Tục Thờ Chó – Wikipedia Tiếng Việt

Tục thờ chóChó là động vật được nhiều nơi trên thế giới tôn thờ

Tục thờ chó hay một số nơi biến thể là tục thờ chó đá là các hình thức tín ngưỡng thờ cúng loài chó (thông thường là chó nhà). Tục thờ chó khá phổ biến ở nhiều dân tộc trên thế giới, và có ở hầu khắp thần thoại các dân tộc ở Đông Nam Á lục địa. Ban đầu tục này được cho là xuất phát từ các dân tộc chăn nuôi gia súc khu vực Tây Nam Á, với vai trò canh giữ đàn gia súc. Sau đó những người di cư Ấn–Âu từ thời đồng thau đã mang vào Đông Á truyền thống chăn nuôi cùng với tín ngưỡng thờ con chó. Việc thờ chó xuất phát từ vai trò của con chó trong đời sống xã hội của con người.

Vị thế tâm linh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thú giữ cửa

[sửa | sửa mã nguồn]
Tượng chó đá canh cửa tại Đình Cô Giang ở Đà Lạt, đây là ngôi đình thờ các linh vật thuần Việt gồm có hổ và chó và rồng Việt Nam

Ở Viễn Đông, con chó mang ý nghĩa biểu tượng là bạn gần gũi của con người và canh gác nhà cửa cho con người những cũng bị được xem như một con vật bẩn thỉu và đáng khinh. Ở Nhật Bản, chó là bạn trung thành của người, bảo hộ cho trẻ em và giảm nhẹ sự nhọc nhằn, đau đớn cho các sản phụ, chó (cùng với con khỉ) theo quan niệm của người Nhật là linh vật có khả năng khống chế đối với thủy quái gây ra động đất.[1] Chó đá ở nông thôn Trung Hoa có chức năng canh giữ yêu quái vào làng, có làng mang tên làng Chó Đá, chó đá không có vai vế như thần Thổ Địa, không thấy thắp nhang, trẻ con có thể tuỳ tiện cưỡi lên lưng nó.[2]

Ông tổ chó

[sửa | sửa mã nguồn]
Người Murut tin rằng mình là hậu duệ của chó sau một cuộc loạn luân

Ở nhiều nơi, chó được xem là thủy tổ huyền thoại của con người, nó hay được xem như một thủy tổ hoặc một anh hùng hơi dâm dục và thông thường liên quan đến loạn luân. Người Murut ở bắc Bornéo, chó vừa là tổ phụ huyền thoại vừa là anh hùng khai hoá, là đứa con đầu lòng của quan hệ loạn luân giữa một người đàn ông với em gái duy nhất của mình sống sót sau một cuộc đại hồng thủy.[2] Ở Mélanésie chó là thủy tổ của một trong bốn giai cấp xã hội. Chó là tổ phụ và biểu trưng của một số bộ tộc, có thể của chính người Hoa vì Bàn Cổ có thể trước đó là một con chó. Người Khuyển Nhung tự xưng tổ tiên là hai con chó trắng (Bạch Khuyển), sùng bái vật tổ chó trắng.

Cõi âm ty

[sửa | sửa mã nguồn]

Huyền thoại ở nhiều nước trên thế giới đều liên kết với con chó với Thần Chết, với âm phủ, với hạ giới, với những vương quốc vô hình do các thần âm ty hay thái âm điều khiển. Chức năng huyền thoại đầu tiên của chó, được ghi nhận khắp nơi trên thế giới là chức năng dẫn hồn, dẫn dắt con người trong bóng đêm của cõi chết. Từ chó ngao Cerbère cho đến Thot, Hécate, Hermès, những nhân vật dẫn dắt linh hồn, ở mọi giai đoạn lịch sử văn hoá phương Tây đều mượn bộ mặt của chó. Ở các bộ tộc Đức cổ, có một con tên là Garm, chuyên gác lối vào Niflheim, vương quốc của những người chết.

Một con chó được thờ sống ở Ấn Độ

Người Mêhicô cổ nuôi những con chó (như Xolotl) chuyên để làm bạn đồng hành và dẫn đường cho những người chết sang thế giới bên kia. Người ta chôn cùng người chết một con chó màu sư tử (màu lửa) để hộ vệ người quá cố. Tại Goatêmala, những người da đỏ Lacandon vẫn đặt ở bốn góc mộ của họ bốn tượng chó nhỏ bằng lá cọ. Chòm sao thứ 13 và là cuối cùng trong chòm sao Hoàng đạo Mêhicô là chòm sao Chó, nó dẫn dắt đến những ý niệm về sự chết, sự cáo chung, về thế giới dưới đất nhưng đồng thời cũng về sự khởi đầu, sự đổi mới.

