Dịch sởi lớn nhất nước Mỹ và lý giải vì sao nhiều trẻ dưới 1 tuổi bị bệnh
41 độ và chuyện sởi ở nước Mỹ
Dự phòng sau phơi nhiễm sởi
Hạn chế lây lan sởi bằng cách ly đối tượng tiếp xúc
Những điều cần chú ý khi tiêm vắc xin phòng sởi
Tắc lệ đạo >
Tắc lệ đạo ở bé 1 tuần tuổi
Nhận biết tắc lệ đạo ở trẻ sơ sinh
Nhiễm Herpes ở phụ nữ có thai
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh
Bé 5 tháng nổi cục ở vú
Nong bao quy đầu
Tiêu hóa
Nôn trớ >
Nguyên nhân
Xử trí
Nôn trớ ở trẻ nhỏ
Táo bón ở trẻ dưới 1 tuổi >
Phần 1
Phần 2
Phần 3
Hô hấp
Khí dung >
Máy phun khí dung
Lưu ý khi khí dung
Hen >
Khò khè ở trẻ nhỏ
Hiểu biết về bệnh hen
Lập kế hoạch hành động dựa vào chỉ số lưu lượng đỉnh kế
Dự báo cơn hen bằng lưu lượng đỉnh kế
Sử dụng Lưu lượng đỉnh kế
Sử dụng Corticosteroid dạng hít
Sử dụng buồng đệm trong điều trị
Nguyên tắc điều trị dự phòng
Phác đồ điều trị dự phòng
Ho và cảm lạnh >
Diễn biến
Biến chứng
Điều trị
Chọn thuốc
Cẩn thận khi dùng thuốc ho cho trẻ nhỏ
Bài thuốc đặc biệt công hiệu
Viêm tai ở trẻ em >
Nhận biết (phần 1)
Nhận biết (phần 2)
Điều trị
Phòng ngừa
Viêm phổi >
Nhận biết viêm phổi
Giúp trẻ viêm phổi mau bình phục
Cấp cứu
Hồi sức cho trẻ ngừng tim ngừng thở
Lồng ruột ở trẻ nhỏ
Dạy trẻ xử lý các tình huống ngộ độc
Xử trí sốt ở trẻ em
Sơ cứu bỏng ở trẻ em
Chấn thương phần mềm, nên chườm lạnh hay chườm nóng ?
Sơ cứu bé bị ngạt thở do sặc thức ăn hay dị vật
Xử trí khi bé ngã dập đầu
Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân
Cấp cứu nghẹt bao quy đầu ở bé trai
Thuốc
Acyclovir
Amoxicillin
Đọc truyện
Sư tử không gầm
Hai cánh cửa
Món quà Nhiệm màu của Thỏ con
Nàng tiên xấu xí
Đám mây Tham lam
Nỗi sợ hãi 'mềm mại - mịn màng'
Một bông hoa mỗi ngày
Nữ Hoàng đi tìm Lòng Hảo tâm
'Thành phố Nghệ thuật' hay 'Bí quyết làm người vui vẻ'
Những gã quỷ lùn xấu bụng
Nàng Công chúa Lửa
Cậu bé và Cây Táo
Làm ơn chuyển cho tôi chiếc bánh
Sơ cứu bé bị dập ngón tay, ngón chân
Bé Sóc 3 tuổi bị cửa dập vào tay, ngón sưng to đỏ mọng, móng tím đen. Mỗi lần mẹ vô ý đụng phải là bé khóc vật vã. Tai nạn xảy ra trong chớp nhoáng, ngay chính trong ngày sinh nhật của Sóc, khi bé đang mải mê chơi sau cánh cửa, còn cha mẹ bận bịu chào từ biệt khách.
Trong số các chấn thương mà trẻ nhỏ hay gặp phải, dập ngón tay/ngón chân là dạng khá phổ biến, do bé vô tình dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn… rơi xuống bàn chân. Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra ‘sự cố’ khi nghe bé khóc thét lên. Trước khi đưa con đi khám bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả.1. Nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nềĐây là việc quan trọng nhất cần làm trong vòng 48 giờ đầu. Ngay sau khi phát hiện bé bị dập ngón tay/ngón chân, hãy đặt bé ngồi ở tư thế thuận tiện, trên ghế hay ngồi lòng mẹ. Dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé. Những giờ sau đó, thường xuyên cho bé ngồi hoặc nằm ở tư thế bàn tay/bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.
