Bị Bong Gân đầu Gối Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần đi Viện?

1. Bong gân đầu gối có nguy hiểm không?

Khớp đầu gối là nhóm khớp khá quan trọng trong việc giữ thăng bằng cơ thể, hỗ trợ nâng đỡ toàn bộ cơ thể và giúp việc di chuyển của chúng ta linh hoạt hơn. Trong hệ thống khớp gối sẽ có 4 nhóm dây chằng chính giữ vai trò như những sợi lò xo chắc chắn để vận động chân một cách uyển chuyển nhất: 2 dây chằng có vai trò giúp di chuyển tiến và lùi, 2 dây chằng còn lại giữ vai trò hỗ trợ di chuyển sang 2 bên.

Bong gân đầu gối là tình trạng các sợi dây chằng ở khớp gối bị chấn thương và kéo giãn ra một cách đột ngột khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu. Trường hợp nhẹ thì dây chằng sẽ bị giãn hoặc rách một phần, và nếu nghiêm trọng hơn thì có thể bị rách 1 - 2 nhóm dây chằng hay thậm chí toàn bộ nhóm dây chằng có trong đầu gối.

Bong gân đầu gối gây ra các cơn đau nhức cực kỳ khó chịu

Bong gân đầu gối gây ra các cơn đau nhức cực kỳ khó chịu

Tình trạng bong gân đầu gối không chỉ là hiện tượng giãn hoặc rách dây chằng mà toàn bộ các cấu trúc có trong đầu gối đều sẽ bị tổn thương, đặc biệt là vùng xương ống và xương đùi tiếp giáp với khớp đầu gối. Chính vì vậy, người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn không chỉ ở một phần đầu gối mà sẽ lan rộng ra cả cẳng chân.

Thời gian để người bệnh hồi phục hoàn toàn sau khi bị bong gân đầu gối thường mất 2 - 3 tuần với những trường hợp nhẹ, và có thể mất hơn 3 tháng đối với tình trạng bong gân nghiêm trọng.

2. Chẩn đoán tình trạng bong gân đầu gối như thế nào?

Người bệnh sau khi gặp chấn thương vùng đầu gối và xuất hiện các triệu chứng sau đây thì có khả năng bị bong gân đầu gối:

  • Đầu gối bị sưng tấy và bầm tím.

  • Đau nhức khó chịu, có thể không đứng dậy được hoặc di chuyển khó khăn.

  • Cảm giác có tiếng lạo xạo trong đầu gối hoặc nghe được tiếng như cơ bị đứt.

  • Bị co cơ vùng đầu gối và các vùng lân cận.

Khi bị bong gân đầu gối ở dạng nhẹ, người bệnh có thể đứng dậy đi lại và chỉ hơi đau nhức thì việc xử lý có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, nếu có hiện tượng đau nhức quá nhiều, khó khăn trong việc di chuyển chân và từng có tiền sử bị bong gân hoặc bệnh về xương khớp thì phải lập tức đưa người bệnh đến bệnh viện để kiểm tra ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các biện pháp như sau để chẩn đoán bệnh:

  • Đầu tiên sẽ là khám lâm sàng bằng cách kiểm tra đầu gối (di chuyển đầu gối theo nhiều hướng để xác định nhóm dây chằng có thể bị tổn thương) kết hợp với việc tìm hiểu thông tin các bệnh lý nền về xương khớp của người bệnh cũng như tiền sử mắc bệnh.

  • Sử dụng phương pháp chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ MRI vùng đầu gối nhằm kiểm tra kỹ hơn vùng dây chằng bị thương tổn cũng như xác định xương khớp có bị ảnh hưởng nhiều hay không.

  • Trường hợp người bệnh bị sưng đầu gối quá to và bầm tím thì các bác sĩ sẽ chỉ định chọc kim để rút bớt dịch nhằm đảm bảo quá trình hồi phục nhanh hơn. Trong một vài trường hợp có nghi ngờ bệnh viêm nhiễm xương khớp thì dịch được rút ra sẽ được mang đi xét nghiệm.

Bong gân đầu gối có thể phải chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh

Bong gân đầu gối có thể phải chụp cộng hưởng từ MRI để kiểm tra mức độ nghiêm trọng của bệnh

3. Điều trị bong gân đầu gối và các biện pháp phòng tránh

Dù tình trạng bong gân đầu gối đang ở mức nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng thì việc xử lý ngay tại chỗ cũng cần được thực hiện. Dưới đây là một số phương pháp sơ cứu tại chỗ mà mọi người đều có thể thực hiện:

  • Chườm đá lạnh giúp đầu gối bệnh nhân bớt sưng tấy tuy nhiên cần lưu ý nên bọc đá qua khăn chườm 10 - 15 phút. Bệnh nhân cần chườm khoảng 2 - 3 lần/ ngày trong 2 - 3 ngày hoặc cho tới khi hết sưng.

  • Hãy nâng chân lên cao hơn một chút khi nằm để giảm trọng lực dồn vào chân. Nên sử dụng gối mềm để kê chân.

Trường hợp bong gân đầu gối nhẹ người bệnh chỉ cần nằm nghỉ ngơi và chườm đá là có thể hồi phục kha khá rồi. Nhưng nếu tình trạng không thuyên giảm hoặc xuất hiện các cơn đau bất thường thì hãy tìm cách đưa người bệnh đến bệnh viện ngay. Có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau tạm thời trong khi di chuyển đến cơ sở y tế để khám chữa bệnh.

Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán bệnh tình mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cụ thể hơn. Trường hợp không quá nghiêm trọng bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau, chống viêm NSAID và kết hợp băng nẹp cố định vùng đầu gối. Nẹp đầu gối không được quá lỏng nhưng cũng không được chặt quá vì việc lưu thông máu sẽ bị ảnh hưởng.

Nếu bệnh nhân bị bong gân đầu gối mức độ nghiêm trọng, các nhóm dây chằng hầu như bị đứt hết thì cần phải thực hiện phẫu thuật nối dây chằng. Loại phẫu thuật này đòi hỏi kỹ thuật y khoa khá cao vì vậy người bệnh hãy tìm tới các cơ sở y tế uy tín để được hỗ trợ tốt nhất.

Trường hợp bong gân khiến dây chằng bị đứt hoàn toàn thì phải thực hiện phẫu thuật nối dây chằng

Trường hợp bong gân khiến dây chằng bị đứt hoàn toàn thì phải thực hiện phẫu thuật nối dây chằng

Người bệnh bị bong gân đầu gối dù ở mức độ nhẹ hay nghiêm trọng thì cũng nên chú ý đến các lưu ý từ bác sĩ chuyên khoa như sau:

  • Tuyệt đối không cố gắng di chuyển khi mới bị chấn thương, các sợi dây chằng có thể giãn ra nhiều hơn hoặc thậm chí bị đứt hoàn toàn. Nếu muốn di chuyển cần phải có nạng hỗ trợ.

  • Có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau, ngừa viêm nhưng không được lạm dụng vì có thể sẽ gặp tác dụng phụ từ thuốc.

  • Nên tập các bài tập chân theo sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa trong quá trình khớp đầu gối đang hồi phục.

Quý bạn đọc nếu gặp phải tình trạng bị bong gân đầu gối hoặc gặp các vấn đề về xương khớp khác thì hãy liên hệ với bệnh viện đa khoa MEDLATEC. Thông qua đường dây nóng 1900 56 56 56 của viện, bạn có thể dễ dàng liên hệ đặt lịch khám chữa bệnh tại viện một cách dễ dàng và được hỗ trợ tốt nhất.

Từ khóa » Bong Gân Sau đầu Gối