Chấn Thương Dây Chằng đầu Gối: Dấu Hiệu Và Phương Pháp điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Theo thống kê, có khoảng 70% chấn thương thể thao, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt… liên quan đến khớp gối, phổ biến nhất là chấn thương dây chằng đầu gối. Nếu không được chẩn đoán đúng, điều trị kịp thời và triệt để, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm khả năng vận động và tái phát chấn thương.
THS.BS Trần Anh Vũ, Phó Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP.HCM cho biết, dây chằng là một dải ngắn gồm các mô liên kết sợi cứng, chủ yếu bao gồm các phân tử collagen dài và dai. Các dây chằng liên kết xương này với xương khác, có nhiệm vụ ổn định các khớp cũng như ngăn chặn chuyển động bất thường của xương bánh chè, xương đùi, xương chày. Khi bị giãn hoặc đứt một trong những dây chằng này, đầu gối sẽ bị tổn thương, gây nên những cơn sưng đau cho vùng xung quanh và khiến người bệnh bị hạn chế vận động trong các hoạt động thường ngày.
Cấu tạo dây chằng đầu gối
Các xương cấu tạo đầu gối sẽ được kết nối với nhau nhờ hệ thống dây chằng khớp gối gồm:
- Dây chằng chéo trước (ACL): nằm ở trung tâm của đầu gối, có chức năng điều khiển chuyển động quay và chuyển động về phía trước của xương chày (xương cẳng chân).
- Dây chằng chéo sau (PCL): nằm ở phía sau đầu gối, điều khiển chuyển động ra sau của xương chày.
- Dây chằng giữa gối (MCL): kéo dài từ mặt trong của đầu trên xương chày lên mặt trong của đầu dưới xương đùi, giúp giữ ổn định cho đầu gối bên trong.
- Dây chằng bên ngoài (LCL): là dây chằng nằm bên ngoài đầu gối tạo thành một góc hẹp ở phía sau, giữ ổn định mặt ngoài đầu gối.
Xem thêm: Những điều cần biết về cấu tạo, chức năng của khớp gối cũng như hệ thống dây chằng
Các chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp
Chấn thương có 3 mức độ phân loại:
- Độ 1: Dây chằng bị tổn thương mức độ nhẹ (còn gọi là bong gân đầu gối), khớp gối vẫn được giữ ổn định.
- Độ 2: Dây chằng đứt một phần (tổn thương mức độ trung bình), khớp gối bắt đầu có dấu hiệu lỏng lẻo.
- Độ 3: Dây chằng đầu gối bị đứt hoàn toàn (tổn thương mức độ nặng), khớp gối không còn ổn định mà trở nên lỏng lẻo.
Bệnh nhân vẫn có thể đi lại sau chấn thương dây chằng, tuy nhiên các cơn đau sẽ tồi tệ hơn sau vài ngày. Nếu không được phát hiện và có phương pháp điều trị phù hợp có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn.
Trên thực tế, hiện tượng dây chằng đứt một phần rất hiếm gặp, chủ yếu là đứt hoàn toàn hoặc đứt gần như hoàn toàn. Các loại chấn thương dây chằng đầu gối thường gặp là:
1. Chấn thương dây chằng chéo trước (ACL)
Chấn thương này xảy ra do trẹo đầu gối khi người bệnh thay đổi hướng quá nhanh, dừng lại đột ngột, tiếp đất không tốt sau một bước nhảy hoặc va chạm với lực mạnh (trong tai nạn xe máy, tai nạn trong sinh hoạt hàng ngày). Chấn thương dây chằng chéo trước phổ biến hơn trong các môn thể thao cường độ cao như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền…
Khi dây chằng chéo trước bị chấn thương, bạn sẽ nghe thấy tiếng “rắc” phát ra từ vùng đầu gối, đồng thời cảm thấy vùng này trở nên lỏng lẻo. Một số triệu chứng khác của chấn thương dây chằng chéo trước là:
- Sưng trong vòng 24h, phải chườm đá lạnh và cố định vùng gối một thời gian mới hết
- Đau nhiều ở vùng gối trước, nhất là khi di chuyển
- Hạn chế vận động khớp gối
- Teo cơ, khiến khớp gối yếu dần
2. Chấn thương dây chằng chéo sau (LCP)
Dây chằng chéo sau lớn và mạnh hơn dây chằng chéo trước nên ít bị tổn thương hơn. Nguyên nhân chính dẫn đến chấn thương dây chằng chéo sau là do một lực tác động mạnh khiến cơ thể ngã khuỵu xuống và dồn toàn bộ lực lên đầu gối, dẫn tới tổn thương dây chằng chéo sau.