Ở Xibia (Nga), người Gold bao giờ cũng chôn người chết cùng với con chó của người ấy. Tại Iran và Bactriane (Đại Hạ), người ta phó mặc chó cho những người chết, người già và những người mắc bệnh. Ở Bombay Ấn Độ, những người Parsi đặt một chó bên cạnh những người sắp chết, để cho người và chó nhìn vào mắt nhau. Khi một người đàn bà ở cữ chết, người ta đưa ra không phải một mà là hai con chó.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tục thờ chó ở Việt Nam
  • Tín ngưỡng thờ động vật
  • Tục thờ hổ
  • Tục thờ bò
  • Tục thờ ngựa
  • Tục thờ rắn
  • Tục thờ cá Ông

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Con chó trong các nên1 văn hóa”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập ngày 11 tháng 6 năm 2017.
  2. ^ a b “Con chó trong các nền Văn hóa: Trường Đại Học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh”. Bản gốc lưu trữ ngày 13 tháng 3 năm 2017. Truy cập 15 tháng 6 năm 2017.
  • x
  • t
  • s
Động vật trong văn hóa
Nhóm loài
12 Con giáp
  • Sửu
  • Dần
  • Mão
  • Thìn
  • Tỵ
  • Ngọ
  • Mùi
  • Thân
  • Dậu
  • Tuất
  • Hợi
Hoàng đạo
  • Cừu
  • Cua
  • Sư tử
  • Bọ cạp
  • Ngựa
Tứ linh
  • Long
  • Lân
  • Quy
  • Phụng
Tứ tượng
  • Thanh Long
  • Bạch Hổ
  • Huyền Vũ
  • Chu Tước
Tứ đại hung thú
  • Thao thiết
  • Hỗn Độn (混沌)
  • Đào Ngột (梼杌)
  • Cùng Kỳ (穷奇)
Ngũ hình
  • Rồng
  • Rắn
  • Hổ
  • Báo (en)
  • Hạc
  • Khỉ
  • Bọ ngựa
  • Chim Ưng (en)
Lục súc
  • Ngựa
  • Trâu/Bò
  • Dê/Cừu
  • Chó
  • Lợn
Ngũ Long
  • Thanh Long
  • Xích Long
  • Hắc Long
  • Hoàng Long
  • Bạch Long
Ngũ Hổ
  • Bạch Hổ
  • Hắc Hổ
  • Xích Hổ
  • Hoàng Hổ
  • Thanh Hổ
Giống loài
Loài thú
  • Sư tử
  • Hổ
  • Báo
  • Mèo
  • Gấu
  • Sói
  • Chó
  • Cáo
  • Khỉ
  • Khỉ đột
  • Voi
  • Tê giác
  • Trâu
  • Ngựa
  • Lừa
  • Cừu
  • Hươu nai
  • Lợn
  • Lợn rừng
  • Thỏ
  • Chuột
  • Dơi
  • Chuột túi
  • Gấu túi (en)
  • Nhím (fr)
  • Chồn sói (fr)
  • Sói đồng (en)
  • Đười ươi (en)
  • Cá hổ kình (en)
  • La (fr)
  • Báo đốm (en)
  • Báo hoa mai (en)
  • Linh cẩu đốm (en)
  • Chồn (en)
  • Yeti
Loài chim
  • Đại bàng
  • Thiên nga
  • Hạc
  • Quạ
  • Bồ câu
  • Chim cánh cụt
  • Vịt (ru)
  • Chim yến (en)
  • Chim cưu (fr)
Bò sát
  • Rồng
  • Rắn
  • Rùa
  • Cá sấu
  • Khủng long
  • Bạo long (en)
  • Kiếm long (en)
  • Raptor (en)
Loài cá
  • Cá chép
  • Cá mập
  • Cá chó (en)
Lưỡng cư
  • Ếch/Cóc
  • Sa giông (en)
Côn trùng
  • Nhện
  • Bọ cạp
  • Ong (en)
  • Kiến (en)
  • Ve sầu (en)
  • Bọ hung (en)
  • Gián (en)
Loài khác
  • Chân đầu
  • Chân khớp
  • Ký sinh vật
  • Nhuyễn thể (en)
  • Mực khổng lồ (en)
  • Giun trùng (en)
  • Sinh vật
  • Vi sinh vật (en)
Tín ngưỡngvà Tôn giáo
Trong tôn giáo
  • Kinh Thánh
  • Hồi giáo
  • Phật giáo
  • Ấn Độ giáo
Tục thờ thú
  • Thờ bò
  • Thờ ngựa
  • Thờ hổ
  • Thờ gấu
  • Thờ chó
  • Thờ cá voi
  • Thờ rắn
  • Thờ côn trùng
  • Thờ ếch
Sinh vật huyền thoại
  • Sinh vật huyền thoại Nhật Bản
  • Sinh vật huyền thoại Việt Nam
  • Sinh vật huyền thoại Trung Hoa
Sinh vật huyền thoạiPhương Tây
  • Kỳ lân
  • Rồng
  • Phượng hoàng
Khác
  • Linh vật
  • Biểu tượng quốc gia
  • Sinh vật đáng sợ
  • Quái vật lai
  • Chúa sơn lâm
  • Kỵ tọa thú
  • Súc sinh
  • Loài ô uế
  • Loài thanh sạch
  • Bốn hình hài
  • Tượng hình quyền
  • Nghệ thuật động vật
  • Hình hiệu thú
  • Truyện kể loài vật
  • Phim về động vật
  • Biểu trưng loài vật
  • Động vật hình mẫu
  • Nhân hóa
  • Thú hóa
  • Biến hình
  • Ẩn dụ
  • Sinh vật bí ẩn
  • x
  • t
  • s
Tín ngưỡng
Tín ngưỡng dân gian
  • Campuchia
  • Hàn Quốc
  • Lào
  • Nhật Bản
  • Thái Lan
  • Trung Quốc
  • Việt Nam
Thờ tự nhiên
  • Động vật
    • cá Ông
    • chó
    • côn trùng
    • ếch
    • gấu
    • hổ
    • ngựa
    • rắn
  • Lửa
  • Sinh thực khí
  • Vật tổ
  • Nước
  • Thiên thể

Từ khóa » Sự Tích Thờ Chó đá