Viêm Da Tiếp Xúc: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa Bệnh ...
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Viêm da tiếp xúc: Triệu chứng, nguyên nhân và điều trị
Đặt lịch
Bệnh viêm da tiếp xúc chiếm tỉ lệ 1,5 đến 5,4% dân số thế giới. Căn bệnh này gây ra tình trạng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính với những triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, sẩn đỏ, bong tróc… Bệnh có thể phát triển nặng, gây ra những biến chứng như nhiễm trùng, bội nhiễm hoặc trở thành mãn tính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tâm lý của bệnh nhân. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và điều trị hiệu quả bằng thảo dược tự nhiên, mời theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì? Có lây không?
Viêm da tiếp xúc là phản ứng viêm nhiễm cấp tính hoặc mãn tính của da khi tiếp xúc trực tiếp với một dị nguyên bất kỳ trong môi trường. Bệnh đặc trưng bởi các tổn thương dạng dát đỏ, mụn nước gây ngứa ngáy, nhiều trường hợp có thể lở loét, bong trợt… Viêm da tiếp xúc thường kéo dài dai dẳng, tái phát liên tục nếu không được phát hiện là loại bỏ dị nguyên.
Mặc dù bệnh gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng ngoài da, nhưng viêm da tiếp xúc không phải là căn bệnh lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên bệnh có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái.
Triệu chứng viêm da tiếp xúc và phân loại bệnh
Khi tiếp xúc với dị nguyên gây bệnh, các triệu chứng bệnh sẽ xuất hiện trong vòng 24 – 48 giờ. Đa số các trường hợp, tổn thương thường vượt qua giới hạn vùng da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên và nằm rải rác.
Viêm da tiếp xúc ở giai đoạn cấp tính biểu hiện bởi các dát đỏ, có ranh giới rõ ràng. Da có hiện tượng phù nề, nổi mụn nước, nổi sẩn đỏ. Trường hợp phản ứng nặng có thể xuất hiện các bọng nước lớn nổi thành mảng trên da. Khi bọng nước vỡ sẽ giải phóng dịch tiết bên trong, khiến da đóng vảy, bong tróc và rất ngứa.
Ở giai đoạn bán cấp, vùng da bị viêm nhiễm hình thành các dát đỏ có kích thước nhỏ, đóng vảy khô trên bề mặt, một số trường hợp có thể xuất hiện các đốm nhỏ màu đỏ hoặc các sẩn da hình tròn bám chặt trên da.
Giai đoạn mãn tính tổn thương da bị lichen hóa trở nên dày hơn, hình thành các nếp da hằn sâu, bong vảy kèm theo các sẩn nhỏ bám chắc xung quanh.
Về phân loại bệnh, thông thường có 2 cách phân chia bệnh viêm da tiếp xúc.
Phân loại theo đối tượng mắc bệnh có thể chia thành:
- Viêm da tiếp xúc ở trẻ em: Có thể xảy ra ngay từ sơ sinh và theo trẻ đến tận khi trưởng thành. Trẻ nhỏ hệ miễn dịch còn non yếu nên các phản ứng quá mẫn có thể nghiêm trọng hơn, dẫn tới các triệu chứng viêm nhiễm nặng trên da. Cha mẹ cần phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Viêm da tiếp xúc ở người lớn: Có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trong đó phổ biến nhất là mặt, tay, môi và mí mắt.
Phân loại theo vị trí tổn thương có thể chia thành:
- Viêm da tiếp xúc ở mặt: Thường có tình trạng da mặt đỏ nề, mụn nước, tiết dịch.
- Viêm da tiếp xúc ở tay: Xuất hiện phổ biến nhất ở mu bàn tay, biểu hiện là những mụn nước có tiết dịch, da khô, bong vảy và tổn thương móng.
- Viêm da tiếp xúc ở da đầu: Da đầu đỏ, khô và bong tróc hình thành các mảng gầu rất ngứa.
- Viêm da tiếp xúc ở mí mắt: Vùng tổn thương phù nề, kết hợp với viêm kết mạc.
- Viêm da tiếp xúc ở dái tai: Thường do kích ứng với kim loại hoặc niken ở khuyên tai. Bệnh biểu hiện going chàm khô, có mụn nước, dịch tiết, dễ bội nhiễm.
- Viêm da tiếp xúc ở môi: Vùng da môi đỏ, khô, bong tróc, có thể tiết dịch, phù nề, chảy máu gây ngứa và đau rát.
- Viêm da tiếp xúc ở bàn chân: Thường gặp ở mu bàn chân nhiều hơn là lòng bàn chân. Bệnh thường gây tổn thương móng giống ở bàn tay.
