Phân Tích Hình ảnh Viêm Da Tiếp Xúc Giúp Bạn Nhận Biết Bệnh!
Có thể bạn quan tâm
Viêm da tiếp xúc là một trong những căn bệnh gây ra nhiều trở ngại, khó chịu trong cuộc sống, làm giảm chất lượng sinh hoạt. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp hình ảnh viêm da tiếp xúc ở nhiều góc độ, giúp nhận biết tình trạng bệnh một cách dễ dàng hơn!
Mục lục
- Viêm da tiếp xúc là gì?
- Viêm da tiếp xúc kích ứng
- Viêm da tiếp xúc dị ứng
- Hình ảnh viêm da tiếp xúc theo nguyên nhân
- Viêm da tiếp xúc dị ứng hình xăm
- Viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm, xà phòng
- Viêm da tiếp xúc với Niken
- Viêm da tiếp xúc khi gặp ánh sáng
- Viêm da tiếp xúc do chất độc tự nhiên, hóa chất công nghiệp
- Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
- Hình ảnh viêm da tiếp xúc theo triệu chứng
- Ngứa tùy thuộc vào cường độ tiếp xúc tác nhân bên ngoài
- Bong tróc và khô da
- Da bị đỏ vùng tổn thương
- Hình ảnh viêm da tiếp xúc qua liệu trình sử dụng Sodermix
Viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là phản ứng nhạy cảm của da đối với các tác nhân bên ngoài, khiến cho da trở nên tấy đỏ, đau, xuất hiện các mụn nước, bỏng rát, nứt nẻ… Bệnh xuất hiện khi da tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng hoặc kích ứng với hóa chất.
Để biết thêm thông tin về bệnh, bạn có thể đọc chi tiết tại bài: Viêm da tiếp xúc và những thông tin cần biết hoặc kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.Viêm da tiếp xúc kích ứng
Viêm da tiếp xúc kích ứng xảy ra ngay sau khi người bệnh tiếp xúc bằng cách nuốt, hít, tiêm hoặc chạm vào các chất gây kích ứng. Da bị suy yếu, tạo điều kiện cho các tác nhân bên ngoài ảnh hưởng đến cơ thể. Bệnh tồn tại dưới 2 dạng là cấp tính và mạn tính.
Viêm da tiếp xúc kích ứng cấp tính: Triệu chứng ban đầu là châm chích, đau, sau đó người bệnh cảm thấy ngứa. Khi nhìn vào vùng tổn thương, ban đầu thường có các vết hồng ban, sau đó xuất hiện mụn nước, các vết chợt và cuối cùng là đóng vảy.
Viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính: Bệnh kéo dài trên 6 tuần, cảm giác điển hình là ngứa hoặc đau, đôi khi vừa ngứa vừa đau. Các tổn thương da có thể thấy như khô da, nứt nẻ, sau đó là xuất hiện các hồng ban, tiếp đó là tróc vảy, tạo sừng. Cuối cùng là có các rãnh khe nứt, mày.
Viêm da tiếp xúc kích ứng cấp tính thường lành bệnh trong khoảng 2 tuần nếu điều trị đúng cách kết hợp loại trừ tác nhân gây kích ứng. Viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính thường kéo dài trên 6 tuần hoặc lâu hơn và dễ tái phát.
Viêm da tiếp xúc dị ứng
Các tổn thương do viêm da tiếp xúc dị ứng phụ thuộc rất nhiều vào vị trí, thời gian và mức độ nặng nhẹ. Hầu vết vị trí tổn thương tại một nơi cụ thể rồi lan đến các vùng xung quanh, toàn thân. Cũng như viêm da tiếp xúc kích ứng, viêm da tiếp xúc dị ứng cũng chia làm 2 loại bao gồm:
Viêm da tiếp xúc dị ứng cấp tính: Về mặt cảm giác, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa, sau đó dần dần chuyển sang đau. Thương tổn xuất hiện ban đầu là các mụn nước, hồng ban trong một vùng giới hạn như da ở cánh tay, bắp chân,…Sau đó là phù, sần. Nặng hơn là mụn nước bị vỡ. Có các vết chợt và cuối cùng là tạo mày, đóng vảy.
Viêm da tiếp xúc dị ứng mạn tính: Về mặt triệu chứng lại khá tương tự với viêm da tiếp xúc kích ứng mạn tính. Ngứa và đau, hoặc có khi chỉ một trong hai triệu chứng trên. Hình thành các mảng lichen hóa, da sần, vảy tróc tròn cứng, có các vết trầy xước do gãi nhiều, đỏ da hoặc vùng da xung quanh bị thâm. Thường lan rộng ra các vùng da lành lân cận.
