Bí ẩn đằng Sau Tục Thờ Chó đá 400 Tuổi Tại Ngôi Làng ở Hà Nội
Có thể bạn quan tâm
Bức tượng được đục đẽo bằng đá thô sơ, cao khoảng hơn 1 mét, có 13 con chó nhỏ quây quần xung quanh và được người dân trong làng kính cẩn gọi là Quan lớn Hoàng Thạch.
Ông Nguyễn Chí Cương, một cao niên trong làng và từng làm Trưởng ban di tích quần thể đình làng Địch Vĩ cho biết: “Khi tôi sinh ra, chó đá – Quan Hoàng Thạch đã có ở làng rồi, tôi được nghe các cụ cao niên trong làng kể lại và ghi chép cẩn thận để truyền đạt cho các thế hệ trẻ”.
Ông Cương kể, theo truyền thuyết, làng Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội) có 2 anh em, anh trai tên là Ngọc Tri và em trai tên là Hoàng Thạch. Anh đi đánh giặc, giao lại toàn bộ nhà cửa, ruộng vườn cho em trông nom. Khi tan giặc về, người anh trai thấy vợ có thai liền đổ ngờ cho em trai ở nhà làm điều bất chính với chị dâu. Không kìm được lòng ghen tức, người anh trai giận dữ chém chết em, mang xác vứt xuống sông và mắng rằng “đồ chó mái”.
Một thời gian sau, người vợ sinh ra 1 vật quái dị, người em được minh oan, xác người em hóa thành chó đá, thi thể trôi dạt khắp nơi. Người dân các nơi thấy hiếu kỳ bèn thử vớt lên xem nhưng đều không được.
Điều kỳ lạ là khi chó đá trôi đến làng Địch Vĩ, 4 thanh niên trong làng ở đây ra vớt thử thì thấy nhẹ tênh. Họ cùng nhau khênh về để tại làng và được người dân thờ phụng, gọi kính cẩn là Quan Hoàng Thạch.
Tục thờ cúng Quan lớn Hoàng Thạch có từ ngày bấy cho đến nay đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân trong làng.
Người dân làng Địch Vĩ cùng cho rằng, nhờ thờ thần chó đá nên dân làng được phù hộ làm ăn ngày một ấm no, thịnh vượng. Nhân dân đặt thần hiệu là “Hạ giới đại vương”, đưa vào phối thờ trong đình làng cùng với “Linh Lang đại vương”.
Nhấp ngụm trà, ông Cương tiết lộ: “Quan Hoàng Thạch rất linh thiêng, trước đây chúng tôi hay gọi là Quan lớn, người dân đi chợ hay đi đâu qua đó phải ngả nón, ngả mũ”.
Sau khi giải oan, làng Địch Vĩ và làng Hát Môn kết nghĩa anh em, nên trai gái 2 làng không được lấy nhau, nhưng vẫn còn 1 vài trường hợp thanh niên nam nữ yêu nhau thì dân làng vẫn chấp nhận cho làm đám cưới, nhưng không phổ biến.
Hàng năm, cứ đến ngày khai hạ, nhân dân làng Địch Vĩ lại mang lễ vật lên đền Hát Môn để dâng lễ và hội tế. Tục truyền rằng, chỉ khi nào có lễ của dân em Địch Vĩ mang lên thì dân anh Hát Môn mới khởi lễ 2 làng.
Trong 12 con giáp, chó là con vật gần gũi nhất với con người, nên có câu “con không chê bố mẹ khó, chó không chê chủ nghèo”. Tục dân gian coi chó là điềm lành “Mèo đến nhà thì khó, chó đến nhà giàu”.
Ông Cương cho biết thêm, người dân trong làng lấy “Quan Hoàng Thạch” như một vị bao công để xét xử những oan ức, chuyện éo le, khó phân giải của người đời: “Một người mất trộm, ra đặt lễ, kêu khấn rồi lại thấy của. Có người bị vu oan, ra cậy ngài để minh giải nỗi oan sai.
Hay đôi vợ chồng suýt bỏ nhau, đến thề thốt với ngài rồi lại đoàn tụ gia đình. Người buôn kẻ bán ở chợ quê gần đó năng cầu nguyện thì buôn bán gặp may”.
Như vậy, tục thờ chó đá, tôn chó đá làm Quan lớn cũng có lẽ có nó và đã trở thành nét văn hóa tín ngưỡng đặc trưng của người dân làng Địch Vĩ, đặc biệt vào các ngày rằm, mùng 1, Tết Nguyên Đán.
Từ khóa » Sự Tích Thờ Chó đá
-
Khám Phá Bí ẩn Tục Thờ Chó đá Của Người Việt | VOV.VN
-
Người Việt Xưa đã Thờ Chó đá - VnExpress
-
Tục Thờ Chó đá Của Người Việt Từ Xa Xưa - Thế Giới Di Sản
-
Giải Mã Bí ẩn Phong Tục Thờ Chó đá Theo Tín Ngưỡng Của Người Việt
-
Đặc Sắc Tục Thờ Chó đá ở Hà Nội
-
Phong Tục Thờ Chó đá Của Người Việt
-
Tục Thờ Chó – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỳ Lạ Ngôi Làng Có Tục Thờ Chó đá 400 Tuổi ở Hà Nội - Vietnamnet
-
Chuyện Lạ Về Tục Thờ Chó đá Có 1-0-2 Thế Giới Của Người Việt
-
Tục Thờ Chó đá, ý Nghĩa đời Sống Tâm Linh - Lăng Mộ đá
-
Tìm Hiểu Phong Tục Thờ Chó đá Của Người Việt
-
Làng Địch Vĩ Và Tục Thờ Chó đá - VOV World
-
Mai Một Tục Thờ Chó đá - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương
-
Chó đá - Linh Vật Trấn Yểm Bị Quên Lãng - Truyện Cổ Tích