Hình ảnh Con Cái Ghẻ Và Cách Bắt Con Cái Ghẻ Trị Tại Nhà
Có thể bạn quan tâm
Hình ảnh con cái ghẻ và cách bắt con cái ghẻ trị tại nhà là băn khoăn của không ít người dân khi cảm thấy da có biểu hiện bất thường và ngứa lâu ngày nên nghi ngờ bản thân đã bị nhiễm cái ghẻ. Đây là một tình trạng rất dễ lây nhiễm cho người khác dù chỉ tiếp xúc qua trung gian, đồng thời lại rất khó chữa trị triệt để nên người bệnh cần phải hết sức lưu ý.
Tìm hiểu về cái ghẻ và hình ảnh của chúng
Dù đã có mặt từ thời La Mã cổ đại, nhưng mãi đến năm 1687 bệnh ghẻ mới được biết đến rộng rãi với một tên gọi chính thức bởi các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, công lao lớn nhất vẫn thuộc về người phát hiện đầu tiên là nhà khoa học có tên là Giovanni Cosimo Bonomo. Đây cũng là căn bệnh da liễu đầu tiên mà con người xác định được nguồn gây bệnh cụ thể.
Bệnh lý này gây nên bởi một loại ký sinh trùng có tên gọi là Sarcoptes scabiei, hay còn tên thường gọi là cái ghẻ. Chúng có kích thước cơ thể rất nhỏ, khi trưởng thành cũng chỉ đạt khoảng 400 micromet ở con cái.
Đây là loài có tập tính đào hang và ký sinh trên thượng bì của vật chủ từ đó gây nên bệnh, nhưng công việc này thường sẽ do ghẻ cái tiến hành và chúng cũng phụ trách cả việc đẻ trứng để thúc đẩy quá trình lây lan. Trong khi đó, con đực chỉ phụ trách giao phối và thường chết đi sau đó.
Đây là bệnh da liễu rất dễ lây, chủ yếu là do tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân. Các cái ghẻ rất dễ sinh sôi và phát triển ở những nước có môi trường nhiệt đới, nhất là ở các nơi có mật độ dân cư đông, trong đó có Việt Nam. Ngoài ra, chúng còn có thể lây truyền bệnh sang người thông qua việc tiếp xúc với thú cưng như chó mèo và nhiều loài động vật khác.
Biểu hiện bị nhiễm cái ghẻ
Sau 40 ngày bị nhiễm cái ghẻ (thường sẽ nằm trong khoảng ngày thứ 10 – 15), da người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các biểu hiện rõ rệt sau:
➢ Nổi các mụn nước bé cỡ hạt đậu, trong suốt (trường hợp chưa bội nhiễm) và rải rác khắp nơi, hiếm khi mọc thành chùm và thường xuất hiện ở những vùng da non.
➢ Trên da hình thành các đường cong ngoằn ngoèo, hay còn gọi là luống ghẻ. Chúng thường có màu trắng xám hay trắng đục và mọc cộm lên trên, phần đầu nơi mọc các mụn nước chính là nơi cư ngụ của cái ghẻ.
➢ Các mụn nước thường gây nên cảm giác ngứa dai dẳng, nhất là khi về đêm. Hơn nữa, sẽ có trường hợp bị sốt do bội nhiễm (nhiễm khuẩn lần 2).
➢ Tổn thương thứ phát diễn ra do người bệnh có xu hướng gãi thường xuyên, khiến cái ghẻ có cơ hội lây sang những nơi khác thông qua việc làm vỡ các mụn nước, bọc mủ, bong vảy… dù lành nhưng vẫn để lại vết sẹo thâm sạm.
➢ Các vết thương thường diễn ra phổ biến ở những vùng da mỏng như mu bàn tay, quanh rốn, nách, kẽ ngón, lòng ban tay hoặc ở mông. Chúng cũng có thể xuất hiện ở phần thân dương vật hoặc ở bao quy đầu của nam giới. Còn ở phụ nữ, chúng thường đào hang và làm ổ ở quanh núm vú. Bệnh thường ít xuất hiện ở mặt và đầu, trừ phi là ở trẻ nhỏ.