Chấn thương dây chằng chéo sau có thể xảy ra cấp hoặc mãn tính. Cấp tính là khi tai nạn đến một cách đột ngột, bất ngờ; còn mãn tính là hiện tượng chấn thương xảy ra từ lâu nhưng người bệnh cố chịu đựng, âm ỉ trong suốt thời gian dài.
Các dấu hiệu cho thấy bạn bị chấn thương dây chằng chéo sau gồm:
- Đau dữ dội ở vùng gối, khớp gối lỏng lẻo. Người bệnh gặp khó khăn khi đi lại và gần như không thể vận động mạnh như bình thường.
- Đầu gối sưng chỉ vài giờ sau chấn thương, khớp gối lỏng.
- Hai đùi bất cân xứng: Ở phía bên chân gặp tai nạn, đùi sẽ teo hơn và phần đầu trên của cẳng chân bị trượt về phía sau.
- Thoái hóa khớp gối: Tình trạng này xảy ra đối với trường hợp chấn thương dây chằng chéo sau mãn tính. Khớp gối ngày càng đau, sưng phù.
3. Chấn thương dây chằng bên trong gối (MCL)
Loại chấn thương thể thao này hay gặp ở các vận động viên, đặc biệt là những người chơi các môn có cường độ cao, dễ va chạm như bóng đá, bóng chuyền… Đứt dây chằng bên trong thường xảy ra do tác động trực tiếp lên mặt ngoài khớp gối. Lực này khiến mặt ngoài khớp gối cong lại, mặt trong phải mở ra quá mức khiến dây chằng giữa gối bị rách và tổn thương.
Những biểu hiện cho thấy bệnh nhân bị chấn thương dây chằng giữa gối gồm:
- Đau ở mặt trong khớp gối, đau nhiều khi di chuyển và vận động, có thể kèm theo sưng. Cơn đau âm ỉ, liên tục khiến người bệnh ngủ không yên giấc.
- Khớp lỏng lẻo, cảm giác có tiếng lạo xạo bên trong khớp gối khi nhấc chân lên.
- Chỗ đau bị bầm tím.
- Khó khăn khi đi lại vì cảm giác khớp gối cứng, kẹt khớp.
4. Chấn thương dây chằng gối bên ngoài (LCL)
Dây chằng bên ngoài giúp ổn định mặt ngoài của đầu gối. Do đó, chấn thương đứt dây chằng bên ngoài thường xảy ra khi đầu gối bị ép “từ trong ra ngoài” do một lực mạnh tác động vào đầu gối như: va chạm thể thao hoặc tai nạn xe cơ giới. Tổn thương của dây chằng ngoài ít phổ biến hơn so với tổn thương dây chằng giữa, nhưng nghiêm trọng hơn và việc điều trị cũng phức tạp hơn.
Chấn thương dây chằng bên ngoài sẽ gây ra các triệu chứng căng cơ, sưng và đau nhiều. Khớp gối cũng mất đi sự ổn định, khiến người bệnh đi không vững, khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày.
Điều trị các chấn thương dây chằng đầu gối thế nào?
Chấn thương dây chằng mức độ nhẹ có thể tự lành nếu được chăm sóc đúng cách. Để khớp gối chóng lành, bạn cần:
- Cho đầu gối nghỉ ngơi: Hạn chế di chuyển, cử động mạnh vùng gối, tránh các tác động lên gối để giảm thiểu cơn đau. Nếu được, bạn nên sử dụng nạng cho tới khi không còn đau nhiều nữa.
- Trong vòng 24h sau chấn thương, cần chườm lạnh đầu gối từ 20-30 phút sau mỗi 3-4 giờ để giảm sưng và đau. Tiếp tục thực hiện chườm lạnh trong 2-3 ngày sau đó hoặc đến khi hết sưng.
- Nâng cao đầu gối bằng cách kê một chiếc gối phía dưới trong lúc nằm hoặc ngồi.
- Mang nẹp đầu gối để ổn định vùng bị tổn thương, đồng thời bảo vệ gối không bị chấn thương thêm.
- Uống thuốc giảm đau chống viêm. Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
- Vật lý trị liệu cho khớp gối: Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ thiết lập các bài tập giúp bạn:
- Kiểm soát cơn đau và sưng phù;
- Hiệu chỉnh cơ sinh học và duy trì sự ổn định của các khớp;
- Ngăn ngừa chấn thương tái phát;
- Cải thiện các triệu chứng khác như viêm gân, khó cử động chân và yếu cơ.
Khi nào cần phẫu thuật chấn thương dây chằng đầu gối?
Sau khi thăm khám, đánh giá mức độ chấn thương, Bác sĩ sẽ quyết định bạn có cần phẫu thuật hay không. Nếu dây chằng bị đứt một phần có thể không cần phẫu thuật. Trong trường hợp dây chằng đứt hoàn toàn hoặc giãn quá giới hạn, phẫu thuật tái tạo dây chằng khớp gối là lựa chọn tốt nhất.
