Chống Lại Cơn đau Khi Bị Kẹt Ngón Tay Vào Khe Cửa, Bạn Có Biết "thủ ...
Có thể bạn quan tâm
Kẹt bàn tay hoặc ngón tay vào khe cửa sẽ khá đau đớn. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình huống, bạn có thể sẽ cần phải tìm kiếm sự trợ giúp y tế để ngăn ngừa cơn đau hoặc chấn thương lâu dài.
» Xem thêm: Vết thương bị nhiễm trùng sẽ vô cùng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Tuy nhiên, nếu bạn không cần phải đi khám, có những thủ thuật mà bạn có thể sử dụng để đối phó với cơn đau tại nhà. Những thủ thuật đó là gì, hãy đọc bài viết dưới đây.
Đối phó với cơn đau
1. Chườm đá vào khu vực bị chấn thương
Đây là điều đầu tiên mà bạn nên làm sau khi bị kẹt tay vào khe cửa. Tuy nhiên, ngoài lý do y tế, nhiệt độ lạnh của đá viên sẽ giúp gây tê bàn tay nếu bạn chườm đá đủ lâu. Mặc dù vào lúc đầu, cái lạnh khắc nghiệt của đá viên có thể sẽ gây khó chịu hoặc đau đớn, bạn nên cố gắng vượt qua nó và giữ nguyên đá tại vị trí. Cuối cùng, bạn sẽ mất dần cảm giác – bao gồm cả cơn đau – tại khu vực được chườm đá.
2. Giữ bình tĩnh
Hành động đầu tiên của bạn có thể sẽ là hốt hoảng, nhưng bạn nên nhớ cố gắng không nên để bản thân kích động quá mức. Sự kích động có thể làm tăng quá trình lưu thông máu, và dẫn đến tình trạng sưng tấy nguy hiểm hơn. Ngoài ra, nghiên cứu đã chỉ ra rằng lo lắng sẽ làm tăng thêm sự cảm nhận nỗi đau, mặc dù vấn đề này tập trung vào tình trạng đau đớn mãn tính hơn là chấn thương cấp tính.
3. Uống thuốc giảm đau
Mặc dù đối với chấn thương nghiêm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để họ có thể chữa trị chấn thương của bạn và kê toa thuốc giảm đau nặng hơn cho bạn, đối với tình huống dễ quản lý hơn, các loại thuốc không cần kê toa sẽ giúp bạn đối phó với cơn đau. Nhìn chung, thuốc giảm đau không cần kê toa có thể là Acetaminophen (Tylenol, Panadol,…) hoặc Ibuprofen (Advil, Motrin,…)
4. Tập trung vào hơi thở của bạn
Hít thở sâu sẽ giúp bạn bình tĩnh lại và hạ thấp nhịp tim. Tập trung vào việc cảm nhận không khí trong từng giai đoạn của quá trình hô hấp – bạn cảm thấy như thế nào khi không khí đi vào mũi của bạn, khi bạn giữ nó trong ngực, khi nó nhanh chóng thoát ra ngoài qua mũi hoặc qua miệng của bạn. Suy nghĩ về những cảm giác này chứ không phải vào bất kỳ một yếu tố nào khác.
5. Gây xao nhãng cho chính mình
Để ngừng suy nghĩ về cơn đau khó chịu, bạn nên cho phép tâm trí chú ý đến tác nhân kích thích khác có thể thu hút giác quan của bạn. bạn có thể lắng nghe album nhạc yêu thích của mình, xem chương trình TV hoặc bộ phim nào đó, trò chuyện với một ai đó, hoặc thực hiện hoạt động nhẹ nhàng không gây căng thẳng cho bàn tay của bạn, chẳng hạn như đi dạo.
Giải quyết mối lo ngại y tế
1. Chườm đá ngay lập tức
Như đã nói ở trên, nhiệt độ của đá viên sẽ làm giảm lượng máu lưu thông đến khu vực này, giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy hoặc viêm nhiễm có thể khiến cho chấn thương trở nên tồi tệ hơn. Cái lạnh khắc nghiệt cũng sẽ gây tê khu vực, giúp giảm đau. Nếu bạn không có sẵn đá viên, bất kỳ một vật dụng có nhiệt độ lạnh nào cũng sẽ đem lại kết quả.
2. Nâng cao ngón tay
Hãy chỉ ngón tay lên trời. Tương tự như biện pháp chườm lạnh, mục tiêu của hành động này là giảm thiểu sự lưu thông máu tại khu vực bị chấn thương để giảm sưng tấy. Khi bạn chườm lạnh vào vết thương, bạn nên giơ cả bàn tay và ngón tay lên trời.