Phân loại theo thể bệnh có thể chia thành:
- Viêm da tiếp xúc dị ứng hay viêm da tiếp xúc kích ứng: Là tình trạng viêm da do phản ứng dị ứng của cơ thể khi da tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên.
- Viêm da tiếp xúc bội nhiễm: Là tình trạng nặng hơn của viêm da tiếp xúc thông thường, khi vùng tổn thương bị nhiễm trùng.
Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc rất phức tạp
Bệnh viêm da tiếp xúc hình thành do phản ứng quá mẫn của hệ miễn dịch với một dị nguyên nào đó trong môi trường, khi tiếp xúc trực tiếp với da. Hiện nay, các nhà khoa học đã ghi nhận trên 3700 dị nguyên có thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc.
Có thể kể tới một số yếu tố dị nguyên chính thường gặp như:
- Các chất kim loại: niken, coban, đồng…
- Một số loại thuốc bôi
- Chất tạo màu
- Dung dịch dầu
- Một số lại keo dính, chất dẻo, cao su
- Thực phẩm
- Ánh sáng
Do số lượng dị nguyên có thể gây khởi phát bệnh quá lớn, nên nhiều trường hợp rất khó để xác định được yếu tố gây phản ứng quá mẫn, dẫn tới bệnh. Việc không xác định chính xác dị nguyên và loại bỏ chúng có thể khiến bệnh kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần.
Với nguyên nhân gây bệnh phức tạp như vậy, theo các chuyên gia khi điều trị viêm da tiếp xúc, bên cạnh việc loại bỏ triệu chứng bệnh và phục hồi tổn thương da, cần chú trọng nâng cao sức đề kháng, phục hồi hàng rào bảo vệ tự nhiên của da để giảm tối đa phản ứng quá mẫn khi tiếp xúc với dị nguyên.
Viêm da tiếp xúc có để lại sẹo không? Viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
Bệnh viêm da tiếp xúc gây ra những tổn thương nặng trên da, vì thế nhiều người lo ngại có thể hình thành sẹo sau khi bình phục. Viêm da tiếp xúc gây tình trạng mụn nước, lở loét hình thành các tổn thương sâu ở lớp biểu bì da. Nếu không được điều trị và khắc phục kịp thời, đúng cách bệnh hoàn toàn có thể để lại sẹo hoặc vết thâm lâu dài trên da. Do đó khi có dấu hiệu mắc bệnh, bệnh nhân nên tiến hành thăm khám và điều trị sớm để phòng tránh các biến chứng có thể xảy ra.
Về vấn đề viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi rất khó có thể khẳng định chính xác khoảng thời gian hết bệnh. Bởi điều này phụ thuộc rất nhiều vào vấn đề loại bỏ dị nguyên gây bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: Xử lý viêm da tiếp xúc ở vùng kín (bộ phận sinh dục)
Các cách điều trị bệnh viêm da tiếp xúc hiệu quả
Viêm da tiếp xúc là căn bệnh có nguyên nhân phức tạp, vì thế việc điều trị không hề dễ dàng. Để đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất, cần tìm ra được yếu tố dị nguyên gây phản ứng quá mẫn và loại bỏ chúng. Đồng thời điều trị để làm thuyên giảm triệu chứng bệnh và chữa lành các tổn thương trên da.
Trường hợp không thể tìm ra được dị nguyên, cần điều trị triệu chứng kết hợp các biện pháp nhằm nâng cao sức đề kháng và thể trạng để cơ thể có thể chống lại các dị nguyên, không hình thành phản ứng quá mẫn trên da. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc phổ biến nhất hiện nay.
Chữa viêm da tiếp xúc bằng phương pháp dân gian
Một số phương pháp chữa viêm da tiếp xúc tại nhà bằng mẹo dân gian đến nay vẫn được nhiều người áp dụng. Những mẹo dân gian này chủ yếu được truyền miệng từ người này sang người khác, sử dụng các loại cây lá có sẵn trong tự nhiên nên khá lành tính.
- Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá chè xanh: Dùng lá chè xanh đun nước uống hàng ngày. Đồng thời, lấy nước chè xanh ngâm rửa vùng da bị viêm da tiếp xúc để sát khuẩn, chống viêm và giảm ngứa.
- Chữa viêm da tiếp xúc bằng lá trầu không: Dùng lá trầu không rửa sạch, đun sôi với nước sạch dùng để ngâm rửa vùng da bị bệnh, giúp giảm ngứa và chống nhiễm trùng.