➢ Nên lưu ý, trong 2 tuần đầu không phải trường hợp nào cũng bị ngứa và tình trạng tái nhiễm sẽ làm người bệnh ngứa dữ dội ngay khi ghẻ cái quay lại.
Cách bắt con cái ghẻ trị tại nhà
Bởi khả năng sinh sản và phát triển của cái ghẻ diễn ra vô cùng nhanh chóng, dẫn đến tốc độ lây lan cũng đến mức chóng mặt, nên muốn trị dứt điểm bệnh ghẻ thì điều tiên quyết mà người bệnh cần thực hiện chính là loại bỏ hết trứng của chúng ngay tại trên da và các vật dụng xung quanh, đặc biệt là khi người bệnh sinh sống trong môi trường tập thể thì phải tiến hành điều trị chung một lượt.
Thông thường, bệnh sẽ có biểu hiện tái phát sau 3 tuần chữa trị, đây cũng là khoảng thời gian trứng ghẻ sót lại phát triển thành ghẻ trưởng thành và lây đến môi trường xung quanh.
Để bắt và trị cái ghẻ tại nhà, người bệnh phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
✐ Sau khi phát hiện, nhanh chóng đi thăm khám và thực hiện việc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
✐ Để phòng ngừa lây truyền cũng như tái nhiễm, người bệnh nên điều trị tập thể nếu sống trong môi trường đông người.
✐ Vì thuốc bôi sẽ dùng lại nhiều lần, nên người bệnh buộc phải làm sạch da trước khi bôi thuốc lên vùng điều trị. Bên cạnh đó, dù nhận thấy cơn ngứa đã thuyên giảm, nhưng bệnh nhân vẫn tiếp tục tiến hành sử dụng thuốc như hướng dẫn của bác sĩ nhằm loại bỏ số trứng ghẻ sót lại.
✐ Dù cơn ngứa vẫn diễn ra, nhưng người bệnh phải cố gắng hạn chế các tác động lên vùng da đang bị ghẻ, vì hành vi này có thể khiến da bị nhiễm khuẩn và xảy ra bội nhiễm.
Thông qua bài viết “Hình ảnh con cái ghẻ và cách bắt con cái ghẻ trị tại nhà”, chúng tôi mong rằng đã giúp mọi người hiểu hơn về bệnh lý này và biết được cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả ngay tại nhà.
Nếu có nhu cầu thăm khám và điều trị cái ghẻ, người bệnh có thể tìm đến địa chỉ 200-206 Tô Hiến Thành P15 Q10 hoặc liên hệ đến HOTLINE bên dưới để được hỗ trợ thêm về bệnh lý.
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHOẺ
(Được Sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 02862857515
Tư vấn online bấm >> TƯ VẤN MIỄN PHÍ <<
https://suckhoedoisong24h.webflow.io/
Từ khóa » Con Ghẻ ăn Gì
-
Cái Ghẻ Là Con Gì? Hình Ảnh Nhận Biết Và Tiêu Diệt
-
Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi? Điều Cần Biết
-
Cái Ghẻ: Loài Ký Sinh Trùng đào Hang đẻ Trứng Trên Da Người
-
Các Cách Bắt Con Cái Ghẻ | Vinmec
-
Cái Ghẻ Là Gì? Cách Bắt Con Cái Ghẻ
-
Bệnh Ghẻ Nước Nên Kiêng Gì để Nhanh Khỏi? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bị Ghẻ Nước Nên Kiêng Gì? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
-
Cái Ghẻ Là Gì? Hình Ảnh, Đặc Điểm Và Điều Cần Biết
-
Trẻ Bị Ghẻ Phỏng Kiêng ăn Gì? Điều Cần Lưu ý Khi ... - Fonscare Baby
-
Cái Ghẻ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Ghẻ Là Gì Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | Medlatec
-
Cách Trị Ghẻ Ngứa Dứt điểm Hiệu Quả Và An Toàn | Medlatec
-
Bệnh Ghẻ Là Gì? Bị Ghẻ Phải Làm Sao Cho Nhanh Khỏi? - Hello Bacsi
-
Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì? Làm Gì, ăn Gì, Uống Gì? - Quantum Care