Xem chi tiết câu trả lời tại bài viết này.
Phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đang được áp dụng tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có độ an toàn cao, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, ít đau, sẹo mổ nhỏ… Sau phẫu thuật, bệnh nhân hồi phục nhanh chóng, đi lại và sinh hoạt bình thường như chưa hề trải qua chấn thương nhờ phối hợp phẫu thuật điều trị và tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Hiện tại, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học Thể thao Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh thực hiện các phương pháp phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng đầu gối sau:
- Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước bằng các kỹ thuật như: kỹ thuật một bó, hai bó, ghép gân Hamstring tự thân, gân đồng loại…
- Phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo sau với các kỹ thuật cao: kỹ thuật một bó, hai bó ba đường hầm, hai bó bốn đường hầm, kỹ thuật tất cả bên trong.
- Khâu sụn chêm hoặc sửa sụn chêm trong các trường hợp rách sụn chêm khớp gối do chấn thương.
- Nội soi điều trị viêm màng hoạt dịch khớp gối…
Cách phòng tránh chấn thương dây chằng đầu gối
Tổn thương dây chằng đầu gối khó có thể ngăn ngừa một cách tuyệt đối. Tuy nhiên, nếu bạn là người có nguy cơ cao gặp phải các chấn thương này (như vận động viên thể thao chuyên nghiệp và không chuyên), hãy ghi nhớ những cách sau để giảm thiểu tối đa nguy cơ chấn thương:
- Luôn khởi động kỹ trước khi chơi thể thao;
- Thực hành kỹ thuật tiếp đất đúng sau khi bật nhảy;
- Tăng cường độ tập luyện lên từ từ để khớp gối quen dần, tránh tập cường độ cao đột ngột;
- Không tập luyện cường độ cao liên tục trong thời gian dài. Giống như các bộ phận khác trên cơ thể, khớp gối cũng cần được nghỉ ngơi để duy trì độ linh hoạt, dẻo dai;
- Các bài tập với tạ như squat, deadlift rất cần thiết để tăng sức mạnh cho cả cơ và dây chằng. Cơ bắp khỏe sẽ giảm tải bớt áp lực cho dây chằng;
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng rất quan trọng trong việc phòng ngừa chấn thương dây chằng đầu gối, đặc biệt đối với các vận động viên. Chế độ ăn cần tăng cường thực phẩm giàu protein (các loại thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu…), canxi (hải sản có vỏ, sữa, đậu phụ…) và vitamin D (cá hồi, cá ngừ, nấm, trứng…) để duy trì cơ, xương, khớp và dây chằng khỏe mạnh.
Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại và cao cấp phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Trong số đó phải kể đến công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens, nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Bên cạnh đó, sau phẫu thuật, bệnh nhân còn được hướng dẫn tập vật lý trị liệu – phục hồi chức năng bởi đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao giúp tăng hiệu quả điều trị và nhanh chóng hồi phục.
Để đăng ký khám và điều trị tại Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách vui lòng liên hệ
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Trên đây là tất cả các dấu hiệu và phương pháp điều trị chấn thương dây chằng đầu gối phổ biến nhất hiện nay. Hãy cùng bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tìm hiểu thêm nhiều vấn đề liên quan tới chấn thương chỉnh hình và cơ xương khớp của bạn nhé!
Từ khóa » Bong Gân Sau đầu Gối
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Chấn Thương Bong Gân đầu Gối - Vinmec
-
Bị Bong Gân đầu Gối Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần đi Viện?
-
Bị Bong Gân đầu Gối Nên Làm Gì? Triệu Chứng & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Một Số Mẹo Chữa Bong Gân đầu Gối đơn Giản Tại Nhà
-
Bong Gân đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi Theo Từng CẤP ĐỘ & Cách Xử Lí?
-
Bong Gân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Cơ đằng Sau đầu Gối, Triệu Chứng Nguy Hiểm Không Nên Chủ Quan
-
Bong Gân Đầu Gối Bao Lâu Khỏi? Cách Trị, Phục Hồi Nhanh
-
Bong Gân đầu Gối
-
Phục Hồi Sau Bong Gân Và Trẹo Gối | VIAM
-
Cách để Trị Bong Gân Đầu Gối - WikiHow
-
Bong Gân, Trật Khớp Phải Làm Sao? Cách Phân Biệt Và điều Trị
-
Chấn Thương đầu Gối Và Phương Pháp điều Trị | Bệnh Viện Gleneagles
-
Bong Gân Khớp Gối Và Những Hiểm Họa Khôn Lường