- Chữa viêm da tiếp xúc bằng cây sài đất: Cây sài đất rửa sạch, giữ nguyên cả cành và lá rồi đun thành nước tắm.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan, những phương pháp kể trên có thể làm giảm bớt phần nào các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm da tiếp xúc. Tuy nhiên những cách này hầu như không có tác dụng điều trị. Do đó người bệnh vẫn cần được thăm khám với bác sĩ chuyên khoa để điều trị bằng các biện pháp chính thống.
Cách chữa viêm da tiếp xúc bằng Tây y
Tây y hiện nay chưa có thuốc điều trị viêm da tiếp xúc đặc hiệu. Việc điều trị chủ yếu dựa vào tìm và loại bỏ dị nguyên gây bệnh, kết hợp điều trị triệu chứng. Nếu việc tìm ra dị nguyên gây bệnh thất bại thì bệnh có thể tái phát lại ngay khi tiếp xúc lại với yếu tố gây dị ứng. Phác đồ điều trị viêm da tiếp xúc trong giai đoạn cấp tính thường bao gồm:
- Rửa sạch vùng da tổn thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát trùng da.
- Kem bôi calamine hoặc kem có chứa hydrocortisone sử dụng trong những trường hợp bệnh nhẹ để làm giảm triệu chứng.
- Kem bôi chứa corticoid trong trường hợp tổn thương rộng và nặng hơn. Tuy nhiên loại kem này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ tác dụng phụ nên cần sử dụng thận trọng.
- Kháng sinh: Dùng trong trường hợp tổn thương trên da bị nhiễm trùng.
Khi điều trị bằng phương pháp Tây y, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua và dùng bất kỳ loại thuốc nào, bao gồm cả thuốc bôi và uống để phòng ngừa nguy cơ tác dụng phụ nguy hiểm có thể xảy ra, đặc biệt là thuốc chứa corticoid.
Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?
Để hỗ trợ điều trị hiệu quả căn bệnh viêm da tiếp xúc, bên cạnh việc tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị do bác sĩ tư vấn, bệnh nhân cần chú ý một số vấn đề trong sinh hoạt và ăn uống.
Kiêng cữ trong sinh hoạt khi bị viêm da tiếp xúc
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất, mỹ phẩm trong suốt thời gian bị bệnh.
- Tuyệt đối không gãi hoặc chà xát lên các vùng tổn thương da.
- Thận trọng với các hoạt động mạnh gây đổ nhiều mồ hôi sẽ khiến vùng tổn thương ngứa hơn và dễ bị nhiễm trùng.
- Sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, không chứa chất tẩy mạnh.
Kiêng cữ trong ăn uống hàng ngày
- Hạn chế ăn các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, ghẹ, cua, bề bề…
- Tránh ăn thực phẩm quá nhiều đường.
- Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, nhiều gia vị cay nóng.
- Hạn chế rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
Bên cạnh đó, bệnh nhân nên tăng cường ăn một số loại thực phẩm tốt cho da và hệ miễn dịch như:
- Rau xanh và các loại củ giàu chất xơ.
- Các loại trái cây giàu vitamin A, E, E.
- Một số loại ngũ cốc nguyên cám như gạo lứt, yến mạch…
Trên đây là những kiến thức cần thiết mà bệnh nhân viêm da tiếp xúc cần nắm rõ để nhận diện đúng bệnh và điều trị kịp thời. Để được tư vấn chính xác về tình trạng bệnh và phác đồ điều trị hiệu quả, bệnh nhân nên đến thăm khám trực tiếp tại Trung tâm Thuốc dân tộc. Hoặc chụp ảnh vùng da bị bệnh và gửi đến cho các bác sĩ tại Trung tâm kèm theo mô tả chi tiết triệu chứng bệnh.
Có thể bạn quan tâm
- Gợi Ý 9 Cách Chữa Viêm Da Tiếp Xúc Tại Nhà Hiệu Quả Nhất
- Bị viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm nhanh triệu chứng bệnh?
Từ khóa » Nốt Viêm Da Tiếp Xúc
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Nhân & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Viêm Da Tiếp Xúc - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng: Triệu Chứng Và Cách điều Trị, Phòng ...
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Bệnh Gì? Có Chữa Trị Tại Nhà được Không?
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc ở Trẻ
-
Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Và Cách Trị Tận Gốc Không Để Lại Sẹo
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Da Tiếp Xúc ở Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Giải Pháp điều Trị
-
Viêm Da Tiếp Xúc: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp ...
-
Phân Tích Hình ảnh Viêm Da Tiếp Xúc Giúp Bạn Nhận Biết Bệnh!
-
Viêm Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Da Quanh Miệng - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Dị ứng Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nhận Biết Và Chữa Trị đúng Cách
-
Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị