Cái Ghẻ Là Gì? Hình Ảnh, Đặc Điểm Và Điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Cái ghẻ (Sarcoptes scabiei) là loại ký sinh trùng sinh sống trong thượng bì da của con người và là nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ. Sarcoptes scabiei có khả năng lây nhiễm qua tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh, qua hoạt động tình dục hoặc qua một số vật dụng chứa trứng hoặc ghẻ cái.
Cái ghẻ là gì?
Cái ghẻ là loại ký sinh trùng gây bệnh ghẻ có tên khoa học Sarcoptes scabiei, thuộc họ Sarcoptidae. Loại ký sinh trùng này có kích thước rất nhỏ (con cái trưởng thành chỉ khoảng 400 micromet). Ghẻ cái có khả năng “đào hang” trong thượng bì da và gây ra bệnh ghẻ. Trong khi đó, con đực thường chết ngay sau khi di giống.
Mặc dù bệnh ghẻ đã xuất hiện hơn 2500 từ thời La Mã cổ đại nhưng Sarcoptes scabiei chỉ mới được phát hiện vào năm 1687 bởi nhà khoa học Giovanni Cosimo Bonomo. Bệnh ghẻ cũng là bệnh đầu tiên mà con người tìm ra được nguyên nhân cụ thể.
Ghẻ dễ dàng lây qua tiếp xúc trực tiếp với da của người bệnh hoặc lây gián tiếp qua vật dụng có chứa trứng của cái ghẻ. Bệnh ghẻ khá phổ biến ở nước ta – đặc biệt là ở những nơi có điều kiện sống thấp, thiếu nước sinh hoạt, môi trường ô nhiễm và mật độ dân số đông.
Không chỉ gây bệnh trên người, Sarcoptes scabiei còn gây ra bệnh ghẻ ở chó mèo, trâu bò, lợn lòi hoang, động vật có móng vuốt, gấu túi và một số loài linh trưởng lớn.
Đặc điểm của cái ghẻ (kèm hình ảnh)
1. Hình thể của cái ghẻ
Cái ghẻ trưởng thành có hình bầu dục, mặt bụng phẳng, mặt lưng gồ và không có mắt. Nếu quan sát bằng mắt thường, có thể thấy Sarcoptes scabiei như một chấm trắng trên da do kích thước rất nhỏ (khoảng 330 – 450 micromet đối với con cái trưởng thành và con đực chỉ có kích thước khoảng 200 – 250 micromet).
Cái ghẻ có 8 chân, 2 chân sau có lông tơ, 2 chân trước có ống giác và đầu có vòi để hút thức ăn. Toàn thân có nhiều lằn song song, nhiều lông và thở qua da nên hầu như không có lỗ thở. Miệng Sarcoptes scabiei gồm 1 kiềm có răng, môi dưới dính liền với hạ khẩu và hai xúc biện hàm là 3 đốt nón nối tiếp nhau.
Trứng cái ghẻ có vỏ mỏng, trong suốt, hình bầu dục và kích thước khoảng 90 micromet x 170 micromet. Có khoảng <10% trứng nở thành cái ghẻ trưởng thành.
2. Chu trình phát triển
Sau khi tiếp xúc với vật chủ, cái ghẻ tiết ra enzyme proteases nhằm làm suy giảm lớp sừng và đi vào thượng bì da. Thức ăn của ghẻ là mô bị phân hủy và không ăn máu như nhiều người vẫn lầm tưởng.
Ghẻ cái ký sinh bên trên thượng bì, đào hang vào ban đêm tạo thành các luống ghẻ đặc trưng (khoảng 3 – 5mm). Sau đó, chui vào hang và đẻ trứng vào ban ngày. Trung bình mỗi ngày cái ghẻ đẻ được 1 – 5 trứng, trứng nở thành ấu trùng sau 72 – 96 ngày, trải qua 5 – 6 lần lột xác (kéo dài khoảng 20 – 25 ngày) và phát triển thành cái ghẻ trưởng thành. Ghẻ trưởng thành chui ra khỏi hang, giao hợp, ghẻ đực chết, ghẻ cái tiếp tục đào hang và đẻ trứng.
Cái ghẻ có khả năng sinh sản nhanh. Ở điều kiện thuận lợi, trung bình 1 con ghẻ cái có thể sinh nở được 150 triệu con. Sau khi đẻ hết số lượng, ghẻ cái mới chết nên vòng đời thường dài hơn con đực.
Bệnh ghẻ không chỉ gây tổn thương da mà còn gây ngứa dữ dội – đặc biệt là vào ban đêm. Bởi đây là thời điểm ghẻ cái đào hang, bài tiết độc tố và gây kích thích dây thần kinh cảm giác. Độc tố từ ghẻ gây ngứa ngáy dữ dội, dai dẳng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giấc ngủ.