3. Kiểm tra vị trí chấn thương trên tay
Nếu cơn đau nặng nhất là trong lòng bàn tay, hoặc nếu bất kỳ một khớp xương nào khác của bạn bị ảnh hưởng, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng sớm càng tốt.
4. Bảo đảm rằng lòng móng tay không bị chấn thương
Bạn có thể dễ dàng nhận biết nếu móng tay của bạn bị tách khỏi bề mặt da bằng cách tìm kiếm vết đen bên dưới móng tay. Sự đổi màu này là dấu hiệu cho thấy tình trạng tụ máu dưới móng tay, và bạn nên liên lạc với bác sĩ để xin lời khuyên về cách để giải quyết.
5. Tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về cách để loại bỏ lượng máu tích tụ bên dưới móng tay
Không nên cố gắng loại bỏ máu đông mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước. Tuy nhiên, nếu họ cho phép bạn thực hiện điều này, bạn có thể loại bỏ lượng máu tích tụ bên dưới móng tay bằng cách tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Bạn nên nhớ rửa sạch ngón tay trước khi và sau khi tiến hành quá trình này.
6. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cần
Trong nhiều trường hợp, tùy thuộc vào mức độ nghiên trọng của chấn thương, bạn có thể chỉ cần chườm đá lên tay và chờ cho tay tự chữa lành. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn đang gặp phải một trong các tình trạng sau:
– Không thể gập ngón tay – Chấn thương lòng móng tay – Chấn thương khớp hoặc xương lòng bàn tay – Gãy xương
» Xem thêm: Vết thương người cắn còn nguy hiểm hơn gấp trăm lần so với động vật cắn. Làm sao để xử lý khi bị ai đó “cạp”?
Nội Dung Khác
- Vết thương bị nhiễm trùng sẽ vô cùng nguy hiểm. Để đảm bảo an toàn cho tính mạng, hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
- Khi mua nhà cần phải xác định những yếu tố nào?
- Cách nhận biết và đối phó với trường hợp bị nhiễm trùng nghiêm trọng. Bạn đã biết chưa?
- Năm Đinh Dậu: Trong đêm Giao thừa có được cúng gà hay không?
- Phụ huynh nào cũng nên triệt để dạy trẻ cách nhận diện kẻ xấu để đảm bảo an toàn.
- Cần phải lưu ý vấn đề gì khi cha mẹ dắt trẻ đi tiêm phòng để an toàn?
- Phương pháp tạo lửa bằng cách dùng thấu kính hội tụ – Bí kíp sinh tồn 100% tạo ra lửa khi đi lạc
- Vì sao thang dây thoát hiểm nhà cao tầng TDTH03 có tính linh động cao?
- Tại sao phải sử dụng dây đai an toàn ES003
- Những thứ có thể “nuốt chửng” bạn trong rừng mà bạn không hề hay biết, đó là gì?
Từ khóa » Kẹp Ngón Tay Vào Cửa
-
Bị Dập Ngón Tay Phải Làm Sao để Sơ Cứu Nhanh? - Hello Bacsi
-
Các Bước Sơ Cứu Kịp Thời Khi Bị Kẹt Tay Vào Khe Cửa
-
BỊ KẸP TAY LÀM THẾ NÀO CHO ĐỠ ĐAU? | WELLBEING
-
Sơ Cứu Dập Móng Tay đúng Cách | Vinmec
-
Bác Sĩ ơi: Trẻ Bị Kẹt, Dập Tay Chân, Phải Sơ Cứu Thế Nào Cho đúng?
-
Cách để Đối Phó Với Cơn đau Khi Bị Kẹt Tay Vào Khe Cửa - WikiHow
-
Kẹp Tay Vào Cửa: Di Chứng ám ảnh Hơn Bạn Tưởng!
-
Hướng Dẫn Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Kẹt Tay Vào Cửa
-
Ngón Tay Bị Bầm Tím Do Kẹt Cửa, Xử Trí Như Thế Nào? - AloBacsi
-
Sơ Cứu Bé Bị Dập Ngón Tay, Ngón Chân - Bác Sỹ Nhi Khoa
-
Cách Xử Lý Khi Bị Kẹp Ngón Tay - Học Tốt
-
Kẹp Tay Vào Cánh Cửa - Hướng Dẫn Các Bước Sơ Cứu Khi Bị Kẹt ...
-
Bé 6 Tuổi Bị Kẹp Tay Vào Cánh Cửa, Tưởng Nhẹ Mà Nguy Hiểm Khó Lường
-
Bị Kẹt Tay Vào Cửa, Bé Gái 9 Tuổi Phải Cưa Ngón Tay Bà Nội Sơ Cứu Sai ...