Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi? Điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
11:44 | 09/0610+ thuốc trị ghẻ nước nhanh khỏi, hết ngứa (bôi + uống)
2:34 | 09/06Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết
2:05 | 09/06Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
1:20 | 05/06Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị
4:06 | 05/06Mẹo chữa ghẻ bằng lá xoan nhanh hết ngứa
4:19 | 05/06Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi
2:54 | 05/06Ghẻ nước là gì? Có tự khỏi không? Cách điều trị
3:16 | 05/0610 cách trị ghẻ ngứa tại nhà đơn giản, hiệu quả nhanh
3:39 | 05/06Ghẻ phỏng là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết Kim Nhật Linh 1:03 - 09/06/2023Đánh giá bài viết
4.3/5 - (14 bình chọn)Đặt lịch hẹn
Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết
Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Điều cần biết
Đặt lịch
Đối với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng các cách điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần lưu ý điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống. Đồng thời nên kiêng kỵ đúng cách để rút ngắn thời gian điều trị bệnh, phòng ngừa bệnh tiến triển và gây viêm nhiễm. Vậy người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Thông qua thông tin trong bài viết người bệnh sẽ hiểu hơn về vấn đề này.
Bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi?
Ghẻ nước xảy ra khi ký sinh trùng ghẻ (cái ghẻ) xâm nhập và phát triển trên da. Loại ký sinh trùng này có tên khoa học là Sarcoptes Scabiei Hominis, có kích thước rất nhỏ, chỉ dao động trong khoảng 0,3 – 0,5mm. Sau khi bám trên bề mặt da, ký sinh trùng ghẻ sẽ sinh sôi, đào hang và đẻ trứng, sau đó thải ra các chất gây kích ứng da và làm phát sinh bệnh ghẻ.
Khi bị ghẻ nước, bệnh nhân sẽ có cảm giác ngứa ngáy nghiêm trọng. Đặc biệt cơn ngứa sẽ trở nên nặng nề hơn vào ban đêm. Ngoài ra vùng da bệnh xuất hiện nhiều mụn nước có kích thước như hạt đậu, bên trong chứa dịch, đồng thời trên bề mặt da xuất hiện các rãnh ghẻ có chiều dài từ 2 – 4mm. Triệu chứng này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, ngón tay, kẽ ngón chân và vùng kín.
Thông thường để điều trị bệnh ghẻ nước, tiêu diệt cái ghẻ, phòng ngừa bệnh lan rộng và gây viêm nhiễm, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bên cạnh đó để đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh và hạn chế phát sinh những vấn đề không mong muốn, người bệnh cần lưu ý thêm chế độ sinh hoạt và ăn uống, đặc biệt nên kiêng kỵ đúng cách.
Vậy người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi? Theo các chuyên gia, người bị ghẻ nước nên kiêng ăn các loại thực phẩm và những điều sau đây:
1. Thịt gà – Thực phẩm làm nặng thêm tình trạng ngứa da, khiến da bị kích ứng, tấy đỏ
Thịt gà cũng được xếp vào danh sách những loại thực phẩm cần kiêng khi mắc bệnh ghẻ nước. Nguyên nhân là do việc sử dụng thịt gà sẽ làm nặng thêm tình trạng ngứa da, khiến da bị kích ứng, tấy đỏ, da viêm, vết thương lâu lành và dễ mưng mủ.
Bên cạnh đó tình trạng viêm da và tổn thương da kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, sức khỏe bị ảnh hưởng. Từ đó khiến vi khuẩn, ký sinh trùng dễ dàng xâm nhập, phát triển và gây viêm nhiễm.
Tham khảo thêm: Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
2. Hải sản – Thực phẩm kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình sản sinh histamin và gây ngứa nghiêm trọng
Hải sản là một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe tổng thể do chứa nhiều protein, canxi, kẽm cùng các thành phần quan trọng khác. Tuy nhiên loại thực phẩm này lại không được khuyến cáo sử dụng cho những người có tiền sử bị dị ứng, có vết thương hở, tổn thương da lan rộng và đang mắc bệnh ghẻ nước. Nguyên nhân là do việc sử dụng các loại hải sản có thể kích thích phản ứng viêm, đẩy nhanh quá trình sản sinh histamin của cơ thể. Từ đó khiến triệu chứng ngứa ngáy ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Cụ thể trong hải sản (đặc biệt là tôm, cua, ghẹ, cá biển) chứa một số loại protein lạ. Khi các protein lạ được tiêu thụ, cơ thể sẽ nhầm lẫn những chất này là các dị nguyên, đồng thời tạo ra kháng thể để tấn công. Trong thời gian này, cơ thể sẽ giải phóng rất nhiều histamin, chúng tích tụ dưới da và làm tăng tần suất xuất hiện và mức độ nghiêm trọng của cơ ngứa. Hơn thế sự tích tụ của các histamin còn khiến mụn nước nổi nhiều hơn.
Chính vì thế, nếu đang trong quá trình điều trị bệnh ghẻ nước, người bệnh cần tránh thêm các loại hải sản vào chế độ ăn uống mỗi ngày, đặc biệt là tôm, cua, ghẹ và cá biển. Ngoài ra những người bị dị ứng hải sản cũng cần tránh ăn loại thực phẩm này để phòng ngừa phát sinh những vấn đề không mong muốn.
3. Thực phẩm gây nóng trong, mưng mủ, làm cản trở quá trình hồi phục da bị tổn thương – Đồ nếp
Theo Y học cổ truyền, gạo nếp có tính ôn ấm. Vì thế việc ăn quá nhiều loại thực phẩm này có thể gây nóng trong, làm cản trở quá trình hồi phục da bị tổn thương. Đồng thời khiến tổn thương da lan rộng, mưng mủ, lở loét và để lại sẹo.
Đối với những bệnh nhân bị ghẻ nước, việc sử dụng đồ nếp có thể khiến các nốt mụn nước sưng phồng, lan rộng, dễ vỡ, có mủ bên trong, lở loét và khó lành. Từ đó tạo ra cảm giác đau rát và khiến nguy cơ viêm nhiễm tăng cao.
Do đó những bệnh nhân có vết thương ngoài da, đặc biệt là đang mắc bệnh ghẻ nước cần tránh thêm đồ nếp vào thực đơn ăn uống mỗi ngày cho đến khi làn da có dấu hiệu hồi phục hẳn.
4. Thực phẩm làm tăng nguy cơ tích tụ độc tố ở gan và dưới da dẫn đến ngứa ngáy – Rượu bia và những loại thức uống chứa chất kích thích
Rượu bia và những loại thức uống chứa chất kích thích như cà phê không được khuyến cáo sử dụng cho hầu hết những trường hợp bị ghẻ và có sức khỏe suy yếu. Nguyên nhân là do những loại thực phẩm này có thể khiến sức khỏe tổng thể suy giảm, sức đề kháng không đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bên cạnh đó, rượu bia và những loại thức uống chứa cồn còn làm tăng áp lực lên gan khiến chức năng gan suy yếu, làm ảnh hưởng đến hoạt động chuyển hóa các chất dinh dưỡng và đào thải độc tố của cơ quan này.
Khi đó độc tố sẽ có xu hướng tích tụ ở gan, trong cơ thể và dưới da, khiến người bệnh ngứa ngáy, tổn thương da lâu lành. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh ghẻ nước tiến triển theo chiều hướng xấu.
5. Tiếp xúc hóa chất khiến da bị tổn thương, cái ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác
Khi mắc bệnh ghẻ nước, vùng da bệnh sẽ có xu hướng nhạy cảm hơn so với thông thường, dễ bị tổn thương và kích ứng khi tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất. Khi đó vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng cùng các tác nhân gây bệnh khác sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, bám lên da và làm phát sinh nhiều bệnh lý nghiêm trọng khác. Cụ thể như nhiễm trùng da, viêm da, dị ứng da…
Bên cạnh đó việc tiếp xúc trực tiếp với hóa chất trong thời gian da bị tổn thương do cái ghẻ sẽ khiến người bệnh thường xuyên có cảm giác châm chích, da sưng tấy, ửng đỏ, tổn thương lan rộng, cái ghẻ dễ dàng lây lan và gây bệnh trên nhiều vùng da khác trên cơ thể.
Chính vì thế người bị ghẻ nước nên kiêng tiếp xúc trực tiếp với các loại hóa chất, chất tẩy rửa như nước rửa bát, xà phòng chứa chất tẩy rửa mạnh, bột giặt hay nước giặt quần áo… Nếu việc tiếp xúc với hóa chất và chất tẩy rửa là điều bắt buộc, bạn nên mang bao tay để bảo vệ da.\
Tham khảo thêm: Ghẻ xốn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
6. Kiêng sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khi mắc bệnh ghẻ nước
Ký sinh trùng ghẻ có thể di chuyển từ cơ thể người bệnh sang người khỏe mạnh thông qua tiếp xúc da (tiếp xúc trực tiếp) và dùng chung đồ dùng cá nhân (tiếp xúc gián tiếp). Đối với những trường hợp lây bệnh thông qua tiếp xúc gian tiếp, việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác khi mắc bệnh ghẻ nước sẽ khiến mầm bệnh dễ dàng lây lan. Đặc biệt là sử dụng chung quần áo, khăn lau mặt, khăn tắm, mền, gối, nệm, găng tay, mủ…
Đối với những trường hợp lây bệnh thông qua tiếp xúc trực tiếp, ký sinh trùng ghẻ sẽ lây lan thông qua tiếp xúc da kề da. Do đó, nếu có nghi ngờ hoặc đang mắc bệnh ghẻ nước, bạn cần tránh ôm hôn, bắt tay, quan hệ tình dục hoặc thực hiện một số hoạt động tiếp xúc gần khác để tránh lây bệnh cho những người xung quanh.
Một số điều cần lưu ý khác khi mắc bệnh ghẻ nước:
- Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, giặt sạch sẽ, ngâm nước nóng và phơi quần áo, mền, gối, bọc nệm, chân màng, khăn tắm… dưới ánh nắng mặt trời để đảm bảo mầm bệnh được tiêu diệt hoàn toàn.
- Tắm rửa sạch sẽ và vệ sinh da mỗi ngày để phòng ngừa tổn thương lan rộng và phát sinh tình trạng nhiễm trùng da. Nên sử dụng nước sạch và những loại xà phòng dịu nhẹ, không gây kích ứng da. Bên cạnh đó, trong thời gian tắm, người bệnh cần massage da một cách nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh, không cào gãi để tránh da bị tổn thương.
- Người bệnh có thể áp dụng biện pháp chườm lạnh (đắp trực tiếp túi đá lạnh lên da khoảng 15 phút) hoặc dùng thuốc không kê đơn để cải thiện tình trạng ngứa da.
- Cắt gọn móng tay, tuyệt đối không gãi ngứa, không ma sát hoặc cào mạnh lên vùng da bệnh để phòng ngừa tổn thương và nhiễm trùng da.
- Nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh bằng cách thêm vào chế độ ăn uống các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin, khoáng chất, hoạt chất kháng viêm. Đặc biệt nên ăn nhiều rau xanh, trái cây và uống nhiều nước để cải thiện những vấn đề đang diễn ra bên trong cơ thể và trên làn da.
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc người bị ghẻ nước kiêng gì cho nhanh khỏi và những điều cần biết. Nhìn chung, bên cạnh việc sử dụng thuốc và áp dụng các cách điều trị chuyên sâu theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt – ăn uống và nên kiêng kỵ đúng cách. Điều này sẽ giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị bệnh, ngừa bệnh tiến triển và gây viêm nhiễm.
Có thể bạn quan tâm
- 10+ thuốc trị ghẻ nước nhanh khỏi, hết ngứa (bôi + uống)
- Ghẻ nước có lây không? Qua những đường nào?