Khi gãi cào, trứng và cái ghẻ có thể vương vãi ra giường chiếu, quần áo và tăng nguy cơ lây nhiễm cho người khác. Nếu rời vật chủ, cái ghẻ chỉ sống được khoảng 4 ngày. Trong điều kiện ký sinh trên vật chủ, chu kỳ của cái ghẻ có thể kéo dài khoảng 8 – 15 ngày tùy vào khí hậu và nhiệt độ.
3. Vai trò gây bệnh
Cái ghẻ thường gây tổn thương ở những vùng da mỏng và nhạy cảm như nếp gấp cổ tay, kẽ ngón tay, lòng bàn chân, khuỷu tay bên trong, lưng, mông, xung quanh vú , trong nách và lưng. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, Sarcoptes scabiei còn có thể gây tổn thương xung quanh bộ phận sinh dục. Nếu không được điều trị kịp thời, cái ghẻ có thể sinh sôi nhanh và lây lan toàn bộ cơ thể.
Cái ghẻ đào hang vào ban đêm để chuẩn bị đẻ trứng. Khi đào hang, ghẻ cái vừa tiết độc tố vừa kích thích đầu dây thần kinh cảm giác gây ra tình trạng ngứa ngáy dữ dội. Tình trạng này có thể khiến người bệnh mất ngủ, mệt mỏi và lâu dài gây suy nhược cơ thể.
Ngoài ra, triệu chứng ngứa do bệnh ghẻ còn có thể là hệ quả do phản ứng dị ứng. Phản ứng này xảy ra khi cơ thể nhận biết Sarcoptes scabiei là dị nguyên, sau đó đối kháng bằng cách phóng thích histamine ra khỏi phức hợp với protein. Histamine được phóng thích vào da kích thích tế bào mast và một số chất trung gian gây viêm dẫn đến tình trạng nổi sẩn cục và ngứa ngáy dữ dội.
Để giảm ngứa, nhiều bệnh nhân có thói quen gãi cào (đặc biệt là trẻ nhỏ) khiến da bị trầy xước và bội nhiễm (do Streptococcus pyogenes và Staphyloccus aureus). Nếu không điều trị, tổn thương da có thể phát triển thành chốc lở với biểu hiện da sần, nổi nhiều mụn mủ và mụn nước. Mặc dù không phổ biến nhưng bệnh chốc lở do ghẻ có thể chuyển biến thành các dạng nhiễm trùng da phức tạp như áp xe và viêm mô tế bào.
Cái ghẻ có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp da – da hoặc lây gián tiếp thông qua các vật dụng chứa Sarcoptes scabiei hoặc trứng như giường chiếu, mền gối, quần áo,… Ngoài ra, quan hệ tình dục cũng có thể làm tăng nguy cơ lây bệnh ghẻ. Vì vậy, bệnh lý này còn được xếp vào nhóm bệnh lây qua đường tình dục.
Tương tự như lang ben và nấm da, bệnh ghẻ rất dễ bùng phát thành ổ dịch – đặc biệt là ở những khu dân cư đông đúc, trại giam, gia đình và các đơn vị tập thể. Vì vậy khi được chẩn đoán mắc bệnh ghẻ, cần thông báo với những người xung quanh để kịp thời thăm khám – điều trị và chủ động hơn trong việc phòng ngừa.
Các dấu hiệu của bệnh ghẻ
Sau khoảng 2 – 40 ngày nhiễm Sarcoptes scabiei (trung bình khoảng 10 – 15 ngày), bệnh nhân bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cơ năng + thực thể.
Dấu hiệu nhận biết bệnh ghẻ:
- Xuất hiện nhiều mụn nước nhỏ bằng hạt tấm, trong (nếu chưa bội nhiễm) và mọc rải rác. Mụn nước do Sarcoptes scabiei hầu như không xuất hiện thành từng chùm hoặc đám (phân biệt với bệnh zona thần kinh) và chủ yếu xuất hiện ở những vùng da non.
- Luống ghẻ do ghẻ cái đào thường là đường cong ngoằn ngoèo dài khoảng 2 – 3cm, màu trắng xám hoặc trắng đục và nổi cộm so với bề mặt da. Đầu đường hang do Sarcoptes scabiei đào có mụn nước 1 – 2mm chính là nơi cư trú của cái ghẻ.
- Ghẻ gây ngứa ngáy dữ dội và dai dẳng – đặc biệt là vào ban đêm. Ngoài ra, một số bệnh nhân còn có thể bị sốt do bội nhiễm da.
