BỊ KẸP TAY LÀM THẾ NÀO CHO ĐỠ ĐAU? | WELLBEING
Có thể bạn quan tâm
Bài viết được viết bởi Trịnh Hương Ly | Chuyên gia tập huấn dự án Sơ cứu nhanh - Giành sự sống
Tổ chức Giáo dục Sức khỏe Wellbeing
Kẹp ngón tay có vẻ là một tình trạng đơn giản, và ít người nghĩ rằng cần phải sơ cấp cứu trong trường hợp này. Tuy nhiên, cảm giác đau đớn vẫn gây ra những khó chịu và bất tiện nhất định. Vậy làm thế nào để giảm cảm giác đau đớn này và sơ cứu thế nào cho đúng cách?
Các bước sơ cấp cứu cần làm
Chỉ cần nhắc đến việc bị kẹp tay vào ke cửa hoặc chẳng may bị búa đập vào đã đủ để khiến nhiều người nổi gai ốc. Cảm giác đau đớn nhức nhối của một ngón tay bị kẹp hoặc đập là cực kì khó chịu. Sau đây là một số việc cần làm ngay sau khi bạn bị kẹp tay:
Giả sử bạn đã cố co duỗi ngón tay (đây có thể là bước một), có một vài điều bạn có thể làm để giảm bớt cơn đau đớn khổ sở của mình:
Chườm đá: Sử dụng một túi đá chườm để có thể giảm đau đớn và sưng. Phải chườm đá trong khoảng 15 phút và một vài lần một giờ trong vài giờ đầu tiên sau khi bạn bị kẹp tay. Đừng chườm đá quá lâu vì bạn có thể bị bỏng lạnh.
Kê cao tay: Để tay lơ lửng và vung vẩy sau khi kẹp hay đập ngón tay của bạn chỉ làm nó sưng lên và đau hơn, tức là khó chịu hơn nhiều lần. Hãy kê tay và yên vị để giảm áp lực lên ngón tay của bạn.
Di chuyển thử ngón tay: Chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn làm những việc dạng như nâng tạ khi đau tay, nhưng hãy thử di chuyển ngón tay nhẹ nhàng. Nếu bạn không thể di chuyển ngón tay của bạn hoặc nếu bạn không thể cảm thấy ngón tay mình sau một vài phút (bạn phải chờ tốn một chút thời gian chờ để con đau nhói biến mất), thì bạn nên đến bác sĩ.
Uống thuốc: Bạn có thể uống 1 viên thuốc giảm đau thông thường nếu không có vấn đề về dị ứng thuốc, dạ dày hoặc các vấn đề khác đã từng được bác sĩ cảnh báo về thuốc giảm đau.
Những điều không nên làm
Tốt nhất đừng nên quấn chặt ngón tay bị thương. Khi tay bạn bị kẹp hay bị đập vào, việc đưa đủ máu đến đầu ngón đã đủ khó khăn rồi. Quấn ngón tay bị thương có thể dẫn đến nhiều nguy cơ tổn thương hơn khi khí oxy và các chất dinh dưỡng quan trọng không thể đến được đầu ngón tay của bạn.
Thực ra, che phủ ngón tay bị thương cũng không phải là một ý kiến quá tồi, đặc biệt khi bạn vẫn phải làm việc. Nhưng đừng quấn quá chặt.
Làm gì trong 1 – 2 ngày tiếp theo?
Kẹp hay dập ngón tay mới chỉ là bắt đầu thôi. Sau từ một đến hai ngày, máu sẽ bắt đầu bị tụ lại dưới móng tay của bạn. Bạn có thể sẽ thấy móng tay mình đổi màu – thường là màu xanh bầm hoặc đen – và sẽ cảm thấy đau tức. Đây là điều xảy ra khi một vết bầm xuất hiện ở một mảng rất nhỏ ở trên đầu ngón tay. Một số các biện pháp giảm áp lực sẽ giúp quá trình chữa lành và giảm đáng kể cơn đau. Hãy chắc chắn rằng bạn có kiến thức đúng hoặc đã hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi bắt đầu làm bất cứ việc gì.
Khi nào thì cần gặp bác sĩ?
Trong hầu hết các trường hợp ngón tay bị đập trúng hay bị kẹp, bạn không cần phải đi đến các trung tâm cấp cứu. Thỉnh thoảng, ngón tay có thể bị gãy. Tuy nhiên, ngoại lệ luôn có thể xảy ra mà chúng ta không lường trước được. Vì vậy, hãy đi đến gặp nhân viên y tế chuyên nghiệp nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Ngón tay biến dạng
Tê bì trước khi bạn đặt bất kỳ viên đá nào lên nó (đặc biệt là nếu bạn thậm chí không cảm thấy đau)
Có dấu hiệu nhiễm trùng
Nếu móng tay của bạn rơi ra, đừng hoảng sợ. Điều đó không phải là điều chúng ta mong đợi, nhưng móng tay có thể phát triển trở lại mà không gặp vấn đề gì. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng, cũng không mất mát gì khi gọi một cuộc đến trung tâm y tế để được giải đáp thắc mắc.
Nhìn chung, đừng lo lắng, hầu hết các trường hợp bị kẹp hay đập trúng ngón tay đều hồi phục bình thường. Các ngón tay rất quan trọng và cũng rất mạnh mẽ, nhưng cũng đừng quên cẩn thận trong bất cứ hoạt động nào nhé!Để nắm rõ hơn các kỹ năng sơ cứu trong các tình huống khẩn cấp, bệnh thường gặp, quý độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại các Khoá học từ Wellbeing: Tại Đây
Từ khóa » Kẹp Ngón Tay Vào Cửa
-
Bị Dập Ngón Tay Phải Làm Sao để Sơ Cứu Nhanh? - Hello Bacsi
-
Các Bước Sơ Cứu Kịp Thời Khi Bị Kẹt Tay Vào Khe Cửa
-
Sơ Cứu Dập Móng Tay đúng Cách | Vinmec
-
Bác Sĩ ơi: Trẻ Bị Kẹt, Dập Tay Chân, Phải Sơ Cứu Thế Nào Cho đúng?
-
Cách để Đối Phó Với Cơn đau Khi Bị Kẹt Tay Vào Khe Cửa - WikiHow
-
Kẹp Tay Vào Cửa: Di Chứng ám ảnh Hơn Bạn Tưởng!
-
Hướng Dẫn Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Kẹt Tay Vào Cửa
-
Ngón Tay Bị Bầm Tím Do Kẹt Cửa, Xử Trí Như Thế Nào? - AloBacsi
-
Sơ Cứu Bé Bị Dập Ngón Tay, Ngón Chân - Bác Sỹ Nhi Khoa
-
Cách Xử Lý Khi Bị Kẹp Ngón Tay - Học Tốt
-
Chống Lại Cơn đau Khi Bị Kẹt Ngón Tay Vào Khe Cửa, Bạn Có Biết "thủ ...
-
Kẹp Tay Vào Cánh Cửa - Hướng Dẫn Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Kẹt ...
-
Bé 6 Tuổi Bị Kẹp Tay Vào Cánh Cửa, Tưởng Nhẹ Mà Nguy Hiểm Khó Lường
-
Bị Kẹt Tay Vào Cửa, Bé Gái 9 Tuổi Phải Cưa Ngón Tay Bà Nội Sơ Cứu Sai ...