Hình ảnh viêm da tiếp xúc theo nguyên nhân
Hình ảnh viêm da tiếp xúc dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết chính xác mình có mắc viêm da tiếp xúc hay không và loại viêm da tiếp xúc nào mình mắc phải, để lựa chọn phương pháp điều trị và phòng ngừa đúng nhất.
Viêm da tiếp xúc có thể được gây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau như tiếp xúc với hóa chất, do thời tiết,…
Viêm da tiếp xúc dị ứng hình xăm
Viêm da tiếp xúc do dị ứng với hình xăm đang ngày càng phổ biến, nguyên nhân do vật liệu xăm chứa chất người bệnh dễ phản ứng dị ứng. Trong đó có thể kể đến như xăm henna, hỗn hợp xăm chứa thành phần paraphenylenediamine (PPD).
Bệnh nhân dị ứng với PPD có trong hỗn hợp xăm nên xuất hiện các ban đỏ, da sần sùi, tạo vảy sừng theo vị trí tiếp xúc của hình xăm. Sau khi điều trị theo phác đồ, vùng tổn thương có thể để lại các di chứng tăng sắc tố trong một thời gian dài.
Viêm da tiếp xúc do dị ứng với hỗn hợp xăm tạm thời có thể chỉ bị đỏ vùng tiếp xúc với hóa chất và gây ngứa tùy thuộc vào cơ địa của từng người.
Phản ứng đầu tiên của hầu hết người bệnh thường bắt đầu là cảm giác ngứa, đi kèm với đỏ vùng tổn thương. Nếu không loại trừ ngay tác nhân, có thể khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng, để lại các di chứng kể cả khi được điều trị khỏi.
Muốn biết cách chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tìnhViêm da tiếp xúc do mỹ phẩm, xà phòng
Viêm da tiếp xúc do dị ứng mỹ phẩm hoặc xà phòng thường biểu hiện phát ban đỏ tại vị trí tiếp xúc, ngứa có thể ngày càng nghiêm trọng hơn, da bị khô, bong tróc do da mất đi lớp bảo vệ làm ẩm, nứt nẻ, đóng vảy.
Để biết thêm thông tin về viêm da tiếp xúc mỹ phẩm, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.Viêm da tiếp xúc với Niken
Viêm da tiếp xúc do Niken phát triển thường bắt đầu từ những nốt mẩn ngứa, nguồn Niken gây viêm có thể là nút khóa kim loại có trong quần jean hoặc các loại thắt lưng có khóa kim loại.
Ngoài các nốt mẩn ngứa, vùng viêm da có thể bị lichen hóa, để lại các vết thâm sau thời gian điều trị. Cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, tránh tiếp xúc với Niken và điều trị bằng corticosteroid (thường là dạng bôi).
Để hạn chế tiếp xúc với Niken, cần tránh sử dụng các loại quần jean có khóa, có thể dùng loại quần jean không cạp để bảo vệ da, không xỏ lỗ tai và tránh tiếp xúc với các loại trang sức kim loại khác.
Ba mẹ cần chú ý quan sát trẻ nhỏ bởi viêm da tiếp xúc do Niken thường xảy ra ở trẻ. Trẻ sơ sinh bị viêm da tiếp xúc thường xuyên quấy khóc làm trẻ mất sức, trẻ lớn hơn gãi vào vị trí tổn thương làm vùng viêm trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này.
Muốn biết cách chữa viêm da tiếp xúc hiệu quả nhất, bạn có thể kết nối Zalo chuyên gia TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được hướng dẫn, giải đáp tận tìnhViêm da tiếp xúc khi gặp ánh sáng
Ở một số người nhạy cảm với ánh nắng mặt trời, có thể bị tình trạng các nốt sần, phát ban theo mảng đỏ khi đứng trực tiếp dưới ánh nắng gay gắt. Các tổn thương xuất hiện sau vài giờ cho đến vài ngày sau khi đó, ở bất kì vị trí nào trên cơ thể như mặt, ngực, cánh tay, chân, kể cả ở mắt và môi.
Các tổn thương do ánh nắng mặt trời thường do sự tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím, đôi khi hiện tượng này xảy ra do trước đó người bệnh thoa một loại thuốc hoặc kem chống nắng, khi gặp ánh nắng gay gắt của mặt trời làm thay đổi cấu trúc của thuốc, làm cho cơ thể phản ứng lại với tác nhân gây hại này.
Ban đầu là ngứa, sau đó là các mẩn đỏ trên da, sưng tấy khu vực tổn thương, nổi mụn nước.