- Xuất hiện tổn thương thứ phát do thói quen gãi cào thường xuyên như da xây xước, trợt loét, nổi mụn nước, mụn mủ, bong vảy tiết,… Khi lành để lại vết sẹo bạc màu hoặc thâm sạm.
- Tổn thương xảy ra chủ yếu ở những vùng da mỏng, non như mu bàn tay, nách, quanh rốn, kẽ ngón tay, lòng bàn tay, mông. Nam giới có thể xuất hiện tổn thương ở thân dương vật và bao quy đầu. Trong khi đó, Sarcoptes scabiei thường đào hang ở núm vú ở nữ giới. Bệnh ghẻ ít khi gây ra tổn thương ở mặt và đầu, ngoại trừ trẻ sơ sinh.
- Một số trường hợp gãi cào nhiều có thể gây ghẻ chàm hóa làm che lấp các triệu chứng điển hình và gây khó khăn trong quá trình chẩn đoán.
Trong vòng 2 tuần đầu tiên nhiễm Sarcoptes scabiei, bệnh nhân hầu như không gặp phải tình trạng ngứa. Tuy nhiên, những trường hợp bị tái nhiễm có xu hướng ngứa ngáy dữ dội ngay khi cái ghẻ xâm nhập vào thượng bì da.
Phòng ngừa bệnh ghẻ bằng cách nào?
Ghẻ là bệnh da liễu có khả năng lây nhiễm cao và dễ bùng phát thành ổ dịch. Hơn nữa, người đã từng bị ghẻ vẫn có nguy cơ tái nhiễm.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh ghẻ:
- Giữ vệ sinh cá nhân, tắm rửa 2 lần/ ngày (chú ý làm sạch các vùng da kín, mỏng và nhạy cảm như nách, rốn, vùng kín,…)
- Giặt giũ quần áo với xà phòng và phơi dưới ánh nắng để tiêu diệt hoàn toàn nấm men và ký sinh trùng tích tụ. Đồng thời chỉ mặc quần áo đã được giặt và phơi khô hoàn toàn. Không mặc lại quần áo cũ và quần áo còn ẩm ướt.
- Nếu người thân trong gia đình bị ghẻ, cần hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, nên giặt giũ drap giường, vỏ gối, khăn tắm và quần áo với nước ấm (tốt nhất là nước trên 60 độ), phơi dưới ánh nắng và có thể đem sấy khô để hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm.
- Với những vật dụng không thể vệ sinh, nên cho vào túi nilon và buộc kín để trong khoảng 7 – 10 ngày. Thông thường, cái ghẻ sẽ chết sau khoảng 4 ngày rời khỏi vật chủ.
- Không quan hệ tình dục với người bị ghẻ hoặc mắc các bệnh có khả năng lây truyền qua đường tình dục.
Bài viết đã tổng hợp một số thông tin cần biết về Sarcoptes scabiei – nguyên nhân gây ra bệnh ghẻ. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu hơn về đặc điểm, đường lây của cái ghẻ và chủ động hơn tron việc phòng ngừa – điều trị.
4.5/5 - (11 bình chọn)Tham khảo thêm:
- Ghẻ ruồi là bệnh gì? Triệu chứng và cách điều trị
- 10+ Cách trị ghẻ tại nhà – Hết ngứa nhanh, dứt điểm
Từ khóa » Con Ghẻ ăn Gì
-
Cái Ghẻ Là Con Gì? Hình Ảnh Nhận Biết Và Tiêu Diệt
-
Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì Cho Nhanh Khỏi? Điều Cần Biết
-
Cái Ghẻ: Loài Ký Sinh Trùng đào Hang đẻ Trứng Trên Da Người
-
Các Cách Bắt Con Cái Ghẻ | Vinmec
-
Cái Ghẻ Là Gì? Cách Bắt Con Cái Ghẻ
-
Hình ảnh Con Cái Ghẻ Và Cách Bắt Con Cái Ghẻ Trị Tại Nhà
-
Bệnh Ghẻ Nước Nên Kiêng Gì để Nhanh Khỏi? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Bị Ghẻ Nước Nên Kiêng Gì? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
-
Trẻ Bị Ghẻ Phỏng Kiêng ăn Gì? Điều Cần Lưu ý Khi ... - Fonscare Baby
-
Cái Ghẻ – Wikipedia Tiếng Việt
-
Bệnh Ghẻ Là Gì Và Cách điều Trị Như Thế Nào? | Medlatec
-
Cách Trị Ghẻ Ngứa Dứt điểm Hiệu Quả Và An Toàn | Medlatec
-
Bệnh Ghẻ Là Gì? Bị Ghẻ Phải Làm Sao Cho Nhanh Khỏi? - Hello Bacsi
-
Bị Ghẻ Nước Kiêng Gì? Làm Gì, ăn Gì, Uống Gì? - Quantum Care