2.Chườm đáDùng túi nylon đựng đá lạnh (hoặc một túi rau quả đông lạnh sạch có sẵn trong ngăn đá) chườm lên vùng tổn thương. Bọc túi đá lạnh trong một chiếc khăn bông mỏng. Giữ túi chườm trên vùng tổn thương trong vòng 20 phút. Thực hiện điều này đều đặn mỗi 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu, sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2.
Nếu không có túi chườm, có thể dùng bát nước đá thay thế. Đổ nước vào một bát to, thêm vào đó một ít đá lạnh rồi nhúng toàn bộ bàn tay/bàn chân bé vào ngâm. Bé có thể cảm thấy khó chịu ở thời điểm hiện tại, nhưng phương pháp này về lâu dài sẽ giúp giảm phù nề và giảm đau rất hiệu quả.
3. Giảm đauDập ngón tay/ngón chân khiến trẻ hết sức đau đớn. Đó là do khu vực này tập trung rất nhiều đầu mút dây thần kinh và các cơ quan cảm thụ. Cho bé uống thuốc giảm đau (paracetamol, ibuprofen) theo đúng chỉ dẫn. Thuốc không những giúp bé bớt đau mà còn làm giảm tình trạng viêm.Nghe nhạc hoặc xem bộ phim hoạt hình yêu thích cũng giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Với những trẻ đã lớn, việc tập trung ý nghĩ, hít thở sâu và đều cũng giúp cải thiện tình hình.
4. Kiểm tra dấu hiệu gãy xương
Trước khi đi khám bác sĩ, hãy theo dõi bé trong vòng vài giờ tại nhà.
Nếu bé bắt đầu sử dụng bàn tay bị thương (trong vài ngày đầu, có thể bé sẽ rất rón rén), thì nhiều khả năng xương không bị gãy. Kể cả nếu có vết gãy nhỏ, bạn cũng không cần lao đi tìm bác sĩ ngay trong đêm. Có thể chờ đến sáng hôm sau, trừ khi thấy ngón tay, ngón chân bị cong vẹo bất thường.
Nếu ngay sau tai nạn, bé rất khó dùng ngón tay/ngón chân bị thương thì nên đưa bé đi khám để chụp X-quang, phát hiện kịp thời gãy xương.
Nếu ngón tay sưng to, biến dạng, và bé rất đau đớn thì nhiều khả năng xương bị gãy. Cần hạn chế cử động của ngón này và đưa bé đi khám cấp cứu ngay.
Nếu chỉ có sưng nhưng không thấy ngón tay biến dạng, cong vẹo thì có khả năng vết gãy nhỏ, có thể chờ tới sáng đưa bé đi khám bác sĩ.
5. Kiểm tra tổn thương móng tayMóng tay có thể bị bầm dập, gãy, bong hoặc có tụ máu dưới móng. Nếu móng bị bong một phần, hãy bôi kem kháng sinh rồi băng lại để móng không vô tình bị bóc tiếp ra. Nếu khối máu tụ lớn thì cần đưa bé đi khám.
Bác sĩ có thể khoan một lỗ ở móng tay để dẫn lưu phần máu tụ, giúp giảm đau đớn. Thủ thuật này được thực hiện trong vòng 24 h đầu, sau đó máu bắt đầu đặc, không hút ra được. Đưa bé đi khám bác sĩ nếu:
Bé sốt hơn 30 độ C
Có biểu hiện nhiễm trùng: sưng, nóng, đỏ hoặc xuất hiện mủ, chảy dịch ở vùng tổn thương.
Đau và sưng ngày càng gia tăng (trẻ nhỏ chưa biết nói có thể khóc nằng nặc, không thể dỗ).
Bác sỹ Nhi khoa comments powered by Disqus Powered by Create your own unique website with customizable templates. Get Started