Để hạn chế tối đa tình trạng này, bạn có thể thay một loại kem chống nắng khác ít thành phần dễ kích ứng hơn hoặc sử dụng thêm nón, áo chống nắng để hạn chế tia cực tím tác động trực tiếp vào da.
Viêm da tiếp xúc do chất độc tự nhiên, hóa chất công nghiệp
Khi tiếp xúc với cây thường xuân độc mà cụ thể là sự tiếp xúc của da với urushiol – một chất nhựa độc gây dị ứng cao. Khiến cho da có các vết phồng rộp, đỏ, viêm, nổi da gà, ngứa. Phản ứng này rất mạnh nên hầu như tất cả những ai tiếp xúc với cây thường xuân độc đều mắc phải.
Cần loại bỏ nhựa cây tiếp xúc trực tiếp với da càng sớm càng tốt, phải được rửa bỏ và làm sạch da bằng xà phòng ít nhất 10 phút sau khi chạm vào nhựa cây.
Các vết phồng rộp có thể xuất hiện trong viêm da tiếp xúc khi nguyên nhân do chạm vào nước vôi và ánh nắng mặt trời. Do vôi chứa bergapten (5-methoxypsoralen) – một chất hóa học gây độc mạnh tại vị trí tiếp xúc.
Khi có các vết phồng rộp, mụn nước, người bệnh cần lưu ý không chủ động làm vỡ để tránh trường hợp nhiễm trùng da nặng hơn.
Để biết thêm thông tin về viêm da tiếp xúc hóa chất cũng như cách xử lý bệnh tối ưu, bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.Viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang
Đặc trưng khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang là các mụn nước kèm theo mủ, nóng và ngứa rát tại vị trí bị tổn thương, đôi khi kèm theo đau nhức. Nếu không chăm sóc vùng viêm và điều trị kịp thời, nơi viêm da có thể lan rộng ra xung quanh và càng ngày trở nên nghiêm trọng hơn.
Vùng da tổn thương có thể sưng to lên và đau nhức càng nhiều, khó khăn trong sinh hoạt, dịch ban đầu trong suốt, sau đó có thể chuyển sang màu đục nếu tình trạng viêm nặng hơn. Người bệnh cần chú ý tuyệt đối không chọc vỡ các bọc nước, dù chúng gây đau và khó chịu.
Khi kiến ba khoang bò lên người, bạn không nên đập chúng ngay vì thực tế nguyên nhân gây bệnh là chất độc Pavan có trong người chúng, chất độc này chỉ gây hại khi bị phóng thích ra ngoài và tiếp xúc trực tiếp lên cơ thể.
Muốn biết chi tiết về bệnh, đọc tại bài: Cách nhận biết và hướng điều trị viêm da tiếp xúc kiến ba khoang hoặc bạn có thể kết nối với Zalo chuyên gia theo số điện thoại TẠI ĐÂY hoặc gọi đến tổng đài tư vấn miễn cước 1800.6225 để được giải đáp nhanh nhất.Hình ảnh viêm da tiếp xúc theo triệu chứng
Một số triệu chứng điển hình mà hầu như ở bệnh nhân viêm da cơ địa nào cũng có như:
Ngứa tùy thuộc vào cường độ tiếp xúc tác nhân bên ngoài
Khi ngứa người bệnh thường có biểu hiện gãi nhưng càng gãi lại càng làm cho cơn ngứa nhiều hơn, đồng thời khiến cho vùng da vốn tổn thương nay lại khó lành lại, có thể kết vảy, chảy máu, nhiễm trùng nặng, khi lành để lại sẹo, vết thâm.
Không phải viêm da tiếp xúc nào cũng ngứa giống nhau, nó còn tùy thuộc rất nhiều vào da bạn tiếp xúc với lượng tác nhân bên ngoài như thế nào, có gãi hay không, có kiêng ăn uống hoặc sinh hoạt các yếu tố dễ tăng cơn ngứa hay không.
Hầu hết viêm da tiếp xúc kích ứng thường đau hơn là ngứa, trong khi đó viêm da tiếp xúc dị ứng khiến người bệnh ngứa rất dữ dội.Bong tróc và khô da
Khi viêm da tiếp xúc, vùng da tổn thương rất yếu, bị mất đi lớp bảo vệ và dưỡng ẩm nên rất dễ để tình trạng bong tróc xảy ra, các vùng bong da có thể theo mảng lớn, có các vết nứt khô.
Trong một số trường hợp nặng, da bị bong kèm theo chảy máu, đau. Sần sùi da bắt đầu khoảng vào giai đoạn giữa của viêm da tiếp xúc, đôi khi bị lichen hóa, da bong tróc tạo nên vảy, vùng da bị thâm đen.
