Chó đá - Linh Vật Trấn Yểm Bị Quên Lãng - Truyện Cổ Tích
Có thể bạn quan tâm
Bạn đã từng nhìn thấy một bức tượng chó đá chưa? Đọc ngay bài viết Chó đá - Linh vật trấn yểm bị quên lãng này để học được nhiều điều thú vị về chó đá trong văn hoá lịch sử Việt nhé!
Chó đá là gì?
Không chỉ là loài vật trung thành và thông minh, chó còn được tin là con vật có thể đem lại may mắn, phúc lành. Trong văn hoá Việt, chó còn là linh vật trấn tà.
Với tên gọi khác là thạch linh cẩu, chó đá là một vị môn thần (vị thần gác cửa) và cũng là một trong chín linh vật có sức mạnh trấn trách, xua đuổi tà khí rất được tôn kinh trong phong thuỷ phương Đông và tín ngưỡng thờ cúng của người Việt.
Vì sao có tục thờ chó đá?
Theo quan niệm xưa, con chó nhà chỉ canh được phần dương, còn những điều xấu thuộc về phần âm sẽ do chó đá xua đuổi. Tục thờ chó đá của người Việt được thể hiện dưới hai hình thức:
- Chôn tượng chó đá trước cổng nhà như một linh vật xua đuổi bệnh tật, cầu phúc.
- Đặt chó đá trên bệ thờ như một thần linh để cầu cúng (một số nơi có cách gọi kính cẩn là quan Hoàng Thạch).
Thông thường việc có cửa ngõ, đường đâm thẳng vào nhà hay có đền chùa ở trước cửa nhà là điều kỵ. Bởi vậy, người xưa sẽ đựt chôn trước nhà một hay hai con chó đá để yểm tà khí và được sử dụng rộng rãi từ vua chúa, quý tộc đến quan lại vì niềm tin vào sức mạnh của vị môn thần này.
Vị trí đặt chó đá
Tượng chó đá được đặt theo hướng Đông Bắc - Tây Nam vì đây là hai hướng tam tài, tam lộc và ngũ phúc đẳng (sống lâu - giàu có - yên lành - có đức tốt - không vướng bận chuyện nhân gian).
Theo một số địa phương miền Bắc, chó đá thường được đặt theo đôi ở tư thế ngồi, đầu nghếch lên và mắt nhìn thẳng, dáng vẻ uy nghiêm để phát huy hết sức mạnh.
Đền Cẩu Nhi
Đền Cẩu Nhi có tên gọi khác là đền Thuỷ Trung Tiên (bà tiên dưới nước) ở ven hồ Trúc Bạch (Hà Nội) gắn liền với tục thờ chó đá. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, quyển 2, kỷ nhà Lý, truyện kể lại rằng có một con chó đẻ con có sắc trắng, đốm long đen thành hình hai chữ Thiên Tử - cũng là điểm năm Tuất sẽ sinh thiên tử, đó chính là năm vua Lý Công Uẩn ra đời (Năm 974).
Đền thờ Quan Hoàng Thạch
Làng Địch Vĩ, Đan Phượng, Hà Nội có một ngôi đền thờ tượng chó đá hơn 400 tuổi, được tôn làm Quan lớn ở làng. Quan lớn được tôn kính như một vị bao công xử xét chuyện oan ức hay như một vị thần sẽ được ban phúc lộc đến dân làng.
Xung quanh bức tượng Quan lớn Hoàng Thạch còn có 13 con chó nhỏ quây quần xung quanh.
Nguồn: Sách “Văn hoá tín ngưỡng Việt Nam”
Từ khóa » Sự Tích Thờ Chó đá
-
Khám Phá Bí ẩn Tục Thờ Chó đá Của Người Việt | VOV.VN
-
Người Việt Xưa đã Thờ Chó đá - VnExpress
-
Tục Thờ Chó đá Của Người Việt Từ Xa Xưa - Thế Giới Di Sản
-
Giải Mã Bí ẩn Phong Tục Thờ Chó đá Theo Tín Ngưỡng Của Người Việt
-
Đặc Sắc Tục Thờ Chó đá ở Hà Nội
-
Phong Tục Thờ Chó đá Của Người Việt
-
Tục Thờ Chó – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kỳ Lạ Ngôi Làng Có Tục Thờ Chó đá 400 Tuổi ở Hà Nội - Vietnamnet
-
Chuyện Lạ Về Tục Thờ Chó đá Có 1-0-2 Thế Giới Của Người Việt
-
Tục Thờ Chó đá, ý Nghĩa đời Sống Tâm Linh - Lăng Mộ đá
-
Tìm Hiểu Phong Tục Thờ Chó đá Của Người Việt
-
Làng Địch Vĩ Và Tục Thờ Chó đá - VOV World
-
Bí ẩn đằng Sau Tục Thờ Chó đá 400 Tuổi Tại Ngôi Làng ở Hà Nội
-
Mai Một Tục Thờ Chó đá - BaoHaiDuong - Báo Hải Dương