại 1900 1246.
Từ khóa » Nốt Viêm Da Tiếp Xúc
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Nhân & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Viêm Da Tiếp Xúc - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng: Triệu Chứng Và Cách điều Trị, Phòng ...
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Bệnh Gì? Có Chữa Trị Tại Nhà được Không?
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc ở Trẻ
-
Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Và Cách Trị Tận Gốc Không Để Lại Sẹo
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Da Tiếp Xúc ở Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Giải Pháp điều Trị
-
Viêm Da Tiếp Xúc: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp ...
-
Viêm Da Tiếp Xúc: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa Bệnh ...
-
Phân Tích Hình ảnh Viêm Da Tiếp Xúc Giúp Bạn Nhận Biết Bệnh!
-
Viêm Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Da Quanh Miệng - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Dị ứng Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nhận Biết Và Chữa Trị đúng Cách