Da bị đỏ vùng tổn thương
Triệu chứng điển hình mà tất cả các bệnh nhân viêm da tiếp xúc đều có, đó là khu vực da đang bị tổn thương trở nên đỏ hơn so với các vùng da còn lại trên cơ thể. Đỏ ở da có thể theo thành một mảng lớn hoặc lốm đốm từng vùng trên cơ thể.
Ngoài các triệu chứng điển hình phổ biến trên, người mắc viêm da tiếp xúc còn có thể bị nổi mụn nước, ổ viêm, lở loét tùy thuộc vào nguyên nhân gây viêm nhiễm cũng như mức độ mà người bệnh mắc phải.Hình ảnh viêm da tiếp xúc qua liệu trình sử dụng Sodermix
Mặc dù viêm da tiếp xúc không gây hại nhiều đến sức khỏe người mắc phải, thế nhưng lại tạo nên những phiền toái trong cuộc sống và trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu điều trị không đúng cách sẽ tạo nên những di chứng sau này như tạo sẹo, thâm đen vùng da hoặc tệ hơn là nhiễm trùng, đau đớn.
Điều trị viêm da tiếp xúc cần có sự kiên trì do bệnh thường kéo dài và khó điều trị dứt hoàn toàn. Tuy nhiên, hầu hết người mắc viêm da tiếp xúc đều phải điều trị bằng corticoid – một loại thuốc có nhiều tác dụng phụ trên cơ thể nếu điều trị dài ngày, nhất là đối với trẻ nhỏ, đối tượng dễ tổn thương khi điều trị.
Vậy giải pháp nào điều trị viêm da cơ địa an toàn nhưng vẫn hiệu quả?
Sodermix – Kem bôi điều trị viêm da tiếp xúc với thành phần Enzyme SOD chiết xuất hoàn toàn từ cà chua xanh Châu Âu, có khả năng khử các gốc tự do, chống oxy hóa. Đồng thời dưỡng ẩm da bằng các thành phần có trong dầu khoáng tự nhiên và dầu trái bơ, an toàn cho người sử dụng và ít tác dụng phụ.
Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy, sau khi dùng sản phẩm Sodermix khoảng 4 – 5 ngày đã giảm ngứa rõ rệt, các tổn thương da sau đó dần hồi phục. Sau 2 tuần điều trị, kích thước viêm da cơ địa giảm mạnh, kèm theo các nốt sần, vảy dần hết.
Sau 1 tháng, các triệu chứng thứ cấp gần như không còn, da dần mềm mượt trở lại.
Hiện nay, SODERMIX® đã được phân phối tại gần 5000 nhà thuốc trên khắp cả nước, bạn có thể tham khảo địa chỉ TẠI ĐÂY.
Hoặc bạn có thể đặt mua SODERMIX® online, giao hàng tận nhà bằng cách BẤM VÀO ĐÂY.
Lời kết
Viêm da cơ địa với những nguyên nhân khác nhau sẽ có những triệu chứng khác nhau, trên đây chỉ là những hình ảnh điển hình mà người bệnh có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết rõ bản thân có mắc viêm da tiếp xúc hay không và nguyên nhân bệnh từ đâu.
Xem thêm:
- Viêm da cơ địa đối xứng là bệnh gì? Dấu hiệu, điều trị
- Dùng thuốc ngứa 7 màu trị viêm da cơ địa mãi không khỏi?
- Bài thuốc đông y chữa viêm da dị ứng hiệu quả!
- Viêm da cơ địa sau sinh, mẹ cần biết những gì?
- Viêm da cơ địa ở môi xử lý như thế nào?
Từ khóa » Nốt Viêm Da Tiếp Xúc
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nguyên Nhân & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Viêm Da Tiếp Xúc - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Viêm Da Tiếp Xúc Do Côn Trùng: Triệu Chứng Và Cách điều Trị, Phòng ...
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Bệnh Gì? Có Chữa Trị Tại Nhà được Không?
-
[TỔNG QUAN] Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc ở Trẻ
-
Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc Và Cách Trị Tận Gốc Không Để Lại Sẹo
-
Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Viêm Da Tiếp Xúc ở Tay: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Giải Pháp điều Trị
-
Viêm Da Tiếp Xúc: Nguyên Nhân, Cách Nhận Biết Và Phương Pháp ...
-
Viêm Da Tiếp Xúc: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân & Cách Chữa Bệnh ...
-
Viêm Da Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Viêm Da Quanh Miệng - Bệnh Viện Da Liễu Trung ương
-
Dị ứng Viêm Da Tiếp Xúc Là Gì? Nhận Biết Và Chữa Trị đúng Cách
-
Bệnh Viêm Da Tiếp Xúc - Dấu Hiệu, Triệu Chứng Và Cách Chữa Trị