Đánh giá bài viết
4.3/5 - (14 bình chọn)Cập nhật lúc: 2:34 PM , 20/06/2024
Chia sẻTin liên quan
Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
Bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema) có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, điều này khiến cho nhiều người chẩn đoán sai bệnh và áp dụng phương pháp điều...Ghẻ lở là gì? Cách nhận biết, phân biệt và điều trị
Trẻ bị ghẻ nước: Cách nhận biết, chữa trị nhanh khỏi
Ghẻ phỏng ở trẻ em: Dấu hiệu, cách xử lý, điều trị
Cách chữa ghẻ nước bằng lá trầu không ngay tại nhà
Thay vì dùng thuốc bôi Tây y, nhiều người đã tìm đến bài thuốc dân gian chữa ghẻ nước bằng...
Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em – An toàn, hiệu quả
Thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em là những loại có thành phần phù hợp với làn da mềm...
Cách phân biệt bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema)
Bệnh ghẻ và bệnh chàm (eczema) có triệu chứng lâm sàng khá giống nhau, điều này khiến cho nhiều người...
Chữa ghẻ bằng nước muối – Hết ngứa cực nhanh
Chữa ghẻ bằng nước muối là một trong những cách loại bỏ cơn ngứa ngáy, đau rát khó chịu được...
Ghẻ ruồi là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị
Ghẻ ruồi là một dạng của bệnh ghẻ có hình dạng tổn thương da đặc trưng. Trường hợp phát hiện...
Hỏi đáp cùng chuyên gia
- kì trung says: Trả lời
em bị ghẻ ở bộ phận sinh dục đã bôi nhiều thuốc như tái đi tái lại e nên sử dụng loại thuốc nào trị dứt điểm ạ
- Minh Anh says: Trả lời
Bs ơi cháu bị ghẻ nước được tầm 2 tháng nay rồi ạ cháu bị vùng kẽ tay và bẹn ạ làm cách nào và uống thuốc gì để chữa dứt điểm vậy ạ???
Hủy trả lời
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
- 2
- Liên hệ nhanh
- 2 Hỏi đáp
- Chia sẻ
- Chia sẻ Facebook
- Chia sẻ Zalo
Chuyên gia tư vấn
Bạn đang gặp vấn đề gì??? Nam khoa Mề đay Viêm da Bệnh trĩ Dạ dày Tai – Mũi – Họng Xương khớp Mất ngủ Phụ khoa Mỡ máu Đại tràng Gửi câu hỏi Gọi điện HN (024) 7109 6699 HCM (028) 7109 6699 Đặt lịch khámTổng đài tư vấn bệnh học
Kết nối với đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của chúng tôi để được giải đáp thắc mắc của bạn, để lại số điện thoại để được tư vấn Gọi lại cho tôiHotline tư vấn
Hà Nội (024) 7109 6699 Gọi Hồ Chí Minh 028 7109 6699 GọiTừ khóa » Con Ghẻ ăn Gì
-
Cái Ghẻ Là Con Gì? Hình Ảnh Nhận Biết Và Tiêu Diệt
-
Cái Ghẻ: Loài Ký Sinh Trùng đào Hang đẻ Trứng Trên Da Người
-
Các Cách Bắt Con Cái Ghẻ | Vinmec
-
Cái Ghẻ Là Gì? Cách Bắt Con Cái Ghẻ
-
Hình ảnh Con Cái Ghẻ Và Cách Bắt Con Cái Ghẻ Trị Tại Nhà
-
Bệnh Ghẻ Nước Nên Kiêng Gì để Nhanh Khỏi? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bị Ghẻ Nước Nên Kiêng Gì? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
-
Cái Ghẻ Là Gì? Hình Ảnh, Đặc Điểm Và Điều Cần Biết
-
Trẻ Bị Ghẻ Phỏng Kiêng ăn Gì? Điều Cần Lưu ý Khi ... - Fonscare Baby
-
Cái Ghẻ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Ghẻ Là Gì Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | Medlatec
-
Cách Trị Ghẻ Ngứa Dứt điểm Hiệu Quả Và An Toàn | Medlatec
-
Bệnh Ghẻ Là Gì? Bị Ghẻ Phải Làm Sao Cho Nhanh Khỏi? - Hello Bacsi
-
Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì? Làm Gì, ăn Gì, Uống Gì? - Quantum Care